Mbang menyum lac sa dalam dom bruk praong oh kurang hu di anek menuac. Ngan saong bhap bini Cam, oh lac sangka tal bruk mbang trei bo daok brei mboh ilamu ndom puac, daok dang saong hatung hatai jalan diukrai di yaok anek menuac.
Dalam var mbang yaok harei, taong abih urang Cam jeng lang ciu tui gah Đông - Tây labik hu ginup ia harei. Mbang menyum di labik sup palup lac mbang menyum haong but khamot nan ye urang Cam oh ngak yau nan. Pandap mbang hu caik di talam salao saong daok la meng urang praong tal anek naih sit piah brei mboh hatai iek praong ong, muk, amaik, ame … saong tui urang Cam, talam-salao lac mbaok haluk saong dom pandap mbang lac dom janih caih, mebaoh.
Min urang kumei yau ye amaik, sa-ai kumei bhian daok jaik gaok gam huak, gam chaok pandap mbang brei abih gauk. Dalam tuk mbang menyum, oh brei kamlah gauk, oh caik ka lisei laik trun haluk. Urang Cam sahneng lac, yaok asar lisei lac rup saong suan di Po yang Si – lac yang padai brah. Ong Thiên Sanh Quận, akaok mbang adat cambat palei Hiếu Thiện, xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận lac: "Dom quy tắc ứng xử nan dalam adat cambat hu meng lavik mai ceik veik. Anek taco brei ngak tui"
Daok dalam var mbang huak harei rija, roya, ndam likhah, ndam metai ye urang Cam pan catang tui hukum agama. Tui nan, lac urang Ahier, atau Awal, atau Islam bo urang Cam hu jalan rami ramik pandap mbang karei di gauk. Meyah lac ndam metai di urang Ahier atau Awal ye ramik pandap mbang tui gah Bắc - Nam, daok dom ndam karei yau ye ndam lakhah atau paling yang, urang ramik pandap mbang tui gah Đông - Tây. Dom halau janeng di dua agama nan tuk ieu yang, abih janih pandap mbang, menyum paling yang hu caik di angaok talam salao glaong takai hu tauk hala patei, ieu lac salao takai. PGS, TS Thành Phần, - Giám đốc Pasak roh duah Việt Nam – Đông Nam Á langyah lac: " Urak ni meng rai duik , quan hệ xã hội… di dom adat cambat di urang Cam, dom urang halau janeng hu angan je dalam bhap bini …"
Urang Cam Ahier ramik pandap mbang angaok salao brei ka 2 tau 4 urang mbang, daok urang Cam Awal tok ramik salao brei ka dom urang praong thun atau dom halau janeng daok di gah angaok glaong, dom urang karei ye ramik panyin caik angaok ciu.
Bruk daok la mbang dalam dom adat cambat, dom halau janeng daok la Jaoh maiy – lac vak dua gah takai nao gah likuk, saong dahlau di tuk mbang taong abih gauk brei kaik asar sara, ngak adat likau saong puac meroi dalam pabah. Ngan saong urang likei Cam huak lisei di labik ngak ndam jeng yau di sang jeng daok la tah khanal, daok urang kumei ye daok lac vak jaong. Nan lac bruk daok la bo urang Cam njauk ngak tui.
Di dom ndam…abih gauk hu mbang tuk salao gah angaok hu pan gai duh tagok. Bruk njauk caik hatai nan lac di ndam halei, urang likei jeng hu mbang dahlau urang kumei. Daok dalam ndam lakhah, dua diuk pasang bahrau hu mbang sa talam haong gauk hu rilo pandap mbang, brei mboh bruk abih hatai anit ranam gauk. Amuk Thị Chín daok di palei Phước Lập, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận brei thau: "Oh lac langiu di rai duik meng dalam tuk harei rija roya. Pandap alin bo dalam harei rija roya… "
Harei ini, yaom lac xã hội hu salih karei min bruk ndom puac daok dang dalam mbang menyum di bhap bini Cam jeng daok hu khik ramik saong ngak tui. Kayua ini lac ilamu ndung bac adat cambat di urang Cam Nam bộ./.
Văn hóa ẩm thực của người Chăm
Thưa quý vị và các bạn! Nhắc đến văn hóa dân tộc Chăm, lâu nay chúng ta thường nghĩ đến các cụm tháp Chăm nằm dọc dải đất miền Trung nắng gió, quen thuộc lễ hội Katê đầy sắc màu, hay các điệu múa Apsara huyền ảo mà say đắm. Không chỉ thế, người Chăm cũng đang sở hữu những nét đẹp trong văn hóa ẩm thực rất phong phú và độc đáo.
Ăn uống là một trong những nhu cầu thiết yếu nhất của con người. Đối với đồng bào Chăm không chỉ quan tâm đến việc ăn no mà còn phải thể hiện nét đẹp văn hóa ứng xử, tôn giáo và tính cách của mỗi người.
Trong bữa ăn hàng ngày, tất cả người Chăm đều phải trải chiếu theo chiều Đông - Tây nơi có đầy đủ ánh sáng. Ăn uống nơi bóng tối là ăn uống cùng với ma quỷ nên họ kiêng kỵ. Thức ăn được dọn trên mâm và ngồi theo thứ bậc trong gia đình để tỏ lòng tôn kính ông bà, cha, mẹ…đồng thời theo người Chăm, cái mâm là mặt đất còn các món ăn là muôn loài sinh xôi nảy nở.
Tuy nhiên, người phụ nữ như mẹ, chị thường ngồi gần nồi vừa ăn vừa múc bổ sung thức ăn cho mọi người. Trong khi ăn uống, không được cãi nhau, không để cơm rơi vãi xuống đất. Người Chăm quan niệm, mỗi hạt cơm là thân xác và linh hồn của Po yang Si - thần lúa gạo. Ông Thiên Sanh Quận, Trưởng ban phong tục thôn Hiếu Thiện, xã Phước Ninh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận nói: "Những quy tắc ứng xử trên đây trong phong tục tập quán có từ ngày xưa. Con cháu lớn lên cứ thấy đó tiếp tục làm theo từ đời này sang đời sau. Đó cũng là thể hiện tấm lòng tôn kính, văn hóa tín ngưỡng của mình vào những điều tâm linh trong cộng đồng."
Còn trong bữa ăn ở lễ tết cổ truyền, đám cưới, đám ma thì người Chăm tuân theo tính chất tôn giáo rất nghiêm ngặt. Cụ thể là tùy theo đạo giáo Bàlamôn hay Bàni, Hồi giáo mà người Chăm có cách dọn ăn khác nhau. Nếu là đám tang ở cả hai đạo giáo dọn ăn theo chiều Bắc - Nam, còn nếu là các đám khác như đám cưới, hoặc lễ cúng thần thánh, họ dọn ăn theo chiều Đông - Tây. Các vị chức sắc ở hai đạo giáo khi tham gia cúng kính, mọi lễ vật gồm các món ăn, uống được dọn trên mâm cao chân có lót lá chuối, gọi là salaw takai. Theo PGS, TS Thành Phần, - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam – Đông Nam Á giải thích: " Trong thực tế, từ cuộc sống, quan hệ xã hội… tại các nghi lễ của đồng bào Chăm, những vị chức sắc - những người đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt tôn giáo, cộng đồng thường được ngồi ăn mâm cao, được mời dùng bữa trước, bởi lẽ đó là những người có hiểu biết rộng, tiếng nói của họ có uy tín trong cộng đồng. "
Người Chăm Bàlamôn dọn thức ăn trên mâm cho hai hoặc bốn người, còn người Chăm Bàni chỉ dọn mâm cho các vị cao niên hoặc chức sắc ngồi trên cùng, những người còn lại thì dọn chén đãi đặt trên mặt chiếu.
Về tư thế ngồi ăn tại các lễ nghi, các vị chức sắc ngồi Jaoh maiy - kiểu chéo hai chân cùng chiều ra phía sau, và trước khi dùng tất cả đều cắn hạt muối và thực hiện nghi thức xin phép đọc lời niệm thầm trong miệng.Với người đàn ông Chăm dùng cơm nơi đình đám cũng như ở nhà đều cùng tư thế ngồi xếp bằng, còn người phụ nữ tư thế duỗi chéo. Đó là tư thế chuẩn mực và bắt buộc người Chăm phải thực hiện.
Tại các lễ nghi, đám tiệc… mọi người được ăn khi mâm trên cùng đã cầm đũa lên. Điều đáng lưu ý là bất kỳ ở đám nào, người đàn ông, con trai cũng được ăn uống trước phụ nữ. Riêng trong lễ cưới hai vợ chồng son được cùng ăn trên một cái mâm với nhiều thức ăn thể hiện sự chung thủy, gắn bó. Bà Thị Chín ở thôn Phước Lập, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận cho hay: "Không chỉ ngoài đời ngay trong lễ cúng kính, tết ông bà chúng tôi cũng mời những người đàn ông đã khuất trước đàn bà sau…Lễ vật cúng nhà làng trong ngày tết cũng vậy, đàn ông một bên, đàn bà một bên."
Ngày nay, dù xã hội đã thay đổi nhưng cách cử xử trong ăn uống của đồng bào Chăm vẫn luôn được gìn giữ và thực hiện. Bởi đây chính là nét văn hóa đậm chất tôn giáo của cộng đồng người Chăm Nam bộ./.
Aí Nghiêm -VOV TPHCM
Viết bình luận