Inem krung mbaik mbaok kayua khik ramik
Thứ năm, 00:00, 11/07/2019 hanipha hanipha
Pathau mik va song tong abih gauk: Tui yaok pataom oh ka ginup abih, Việt Nam urak ini labaih 40.000 inem mek, dalam nan hu jaik 10.000 inem mek pakat tỉnh, bal; 3.491 inem mek pakat negar, 105 inem mek pakat negar biak karei; 164 drap ar negar. Bruk parabha pakat khik iek di karja ngan haong inem mek sajarah, kiến trúc, ilamo hu rilo tỉnh, ban peih ngak meng lavik mai. Hu dom labik, bruk khik caga, pasiam veik inem mek hu ngak biak tani tanat,mek hu rilo siam mekre. Min jeng hu oh takik inem mek daok salih karei oh njauk mbaok meta di nyu meng bruk pasiam veik. Kadha vak di Mai An angaok harak báo Sài Gòn Giải Phóng brei thau ka bruk njuak duh hatai ini:

  Rilo danak dak pakat negar ka ilamo saong danak dak cak rok patagok ilamo hu daong tapak ka dom tỉnh, ban pacang mbaih mbaoh saong pasiam veik rilo inem mek. Min dom bruk eng drei pasiam veik, oh ngak njuak tui Hukum Inem mek jeng daok lac kadha pandiak. Dom pandik harao ka bruk pasiam veik, ngak brei inem mek yaok rituh thun umo jeng sa thun umo oh ka gindang trun ye hadei di nan, mehit ka bruk lih mek inem mek bomon Cam ribau thun di Bình Định, blaoh bruk ngak bahrau cổng tam quan di baha yao klak  Bối Khê (Hà Nội) sa mbang daok ngak ka manuac sia duh hatai. Bruk baha Lương Xá, baoh baha labaih 300 thun di Ứng Hòa (Hà Nội) njauk yah klaak piah ngak bahrau. Blaoh di bilan 4 meng bloh, bruk urang dang akaok baha Bối Khê eng drei padang ngak bahrau cổng tam quan, baha Văn Xá sơn bhong tanjak… sa mbang tra brei mboh bruk oh siam lagaih di xã hội hóa dalam bruk pasiam veik inem  mek jeng yau bruk parabha pakat khik iek inem mek di puk palei. 

Bruk nan hu ndom lac kayua urang ngak bruk ilamo di phường, xã kayua karja puk palei brei bruk, oh hu  quy hoạch pato pakai meng dahlau. Bruk khik iek dom inem mek tuk hu parabha pakat ka puk palei ye pambak tame biak rilo dom urang ngak bruk ilamo di puk palei saong karja pak nan.

Brei thau ka dom tavak tave ini, Phaok akaok Cục Inem mek ilamo Trần Thành ndom lac: “Biak di nyu, di rilo puk palei urang jakar hu ilamu dalam ka bruk khik iek inem mek biak takik. Piah pasiam veik, Cục Di sản jeng yau Jabat Khik iek inem mek di dom tỉnh, bal bhian peih dom tal pato pathram, pathau khan piah paglaong ilamu, hatai saneng ka urang jarka saong bhap bani puk palei hu brei bruk khik iek tapak inem mek. Min biak damen lac, dom bruk lih mek ngak khut ienm mek rah tabiak jaik di ini oh njuak lac kayua ilamu urang jakar biar bo kayua dom urang ini pik meta brei tapa, oh ngak tui dom văn bản adat hukum ka bruk khik iek inem krung. Bruk padang ngak công trình angaok ceik Cái Hạ (Tràng An, Ninh Bình); padang ngak tam quan baha Bổ Đà (Bắc Ninh)… nan lac dom bruk pagap yau nan”.

Urang ini jeng ndom lac, bruk parabha pakat khik iek inem mek mai ka puk palei lac bruk njuak ngak saong kadha ba tabiak ka bruk khik ramik saong patagok yaom glaong inem mek lac njauk mong iek catang bruk peih ngak tui dom văn bản adat hukum gah khik iek inem mek di dom puk palei”.

Kiến trúc sư Lý Trực Dũng, urang hu mbaok tame rilo công trình pasiam veik inem mek, brei thau: “pasiam veik inem mek oh njuak lac bruk mbuan. Ini lac sa kadha kan, oh lac haong sa urang halei bo daok lac biak rilo negar angaok dunya. Njuak ba tabiak panuac sua tangi ngan haong thái độ nghiêm túc ka yaom glaong inem mek. Meyah oh oh hu sajarah ye taneh aia oh hu hagait”.

Njuak padang jalan ngak, padang đề án, buh jien tame pasiam veik dom inem mek sajarah – ilamo, patagok đầu tư brei ka bruk khik ramik inem mek. Hu jalan pok meyaom dom kapul nyaom, menuac urang hu rik daong rilo dalam bruk khik tamik inem mek. Taphia di nan, kaoh catang dom urang, kapul nyaom caik rah tabiak dom khut khat, sal;ih karei dalam bruk pasiam veik, khik ramik inem mek./.

 

Di tích méo mó vì bảo tồn

 

               Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam hiện có trên 40.000 di tích đã được kiểm kê; trong đó có gần 10.000 di tích xếp hạng cấp tỉnh, thành phố; 3.491 di tích quốc gia, 105 di tích quốc gia đặc biệt; 164 bảo vật quốc gia. Công tác phân cấp quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử, kiến trúc, văn hóa đã được nhiều địa phương triển khai từ sớm. Một số nơi,  hoạt động bảo vệ, trùng tu di tích được tiến hành nghiêm cẩn, thu được kết quả khả quan. Tuy nhiên, đã có không ít di tích méo mó, biến dạng, thậm chí thay đổi hẳn so với nguyên bản ban đầu. Bài của mai An đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng nêu thực trạng đáng buồn nói trên:

          Nhiều chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa và chương trình mục tiêu phát triển văn hóa đã hỗ trợ trực tiếp cho các địa phương chống xuống cấp và tu bổ nhiều di tích. Song những vụ việc tự ý tu bổ, tôn tạo, không tuân thủ Luật Di sản vẫn là vấn đề nóng. Những bài học đau xót về tu bổ, biến di tích hàng trăm năm tuổi thành một năm tuổi chưa kịp lắng thì sau đó, thông tin về việc xâm hại di tích tháp Chăm ngàn năm tuổi ở Bình Định, rồi chuyện làm mới cổng tam quan ở chùa cổ Bối Khê (Hà Nội) lại một lần nữa khiến dư luận ngỡ ngàng. Việc  đình Lương Xá, ngôi đình 300 tuổi ở Ứng Hòa (Hà Nội) lại bị xóa sổ bởi tu bổ, xây mới. Rồi ngay tháng 4 vừa rồi, vụ việc trụ trì chùa Bối Khê tùy tiện xây mới cổng tam quan, đình Văn Xá quét sơn đỏ chói… đã một lần nữa khơi lại những nghi ngờ về hiệu quả của xã hội hóa trong tu bổ, tôn tạo di tích cũng như công tác phân cấp quản lý di tích ở địa phương.

Nguyên nhân được chỉ ra là đội ngũ làm công tác này hiện thiếu người có năng lực và dư thừa người không có chuyên môn. Việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng con người để vừa tinh giản được số lượng, vừa tăng hiệu suất công việc đang được triển khai nhưng chưa đem lại hiệu quả rõ rệt.

Thực tế, hiện nay người làm công tác văn hóa ở phường, xã do chính quyền địa phương chỉ định, hầu như không được quy hoạch đào tạo từ trước. Việc quản lý các di tích khi đã phân cấp cho cơ sở lại phụ thuộc rất lớn vào những người làm công tác văn hóa cơ sở và chính quyền sở tại.

Chia sẻ về vướng mắc này, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Trần Thành nhận định: “Thực tế, ở nhiều địa phương cán bộ có chuyên môn sâu về quản lý di sản khá hiếm. Để khắc phục, Cục Di sản cũng như Phòng Quản lý di sản ở các tỉnh, thành phố thường xuyên mở các lớp tập huấn, tuyên truyền nhằm nâng cao kiến thức, nhận thức cho cán bộ và người dân địa phương trực tiếp trông nom di tích. Nhưng đáng tiếc, những vụ việc xâm hại di tích xảy ra gần đây không phải do năng lực cán bộ yếu mà do họ cố tình phớt lờ, không thực thi các văn bản pháp luật về quản lý di tích, di sản. Việc xây dựng công trình trên núi Cái Hạ (Tràng An, Ninh Bình); xây dựng tam quan chùa Bổ Đà (Bắc Ninh)… là những ví dụ”.

Vị này cũng cho rằng, việc phân cấp quản lý di tích về địa phương là cần thiết và bài toán đặt ra đối với công tác gìn giữ và phát huy giá trị di sản là cần phải nghiêm túc xem xét việc thực thi các văn bản pháp luật về quản lý di tích ở các địa phương”.

Kiến trúc sư Lý Trực Dũng, người đã tham gia vào nhiều công trình trùng tu, tôn tạo di tích, nhận định: “Trùng tu di tích chưa bao giờ là việc đơn giản. Đây là một bài toán khó, không chỉ với một cá nhân nào mà còn rất nhiều nước trên thế giới. Phải đặt ra câu hỏi với thái độ nghiêm túc về giá trị di tích. Nếu không có lịch sử thì đất nước không có gì”.

Cần xây dựng kế hoạch, đề án, đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, tăng cường đầu tư cho bảo tồn di tích. Có hình thức khen thưởng xứng đáng đối với tổ chức, cá nhân đóng góp tích cực trong công tác bảo tồn di sản. Bên cạnh đó, kỷ luật nghiêm cá nhân, tập thể để xảy ra những “thảm họa” trong công tác tu bổ, bảo tồn di tích./.

 

 

hanipha
Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC