Jalan dhuan Ban raya HCM jiak tal tabung glong?
Thứ ba, 00:00, 04/06/2019 Bhumi Bhumi

Jaik 1 bilan mai ini, jalan  dhuan Ban raya HCM tuk halei jeng gar trak. Dom jalan praong yau jalan Cách Mạng Tháng 8, Nguyễn Thị Minh Khai, Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu, Nam Kỳ Khởi Nghĩa yaom lac oh tame tukvak tabung glaong min bak radaih.

 Radaih tagok biak rilo, nao mai kan kandah, megei nao hasit hasit. Dom canah 4 jalan tuk halei jeng hu cảnh sát giao thông tui iek, ba jalan, min radaih biak rilo nan ye nao mai oh hu lagaih jang hadom.

  Jalan Nguyễn Đình Chiểu, Trần Quốc Thảo (Q.3), dahlau diah nao mai mbuan lagaih, radaih tok hu rilo hasit tuk biar harei sup urang abih maong ngak bruk min urak ini gam gam gar jalan. O to dak tui talei meng canah pak Nguyễn Đình Chiểu - Trương Định tal Cao Thắng.

          Anak bruk gar jalan dak harei dak tagok, bahrau ini, gah CSGT Ban raya saong dom gah chức năng hu parabha gauk khik iek piah pasiam 7 labik bhian gar jalan khang di ban raya. Tapa 45 harei peih ngak, bruk gar jalan di dom labik hu rilo radaih nao mai hu trun hasit. Yau nan min, tui dom chuyên gia, bruk ini tok lac di anak meta, oh langyah hu suai lavik.

 

TS Huỳnh Thế Du, gru pato gah chính sách công – Sang bac đại học Fulbright mboh lac, kayua bruk nao mai dak harei dak rilo, dalam tuk jalan mbak oh ka pabak hu, bruk nao mai angaok jalan di Ban raya HCM daok tal tuk gar jalan saong tok hu dom radaih tra jeng meda ba tal gar jalan khang. Tuk tal tanut ini,  bruk gar jalan meda tagok biak samar, tok hu sa sruh radaih patuh tra meda jhul bruk gar jalan tagok 10 mbang, oh lac tagok 2 - 3 mbang tui kuhria.

  Piah langyah bruk gar radaih di Ban raya HCM, rilo chuyên gia mboh lac njauk patagok Ban raya tui jalan hu rilo pasak piah  dui bhap bini pa-atah tabiak. Min tui TS Huỳnh Thế Du, dom quy hoạch urak ini jeng lac dui bhap bini pa-atah tabiak, oh pachreih  bhap bini pataom tame daok di dom đô thị praong, pasak ban. Yau nan min, oh trun hu bruk gar jalan bo dom kham merat ba bhap bini pa-atah tabiak angaok harak gar atau tui quy hoạch hu ngak dalam dom pluh thun tapa nyu tamuh tabiak rilo quy hoạch treo, ngak rambap bhap bini. Tui ilamu meng dom taneh ia di dunya, bruk quy hoạch đô thị takik  hu lagaih.

Ông Huỳnh Thế Du ndom lac: “Juai caong tame bruk quy hoạch. Bruk praong lac njauk pataom tame padang ngak ka bahu dom jalan pambuak gauk nao mai, abih di nyu lac bruk pajeng ba công cộng praong. Meyah pacap bhap bini nao Củ Chi daok, ye yaok harei urang jeng njauk tame Ban raya piah ngak bruk, piah nao bac. Kayua yau nan ye, khin ka Thủ Thiêm, Thanh Đa, khu đô thị Tây Bắc, Ban birau Bình Dương , atau Nhơn Trạch…klah rabha haong pasak urak ini, njauk brei hu jalan mbak pambuak siam. Jalan peih tabiak ka Ban raya HCM jeng lac jalan metro gam saong dom radaih buýt pambuak gauk”./.

 

Giao thông TP.HCM sắp chạm ngưỡng kinh khủng?

 

Khoảng 1 tháng trở lại đây, đường phố TP.HCM lúc nào cũng trong tình trạng ùn ứ quá tải. Các trục đường xuyên tâm như đường Cách Mạng Tháng 8, Nguyễn Thị Minh Khai, Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, dù không vào giờ cao điểm nhưng vẫn dày đặc phương tiện.

Xe cộ tăng đột biến, lưu thông khó khăn, nhích từng chút. Một số giao lộ luôn có lực lượng cảnh sát giao thông điều tiết, nhưng lượng xe quá đông nên tình trạng không cải thiện là bao.

Trục đường Nguyễn Đình Chiểu, Trần Quốc Thảo (Q.3), trước đây thông thoáng, phương tiện chỉ hơi đông hơn vào giờ tan tầm chiều tối nhưng nay cũng liên tục tắc nghẽn. Ô tô xếp hàng chôn chân kéo dài từ đoạn Nguyễn Đình Chiểu giao Trương Định tới tận đoạn giao Cao Thắng.

Trước tình trạng ùn tắc ngày càng gia tăng, vừa qua, lực lượng CSGT TP cùng các đơn vị chức năng đã phải tổ chức ra quân, phân chia lực lượng chốt trực thường xuyên nhằm cải thiện 7 điểm đen ùn tắc giao thông trên địa bàn TP. Qua

45 ngày triển khai, tình hình giao thông tại các nút giao trọng điểm đã phần nào được cải thiện. Thế nhưng theo các chuyên gia, đây chỉ là các biện pháp kỹ thuật mang tính cục bộ, tạm thời, không giải quyết được tận gốc vấn đề.

TS Huỳnh Thế Du, giảng viên chính sách công - Trường đại học Fulbright, cho rằng do nhu cầu đi lại ngày càng tăng cao, kéo dài khoảng cách so với khả năng cung ứng của hạ tầng, giao thông TP.HCM đang bùng phát tới điểm ùn tắc và chỉ cần thêm một lượng nhỏ phương tiện cũng có thể đẩy lên tới mức ùn tắc kinh khủng. Khi đã tiến đến ngưỡng này, tốc độ ùn tắc sẽ tăng rất nhanh, theo chiều dốc thẳng đứng, thêm 1 chiếc xe máy có thể đẩy mức độ ùn tắc tăng lên đến 10 lần trong thực tế, thay vì chỉ tăng 2 - 3 lần theo lý thuyết.

Để giải quyết bài toán kẹt xe của TP.HCM, nhiều chuyên gia cho rằng giải pháp căn cơ là phát triển TP theo hướng đa tâm nhằm phân bổ, kéo giãn dân cư.

Tuy nhiên theo TS Huỳnh Thế Du, các quy hoạch hiện có đều là giãn dân, không khuyến khích tập trung vào các đô thị lớn, khu trung tâm. Thế nhưng không những không giảm được ùn tắc, những nỗ lực giãn dân “trên giấy” hay theo quy hoạch đã được thực hiện một cách bền bỉ trong mấy chục năm qua đã “đẻ ra” vô số các quy hoạch treo, làm khổ bao người dân. Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới cũng chỉ ra rằng công cụ quy hoạch đô thị có vai trò rất thấp.

Ông Huỳnh Thế Du nhấn mạnh: “Đừng kỳ vọng vào phép màu của công tác quy hoạch. Vấn đề chính yếu là cần phải tập trung xây dựng bằng được các cơ sở hạ tầng giao thông kết nối, đặc biệt là hệ thống giao thông công cộng công suất lớn. Có bắt người dân về Củ Chi ở, thì hằng ngày họ vẫn phải lưu thông vào TP để đi làm, đi học. Vì thế muốn Thủ Thiêm, Thanh Đa, khu đô thị Tây Bắc, TP mới Bình Dương, hay Nhơn Trạch… chia lửa với trung tâm hiện hữu thì cần phải có hệ thống hạ tầng kết nối tốt. Chìa khóa cho giao thông TP.HCM vẫn là mạng lưới metro hoàn chỉnh cùng hệ thống xe buýt kết nối”./

 

Bhumi
Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC