Jalan sahaneng di Chủ tịch Hồ Chí Minh ngan saong salih birau bruk pato megru: "Bac nao gam haong ngak”
Thứ năm, 00:00, 05/09/2019 Bhumi Bhumi
Tuk daok diuk, Chủ tịch Hồ Chí Minh biak sang ka tal bruk pala menuac. Langiu dom mbang ndem meyai tapak di dom sang bac, WaHo hu vak 23 harak thư payua ka gah pato megru. Dalam nan, Wa biak iek praong bruk “ bac nao gam haong ngak” saong labik dang praong di gru pato dalam bruk pato saong bac. Saong urak ini, jalan sahaneng di Chủ tịch HCM daok hu Đảng, Karja, Gah pato megru peih ngak tui meng bruk salih birau taong abih gah, saong bruk praong lac pamoang tal “patao pakai anek manuac Viet Nam di abih gah”.

“Bac brei sahaneng, bac brei pambuak pagam saong bruk di anak meta, njuak ngak iek saong ba tame ngak biak. Bac saong ngak brei pambuak pagam saong gauk” – nan lac jalan bo Ho Chu Tịch pandar tuk Wa daok pato di sang bac Dục Thanh, Phan Thiết daok jalan ngak di rilo sang bac  saong gru pato  urak ini. Ngan saong gru Nguyễn Kim Anh pato mon văn  Sang bac THPT Phan Huy Chú-HN, jalan sahaneng lac bac nao gam haong ngak di Wa Ho praong uranam lac prein khang piah yaok tiết văn dalam luac 30 thun pato bac di drei lac pachreih anek saih takre bac. Tui gru Kim Anh, pato bac văn lac pato ngak manuac, jalan diukrai. Kayua yau nan ye, bac tui Wa, mbuan mbiah min dalam abih, lac yaok tuk bac yau tame dalam raidiuk, thau anit ranam, thau caik dalam hatai jeng yau var klak rup dalam tác phẩm jeng yau dalam raidiuk: “Nao rivang dom nghĩa trang, kubo đại tướng Võ Nguyên Giáp, rivang bhum palei di Wa Ho…taong abih dom bruk nan drei lac nao thau dhar phol. Rilo thun ini mai hu ba mai ka anek rilo druat druai. Gaok tuk mai khol drei meyai saong gauk lac 100 kadha văn, 100 kadha sử oh sumu sa mbang nao rivang yau nan. Drei sahaneng môn bac halei jeng yau nan, caong khin anek saih takre bac ye brei ngak ka dom adei hu ba drei tame…”

 

 “Bac saong ngak”, “lí luận pambuak pagam bruk ngak” tuk halei jeng lac jalan pato megru hu Chủ tịch Hồ Chí Minh rilo mbang kakei dom anai gru cei gru, anek saih saong taong abih gah pato megru. Tui PGS.TS Nguyễn Chí Thành, Akok khoa Sư phạm, Sang bac Đại học Pato megru, ĐHQG HN, Chủ tịch Hồ Chí Minh ndom dom kadha mbuan mbiah min hu makna dalam saong daok lac bruk ngak di urak, di saman ini. Wa Ho tacei lac: Bac njauk nao gam haong ngak, lí luận brei pambuak saong bruk ngak di anak meta. Ngan saong sinh viên, bac megru njauk pagam saong bruk ngak piah harei hadei ngak bruk praong lac: duh ka bhap bini.  PGS TS Nguyễn Chí Thành langyah: “Wa ndom lac bac nao gam haong ngak, bac dom kadha lý thuyết saong ba tabiak ngak. Nan jeng lac bruk praong paje. Ngak meda lac tapa nan khol drei hu thau blaoh khol drei duah tabiak dom kadha birau dalam lý thuyết. Nan lac dom jalan sahaneng bo urak ini dalam danak dak pato pakai phổ thông birau hu ba tabiak cambaic laic.

 

Triết lý pato megru saong jalan sahaneng di Wa Ho ka bruk pala menuac daok brei mboh cambaic dalam 23 blah harak thư payua ka gah Pato megru tuk Wa daok diuk di dunya. Nan lac labik dang praong di gru pato. Dalam harak thư puac abih, payua gah Gah pato megru thun 1968, Wa tacei lac: “Bruk ngak biak trak saong hadah mbaok meta di gru pato lac: sangka pato pakai anek kamuan di bhap bini jeng manuac siam, urang ngak bruk siam, urang lin siam, urang jakar siam di karja”; saong ndom lac: “Adei sa-ai nan lac dom urang anh hùng oh hu angan”…

Saong mbiah tal urak ini, hadei di meteh abap ngak tui Di chúc di Wa Ho, dom jalan sahaneng,  triết lý dalam Jalan sahaneng di Chủ tịch Hồ Chí Minh  ka bruk pato megru tuk halei jang lac jalan ngak praong, lac jalan tacei ka bruk salih birau saong taong abih gah bruk pato megru di taneh ia. Tui ong Vũ Đình Chuẩn, Akok Vụ Pato megru Trung học, Mentri Pato megru, Chủ tịch Hồ Chí Minh bhian kakei, oh hu patao megru ye oh hu urang jakar, jeng oh ndem tal kinh tế, ilamu. Tal urak ini, panuac nan  di Wa jeng daok tamo yaom glaong di nyu: “ Meng jalan pato pakai mek bruk di urang bac ngak pasak ye urang gru oh lac “ gilang ilamu” bo lac urang padang bruk, pasang iek, tacei jalan di ka anek saih ngak. Piah ngak hu bruk nan gru pato brei thau padang dom jalan bac, pachreih anek saih tame bac piah hu ilamu…Ngak siam bruk nan, gru pato hu ngak siam bruk patoa pachreih ka urang bac.”

 

Jalan sahaneng bac nao gam saong ngak di Chủ tịch Hồ Chí Minh, urak ini hu UNESCO brei mboh tapa 4 kadha nan lac: ‘ Bac piah thau”; “Bac piah ngak”; “Bac piah diuk rai haong gauk” saong “ Bac piah ngak menuac”. Ini jeng lac 4 jalan sahaneng praong di bruk salih birau taong abih gah pato megru di taneh ia drei. Mek urang bac ngak pasak, ala tacei ba di gru pato, piah pamong tal “ pato pakai anek manauc Viet Nam cak rok patagok abih gah saong patagok siam hu abih dom jak gheih di yaok urang; anit ranam baoh sang, anit ranam taneh ia, ranam bhap bini; diukrai siam saong ngak bruk hu kein laba, ba taneh ia drei yam samu takai saong dom taneh praong, khang di dunya  yau caong khin di Wa Ho tuk daok diuk di dunya ini./.

 

Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: Học đi đôi với hành!

 

Thưa quý vị và các bạn! Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp trồng người. Ngoài những lần nói chuyện trực tiếp ở 1 số trường, Người đã viết 23 bức thư gửi ngành Giáo dục. Trong đó, Người đặc biệt coi trọng việc “học đi đôi với hành” và vai trò quan trọng của người thầy trong công cuộc dạy và học. Và giờ đây, tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang được Đảng, Nhà nước, Ngành giáo dục triển khai thực hiện bằng việc đổi mới căn bản và toàn diện, với trọng tâm hướng tới mục tiêu “giáo dục con người Việt Nam toàn diện”. 

 

 “Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau” – phương pháp giáo dục mà Hồ Chủ Tịch áp dụng khi Người dạy học ở Trường Dục Thanh, Phan Thiết đang là triết lý của nhiều nhà trường và giáo viên hiện nay. Với cô Nguyễn Kim Anh -giáo viên dạy văn trường THPT Phan Huy Chú-HN, quan điểm Học đi đôi với hành của Bác Hồ kính yêu là động lực để mỗi tiết văn trong suốt 30 năm giảng dạy của mình là những trải nghiệm thú vị đối với học trò. Theo Kim Anh, dạy văn là dạy làm người, dạy nhân cách. Vì thế, học Bác, đơn giản và sâu sắc nhất, chính là mỗi tiết học phải là những trải nghiệm thú vị về cuộc sống, tình yêu, lòng trắc ẩn và sự hy sinh trong tác phẩm và thực tế cuộc sống: "Đi thăm các nghĩa trang, mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp, thăm quê  của Chủ tịch HCM...  toàn bộ hành trình đó mình gọi là hành trình tri ân. Nhiều năm nay đã mang lại cho con nhiều cảm xúc. Đôi khi chúng mình vẫn nói với nhau 100 bài văn, 100 bài sử không bằng 1 chuyến đi như thế. Mình nghĩ là môn nào cũng thế, muốn hs yêu thích môn học thì phải cho các con cùng tham gia... "

 

“Học và hành”, “lí luận kết hợp với thực tiễn” luôn là phương châm của giáo dục được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần căn dặn các thầy giáo, học sinh và toàn ngành giáo dục. Theo PGS TS Nguyễn Chí Thành, Trưởng khoa Sư phạm, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQG HN, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói những điều giản dị nhưng rất có ý nghĩa và có tính thời sự ở thời đại hiện nay. Người chỉ ra: Học phải đi đôi với hành, lí luận phải liên hệ với thực tế. Với sinh viên, học tập cần gắn với thực hành để mai sau thực hiện mục đích cao quý: phục vụ nhân dân. PGS TS Nguyễn Chí Thành phân tích: "Bác nói đơn giản là học đi đôi với hành, học thì học các vấn đề về lý thuyết và phải thực hành. Đấy cũng là 1 điều rất là quan trọng rồi. Hành ở đây còn có nghĩa là thông qua hành chúng ta được trải nghiệm thì chúng ta sẽ khám phá ra những điều mới trong lý thuyết. Đấy là những tư tưởng mà hiện nay trong chương trình GDPT mới đã đưa rất rõ nét."

Triết lý giáo dục và tư tưởng của Bác Hồ về sự nghiệp trồng người còn được thể hiện rõ trong 23 bức thư gửi ngành Giáo dục lúc sinh thời. Đó là vai trò đặc biệt quan trọng của người thầy. Trong bức thư cuối cùng, gửi ngành Giáo dục năm 1968, Người chỉ rõ: “Trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của người thầy là: chăm lo dạy dỗ con em của nhân dân thành người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà”; đồng thời khẳng định: “Anh chị em là những người vô danh anh hùng”...

Và đến nay, sau nửa thế kỷ thực hiện Di chúc của Người, những quan điểm, triết lý trong Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục vẫn luôn là những quan điểm định hướng lớn, là kim chỉ nam cho sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà. Theo ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT, chủ tịch Hồ Chí Minh từng lưu ý, không có giáo dục thì không có cán bộ, thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa. Đến nay, nhận định của Bác vẫn còn nguyên giá trị: "Chính phương thức giáo dục lấy hoạt động học của người học là trung tâm đòi hỏi vai trò người thầy không phải là "nguồn tri thức" mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt đông học của học sinh. Vai trò đó đòi hỏi người thầy phải biết kiến tạo các tình huống học tập, tạo động lực cho học sinh hoạt động học để chiếm lĩnh tri thức… Làm tốt vai trò đó thì người thầy đã thực hiện tốt vai trò "truyền cảm hứng" cho người học."

Tư tưởng Học đi đôi với hành của chủ tịch Hồ Chí Minh, giờ đây được UNESCO thể hiện thông qua 4 trụ cột là: “Học để biết”; “Học để làm”; “Học để cùng chung sống” và “Học để làm người”. Đây cũng chính là 4 quan điểm cốt lõi của sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước nhà. Với vị trí trung tâm là người học, dưới sự dẫn dắt của người thầy, nhằm hướng tới mục tiêu “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”, đưa nước ta sánh vai với các cường quốc như Bác Hồ từng mong muốn lúc sinh thời./.

Minh Hường -VOV

 

Bhumi
Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC