(Jasi lang tapa sap Cam)
Ong Trần Thanh Toàn – akaok chi cục thủy lợi, Chánh văn phòng Ban tacei pato pacang caga bala meng langik tasik – daong duah urang njauk bala tỉnh Hậu Giang brei thau: urak ini độ mbak tagok glaong, hu rilo labik độ mbak daok di tanut meng 8 tal labaih 12 phần ribau, dut haong tukvak ini thun dahlau glaong jang 5-7 phần ribau; aia meng akaok halaw tuh trun jeng biar jang nan ye mbaok aia di dom kraong ribaong jeng biar jang meng 50 tal 70cm; nhiệt độ dut haong tukvak ini thun dahlaw jeng glaong jang. Piah pacang caga bruk aia mbak, tua riya pandiak bhang, dahlaw di nan, Hậu Giang hu buh tabiak labaih 67 tỷ đồng beik bahrau, paglaong veik, pasiam veik 120 binek thời vụ saong cống pacang mbak; kuac kuah labaih 70 ribaong pakat 2, pakat 3 di labik njauk tua riya pandiak bhang saong njaom mbak piah padang khik aia taba, pacang aia mbak njaom tame hamu, pacang khik siam vụ padai Đông Xuân saong Hè Thu. Ong Trần Thanh Toàn daok brei thau lac: “Văn phòng thường trực Ban tacei pato pacang caga bala meng langik tasik – daong duah urang njauk bala tỉnh tacei pato dom gah peih ngak siam bruk vận hành hệ thống dom công trình thủy lợi, caga kareik peih pabah mbrong, oh caik ka mbak nyu nyaom tame hamu, pachreih bhap bani pataom khik aia taba piah pandar, piah pala drak,pabak ginup dalam tukvak mbak rah tabiak”.
Dahlau di nan tui kuhria, meyah langik tasik rah tabiak dalam kan kandah, Hậu Giang hu jaik 28.000 ha tal 34.000 ha vụ Đông Xuân saong Hè Thu di dom huyện Châu Thành, Châu Thành A, sa binah di huyện Phụng Hiệp, Vị Thủy saong bal sit Ngã Bảy gaok kan kandah kayua tua riya pandiak bhang. Langiu di nan, hu jaik 12.000 ha tal 16.000 ha vụ Đông Xuân saong Hè Thu di dom huyện Long Mỹ, bal sit Long Mỹ, bal sit Vị Thanh saong sa binah di huyện Vị Thủy, Phụng Hiệp gaok kan kandah kayua njaom ia mbak.
Kuhria mboh dahlau bruk nan, nan ye dahlau di tuk bilan thu mai tal, rilo puk palei dalam tỉnh hu peih ngak rilo jalan piah pacang caga tua riya pandiak bhang, njaom mbak. Ong Nguyễn Thế Tự - Phaok akaok jabat Ngak nong saong patagok palei pala huyện Phụng Hiệp brei thau: “Ngan haong huyện Phụng Hiệp ye bhian tui iek bruk thủy văn saong brei urang jakar yaok harei nao duk độ mbak piah pataom mek thong tin piah khan brei ka dom xã, bal sit dalam huyện jeng yau mikva thau; pathram ka mikva dalam dom mbang nyaom biai pak xã, bal sit piah paglaong akaok saneng ka mikva dalam bruk pacang caga pandiak bhang, ia mbak”.
Meng hu peih tabiak rilo jalan ngak nan ye tal urak ini, mbak oh pambak tal bruk pala drak, ngak mbang ngak huak yaok harei di mikva dalam tỉnh. Tui kuhria mboh, urak ini labaih 78 ribau ha padai Đông xuân di Hậu Giang oh njauk hagait meng tua riya pandiak bhang, njaom mbak saong hu yuak jaik abih. Bruk njauk biai nan lac, meng pataom tame pathau khan praong dalam dom jalan ngak pacang caga tua riya pandiak bhang, njaom mbak nan ye dalam tukvak tapa urang nong di Hậu Giang hu pataom khik aia taba dalam danao, dalam ribaong piah pala drak, abih di nyu nan lac pandar piah pruh ka njam patam, bein phun mbang baoh. Urang nong Nguyễn Văn Se daok di xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ brei thau: “Meng thau kuac kuah ribaong ka nyu dalam piah drei pataom khik rilo aia tuk aia mbak dui atah drei hu ginup aia piah pruh ka phun kruac bhung kayua phun kruac bhung oh takre aia mbak. Tuk aia prong tame ye drei khik veik, daok huac aia mbak ye drei kreik pabah mbraong veik oh brei ka aia nyu tame tabiak. Pataom caik aia dalam ribaong yau ini, pandar hu jaik 2 bilan oh huac kurang aia”.
Bhum taneran kraong CL daok tame tabung glaong di bilan thu. Tui kuhria mboh dahlau ye bruk tua riya pandiak bhang, njaom mbak dalam tukvak anak tal daok khang jang, kan si thau dahlau. Yau nan min, ngan haong ilamu saong bruk thau pacang caga, Hậu Giang kham merat oh caik ka tua riya pandiak bhang ngak kan kandah tal rai diuk jeng yau bruk ngak mbang pala drak di bhap bani./.
Hậu Giang: Triển khai nhiều giải pháp để ngăn mặn, tích trữ nguồn nước ngọt
Trước tình hình hạn, xâm nhập mặn đang diễn biến phức tạp ở ĐBSCL, tỉnh Hậu Giang đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để ngăn mặn, tích trữ nguồn nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất của người dân. Nhờ vậy từ đầu mùa khô cho đến nay, người dân trên địa bàn tỉnh chưa có thiệt hại do hạn, mặn gây ra. Bài viết của Tấn Phong- phóng viên Đài TNVN tại ĐBSCL.
Ông Trần Thanh Toàn- chi cục trưởng chi cục thủy lợi, Chánh văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang cho biết: Hiện nay độ mặn tăng khá cao, có nhiều nơi độ mặn luôn dao động ở mức từ 8 đến hơn 12 phần ngàn, so với cùng kỳ năm ngoái cao hơn 5-7 phần ngàn; lưu lượng nước từ thượng nguồn đổ về cũng thấp hơn nên mực nước ở các kênh rạch cũng thấp hơn từ 50 đến 70cm; nhiệt độ so với cùng kỳ cũng cao hơn. Để ứng phó với tình hình hạn, mặn trước đó, Hậu Giang đã đầu tư hơn 67 tỷ đồng đắp mới, nâng cấp, sửa chữa 120 đập thời vụ và cống ngăn mặn; nạo vét hơn 70 tuyến kênh cấp 2, cấp 3 ở vùng bị hạn và xâm nhập mặn nhằm trữ nước ngọt, ngăn nước mặn xâm nhập lên đồng, bảo vệ tốt vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu. Ông Trần Thanh Toàn cho biết thêm: “ Thì Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chỉ đạo các bộ phận chuyên môn vận hành hệ thống các công trình thủy lợi sẳn sàng đóng mở cửa cống, tuyện đối không cho mặn xâm nhập vào nội đồng, khuyến cáo người dân trữ nước ngọt phục vụ cho công tác sản xuất, sinh hoạt để đảm bảo trong thời gian mặn diễn ra”.
Trước đó theo dự báo, nếu thời tiết diễn biến phức tạp, Hậu Giang có khoảng 28.000 ha đến 34.000 ha vụ Đông Xuân và Hè Thu ở các huyện Châu Thành, Châu Thành A, một phần của huyện Phụng Hiệp, Vị Thủy và thị xã Ngã Bảy bị ảnh hưởng hạn. Bên cạnh đó, có khoảng 12.000 ha đến 16.000 ha vụ Đông Xuân và Hè Thu ở các huyện Long Mỹ, thị xã Long Mỹ, thành phố Vị Thanh và một phần huyện Vị Thủy, Phụng Hiệp bị ảnh hưởng xâm nhập mặn.
Nắm bắt tình hình trên nên trước khi mùa khô đến, nhiều địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp ứng phó với hạn, mặn. Ông Nguyễn Thế Tự- Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp cho biết: “ Đối với huyện Phụng Hiệp thì theo dõi hiện tượng thủy văn thường xuyên và phân công coi như hàng ngày đo độ mặn để cập nhật thông tin để phổ biến cho các xã, thị trấn trong huyện cũng như thông tin đến bà con; tập huấn cho bà con trong những cuộc họp xã, thị trấn để nâng cao ý thức của bà con trong công tác phòng chống hạn , mặn”.
Nhờ chủ động triển khai nhiều giải pháp nên đến thời điểm này hạn, mặn không ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sinh hoạt của người dân trong tỉnh. Theo thống kê, hiện hơn 78 ngàn ha lúa Đông xuân ở Hậu Giang không bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn và đã thu hoạch gần dứt điểm. Đặc biệt, nhờ tập trung tuyên truyền sâu rộng các biện pháp ứng phó với hạn, mặn nên trong thời gian qua nông dân ở Hậu Giang đã chủ động tích trữ nước ngọt trong ao, mương để phục vụ sản xuất, đặc biệt là sử dụng tưới cho rau màu,vườn cây ăn trái. Nông dân Nguyễn Văn Se ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ cho biết: “ Thì chủ động mình vét mương cho sâu đặng mình tích được nhiều nước khi nước mặn kéo dài mình có đủ nước mình tưới cho bưởi vì cây bưởi nó không chịu nước mặn. Khi nước lớn vô thì mình giữ lại, còn sợ nước mặn thì mình buột bọng lại không cho nó ra vô. Tích nước trong mương như vầy thì xài khoảng 2 tháng nước vẫn bình thường không thiếu nước”.
ĐBSCL đang ở cao điểm của mùa khô. Theo nhận định tình hình khô hạn, xâm nhập mặn trong thời gian tới còn diễn biến phức tạp, khó lường. Tuy nhiên, với kinh nghiệm và sự chủ động trong ứng phó, Hậu Giang quyết tâm không để hạn, mặn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân./.
Viết bình luận