Jak tah glai mek taneh -Kan kandah tal bruk khik iek glai
Thứ hai, 00:00, 03/06/2019 Bhumi Bhumi
Dom thun jaik ini, tuk yaom taneh riya tagok glaong, bruk bhap bini kurang taneh pala drak biak rilo jeng lac tuk bruk jah tak glai lih meh taneh di Tây Nguyên dak harei dak khang.

Bruk labaih 10 ha glai thông 3 hala di huyện Lâm Hà ( Lâm Đồng) bahrau ini njauk urang ngak brei metai thu yau ye panuac khan brei thau ka bruk palai pajoa glai, lih mek taneh. Pametai glai thông hu rah tabiak rilo di Lâm Đồng dalam dom thun tapa, min praong yau meng bloh nan, lac bruk oh ka mboh, oh ka hu.

 

Dom phun thông metai thu, min oh pajaleih piah mek kayau bo tapa bruk ngak nan piah lih mek taneh glai pala njam patam, baoh kraoh, cà phê. Bruk pametai glai thông  nan jeng lac bruk biak njauk menyai. Kol nyu pandar “khoan di động” ngak jeng dom gilaong sit angaok phun bloh tuh jru halak tame, lavik lavik harei phun nyu metai. Tal tuk hala salih sambo meng hijao tapa thu layau, gah chức năng meng mboh saong oh thau urang halei ngak. Dom bruk pametai glai thông jeng rah tabiak di labik glai daok jaik bein di bhap bini, takik ye dom phun, daok meyah rilo ye tagok tal yaok pluh ha glai.

 

Ong Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Sở Ngak nong saong Patagok palei pala tỉnh Lâm Đồng khan lac, dom thun tapa, bruk palai pajoa glai di Lâm Đồng takik jang min dom bruk palai pajoa glai oh hu pô daok pak nan hu biak rilo jang, dom bruk nan rilo meng lac palai pajoa glai piah meblah mek taneh pablei veik, hu yaom jang biak rilo. Meyah dom bruk palai pajoa glai yau nan oh hu langyah tal labik tal dhoa yau urak ini, biak kan piah khik caga glai hu khang kajap.

 

Di Đắk Nông, dalam 4 bilan akaok thun 2019 hu 143 bruk jah tak, palai pajoa glai, dalam nan rilo meng lac jah tak glai piah mek taneh ngak puh. Tui dom urang dang akaok Sở ngak nong saong patagok palei pala di tỉnh ini, bruk jah tak, palai pajoa glai yaom lac trun takik min piah pacang cakak saong khởi tố hình sự lac biak kan.

 

Dreih yau nan, dalam dom bilan akaok thun 2019, gah chức năng tỉnh Gia Lai hu xử lý hình sự 24 bruk pambuak tal lih mek taneh glai. Ong Nguyễn Nhĩ, Phó Giám đốc Sở ngak nong saong patagok palei pala  tỉnh Gia Lai ndom lac, bruk khik caga glai urak ini oh ka lagaih, abih di nyu nan lac di bhum atah bayah, bhum hu takik menuac sia, glai biak mbuan njauk urang jah tak. Dalam tuk nan, bruk menuac sia dak harei dak rilo, di cư tự do tamuh tabiak jeng ngak ka bruk jah tak glai meblah mek taneh pala drak dak harei dak rilo, ngak brei catang jang bruk khik iek glai di gah chức năng.

 

Tui kuhria mboh di Tổng cục Lâm nghiệp, di bhum Tây Nguyên dalam 2 thun 2017 saong 2018 hu labaih 1.800 bruk jah tak glai suan hukum, dalam nan hu labaih 1.200 bruk jah tak glai mek taneh ngak puh, palai pajoa labaih 700 ha glai dom janih. Kuhria dalam 4 bilan akaok thun 2019, gah chức năng dom tỉnh Tây Nguyên mboh hu jaik 200 bruk palai pajoa glai piah mek taneh pala drak.

 

Tui ong Hà Công Tuấn - Thứ trưởng thường trực Mintri ngak nong saong patagok palei, dalam Đề án khik caga, pasiam veik saong patagok glai khang kajap bhum Tây Nguyên hu Thủ tướng Rajaei phê duyệt jeng hu rilo jalan ngak piah pacang cakak bruk jah tak glai mek taneh pala drak. Min jalan ngak praong lac meng gha, langyah bruk “di dân tự do” di Tây Nguyên tui njauk adat hukum piah pacang cakak bruk lih mek taneh pala drak. Gam saong nan, brei langyah catang urang ngak suan, abih di nyu nan lac dom urang pan akaok pagam pambak tame  bruk bhap bini oh hu taneh pala drak piah jah tak glai, ngak jeng labik pandiak ka palao pajoa glai mek taneh di Tây Nguyên./.

 

Phá rừng chiếm đất - Thách thức trong quản lý rừng Tây Nguyên

 

            Những năm gần đây, khi giá bất động sản tăng lên chóng mặt, việc người dân thiếu đất sản xuất tăng cao cũng là lúc tình trạng phá rừng chiếm đất ở Tây Nguyên ngày càng nóng bỏng. Bài của Nguyễn Dũng đăng trên báo Tin tức của Thông tấn xã Việt Nam phản ánh thực trạng nhức nhối này:

         Vụ việc hơn 10 ha rừng thông ba lá ở huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) mới đây bị “đầu độc” chết khô là một hồi chuông báo động về vấn nạn phá rừng chiếm đất. Đầu độc rừng thông đã xảy ra rất nhiều ở Lâm Đồng trong suốt những năm qua, nhưng với quy mô lớn như vừa rồi thì hầu như chưa có tiền lệ.

          Các cây thông chết khô, nhưng không bị triệt hạ để lấy gỗ mà mục đích chính của việc hạ độc này là nhằm lấn chiếm đất rừng để trồng hoa màu, cà phê.Thủ đoạn của các đối tượng hạ độc rừng thông cũng hết sức tinh vi. Các đối tượng này dùng khoan di động tạo các lỗ nhỏ trên thân cây rồi đổ thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ vào để cây chết từ từ. Hầu như đến khi cây chuyển lá màu xanh sang héo úa, cơ quan chức năng mới phát hiện và không xác định được thủ phạm. Đa số các vụ đầu độc thông rừng đều xảy ra ở khu vực giáp ranh giữa vườn sản xuất của người dân và đất rừng, ít thì vài cây, nhiều thì lên đến cả chục ha rừng.



       Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng thừa nhận, những năm qua số vụ phá rừng ở Lâm Đồng có giảm nhưng số vụ phá rừng vắng chủ lại tăng lên đáng kể, chủ yếu các vụ việc này do đối tượng phá rừng để chiếm đất bán lại, có giá trị hơn nhiều. Nếu những vụ phá rừng vắng chủ không được giải quyết dứt điểm như hiện nay sẽ khó mà bảo vệ rừng bền vững.

Tại Đắk Nông, trong 4 tháng đầu năm 2019 đã xảy ra 143 vụ phá rừng trái phép; trong đó, đa phần là những vụ phá rừng chiếm đất làm nương rẫy. Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh này, tình trạng phá rừng tuy giảm về số vụ nhưng để ngăn chặn và khởi tố hình sự lại vô cùng khó.

Tương tự, trong những tháng đầu năm 2019, cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai đã xử lý hình sự 24 vụ việc liên quan đến lấn chiếm đất rừng. Ông Nguyễn Nhĩ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho rằng, việc bảo vệ rừng hiện nay như một bức tranh màu xám, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, ít dân cư, rừng rất dễ bị triệt hạ. Trong khi đó, tình trạng dân số tăng, dân di cư tự do bùng phát cũng khiến tình trạng phá rừng chiếm đất sản xuất ngày một phức tạp, làm gia tăng áp lực bảo vệ rừng của lực lượng chức năng.




Theo thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, toàn khu vực Tây Nguyên trong 2 năm 2017 và 2018 đã xảy ra hơn 1.800 vụ phá rừng trái phép; trong đó có trên 1.200 vụ phá rừng chiếm đất làm nương rẫy gây thiệt hại hơn 700 ha rừng các loại. Riêng trong 4 tháng đầu năm 2019, cơ quan chức năng các tỉnh Tây Nguyên đã phát hiện gần 200 vụ phá rừng với mục đích lấn chiếm làm đất sản xuất.

Theo Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn, trong Đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng có nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng chiếm đất sản xuất. Tuy nhiên, giải pháp căn cơ phải từ gốc, giải quyết hệ lụy từ di dân tự do ở Tây Nguyên theo đúng pháp luật để ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất sản xuất. Đồng thời, phải xử lý nghiêm người có hành vi vi phạm, nhất là những đối tượng cầm đầu lợi dụng người dân không có đất sản xuất để tổ chức phá rừng, tạo ra điểm nóng về phá rừng chiếm đất ở Tây Nguyên./.

Bhumi
Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC