Dom thun jiak di ni, rilo sang di tỉnh Đắk Lắk hu palih drei pabe piah rong, piah patagok kinh tế. Lagaih song langik kan kandah, takik ruak kik, menek samar, yaom pablei siam, dom tapol pabe hu dong ka rilo sang patruh kathaot yam tagok ngak kaya meda. Kadha vak di urang vak Tuấn Long, dok di Tây Nguyên hu ndom ka dom kein laba meng bruk rong pabe. Daa mik va song tong abih gauk pang.
"Kaya rong saw, kan rong pabe", ilamu meng kan nan urak ini hu sang saai Hà Văn Đức dok di palei 7, xã tapen negar Ia R'vê, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk ngak tui mboh hu jak jeng. Padang mbang ngui meng 30 drei pabe pajaih di thun 2017, tapon pabe tagok samar hu labaih 100 drei . Dahlau Tết Kỷ hợi meng bloh, saai pablei 40 drei pabe rilaow, laba hu 60 triệu đồng, khik veik 40 drei pabe binai piah tagok tapon pabe.
Tui saai Đức, pabe takik ruak, diuk siam di labik langik pandiak, hangin di bhum tapen negar. Yaok 4-5 bilan pabe amaik menek 1 mbang hu 2-3 drei. Rong dalam 5-6 bilan, yaok drei pablei hu takik di abih 1 triệu meteh. Meng kein laba jang yau bruk iek glang hu mban lagaih, saai dok kuhria peih prong var rol piah patagok kinh tế meng bruk rong pabe ."Pabe mbang ni mboh nyu menek biak siam, pablei hu labaih 30 drei sa mbang. Pabe tan ye pablei , pabe binai khik veik piah rong tagok. Meng jalan ngak ni, hulin cong khin tagok tapon labaih 200 drei piah patagok jien mek tame”.
Dreih yau nan, sang saai Nguyễn Thị Hồng An daok di palei 15, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn rong pabe meng 2 thun dahlau . Meng labik lac tok hu 15 drei pabe pajaih, urak ni abih tapon tagok tal 80 drei pabe menek, labaih 100 drei pabe pablei ralow. Yaok thun sang saai laba hu meng 100-120 triệu đồng.
Saai An brei thau, pabe mbang hu biak rilo janih hala kayau, oh cang hu rilo pandap mbang tapung. Hala kayua brei ka pabe mbang hu dalam tự nhiên, dalam puh, dalam glai, rah tui dom jalan."Pabe nyu mbang hu dom janih hala yau keo, hala núc nác, hareik limen, atau njam puong. Dom janih hala drei nao cakak mai. Rong pabe mboh langik di Đắk Lắk nyu lagaih, meng harei rong pabe oh ka mboh ruak kik hagait."
Tui pasak pachreih nong tỉnh Đắk Lắk, bruk rong pabe di tỉnh tamuh tabiak rilo meng labaih 2 thun ni mai. Dalam tỉnh urak ni hu labaih 1.200 boh sang rong pabe , tong abih tapon labaih 70 ribau drei, sản lượng yaok thun labaih 740 tấn. Yaom lac sản lượng pabe tagok samar min dok khik hu bruk pablei tabiak kayua dak harei dak
hu rilo nhà hàng ngak dom janih rilo pabe hu peih tabiak, tuai dak harei dak rilo. Langiu di nan, bruk pablei pabe nao dom tỉnh, ban dok jiak tapen jeng hu mbuan lagaih.
Ong Lê Hoa, Akaok jabat rong glang pasak pachreih nong tỉnh Đắk Lắk brei thau, Pasak dok peih ngak rilo danka dak dong ka bhap bini tagok bruk rong pabe jeng sa dalam dom bruk ngak prong piah patagok kinh tế, patruh eik patrun kathaot. Khol hulin dok tacei dom jalan rong glang ka bhap bini, piah bhap bini ngak tui, piah rong hu siam lagaih. Kol hulin meda hu dong pabe pajaih siam, quy trình rong glang, bruk pala hareik, jalan brei mbang, bruk duah thau ruak di tapol pabe, piah samar iek ruak, langiu di nan, dok dong jalan ngak val ro. Puac di abih njauk dong ka bhap bini padang dom kapul nyaom, boh sang, atau lac HTX piah padang chuỗi liên kết, tapa nan dong ka bhap bini pambuak gauk dalam rong glang, pablei pandap."
Anak meta brei mboh lac Đắk Lắk lagaih piah patagok bruk rong pabe. Ilamu “ Kaya rong saw, kan rong pabe” dok hu bhap bini peih ngak jak jeng./.
Hiệu quả từ nuôi dê nở rộ ở Đắk Lắk
Thưa quý vị và các bạn!
Vài năm gần đây, nhiều hộ gia đình ở tỉnh Đắk Lắk đã chọn con dê làm vật nuôi chính để phát triển kinh tế. Thích nghi tốt với thời tiết khắc nghiệt, ít đau ốm, sinh sản nhanh, giá bán tốt, những đàn dê đã giúp nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Bài của PV Tuấn Long, thường trú tại Tây Nguyên viết về hiệu quả mang lại từ nghề nuôi dê. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.
" Giàu nuôi chó, khó nuôi dê" kinh nghiệm xa xưa giờ lại được gia đình anh Hà Văn Đức ở thôn 7, xã biên giới Ia R'vê, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk áp dụng thành công. Khởi nghiệp với 30 dê giống vào năm 2017, tổng đàn nhanh chóng phát triển thành hơn 100 con. Trước Tết Kỷ hợi vừa rồi, anh bán 40 dê thịt, thu lãi 60 triệu đồng, giữ lại 40 dê cái để tiếp tiếp tục nhân đàn.
Theo anh Đức, dê là loài ít bệnh, chống chọi tốt với thời tiết khắc nghiệt nắng gió ở khu vực biên giới. Cứ 4-5 tháng dê mẹ đẻ 1 lứa từ 2-3 con. Nuôi trong 5-6 tháng, mỗi con xuất bán được ít nhất 1 triệu rưỡi đồng. Với lợi nhuận cũng như việc chăm sóc thuận lợi, anh đang tính sẽ mở rộng quy mô chuồng trại để tiếp tục phát triển kinh tế từ chăn nuôi dê.
Băng: "Nuôi lứa dê này thì thấy nó sinh sản rất tốt, bán được hơn 30 con/lứa. Dê đực thì bán, dê cái giữ lại để nuôi phát triển. Từ mô hình này, tôi mong muốn sẽ tiếp tục phát triển lên đàn khoảng 200 con để tăng thêm thu nhập, và tận dụng hết sức lao động của gia đình."
Tương tự, gia đình chị Nguyễn Thị Hồng An ở thôn 15, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn nuôi dê từ 2 năm trước. Từ chỗ chỉ có 15 dê giống, đến nay tổng đàn đã phát triển lên 80 dê sinh sản, khoảng 100 dê thương phẩm. Mỗi năm trừ chi phí đầu tư gia đình thu lãi từ 100-120 triệu đồng.
Chị An cho biết, dê ăn được rất nhiều loại lá cây, không cần nhiều đến thức ăn tinh bột. Nguồn cây lá dành cho dê rất sẵn trong tự nhiên, ở trong rẫy, trong rừng, thậm chí trên hành lang các tuyến đường.
Băng: "Đối với dê thì nó ăn các loại lá như keo, lá núc nác, cỏ voi, hay có thể cho ăn thêm rau muống. Các loại lá thì mình chịu khó bỏ công đi cắt về. Nuôi dê thì khí hậu ở Đắk Lắk tương đối hợp, từ ngày gia đình nuôi chưa thấy bệnh tật gì cả."
Theo Trung tâm khuyến nông tỉnh Đắk Lắk, nghề nuôi dê ở tỉnh nở rộ từ hơn 2 năm nay. Toàn tỉnh hiện có khoảng 1.200 hộ nuôi dê, tổng đàn khoảng 70 nghìn con, sản lượng mỗi năm khoảng 740 tấn. Dù sản lượng dê tăng nhanh nhưng vẫn đảm bảo đầu ra vì ngày càng có nhiều nhà hàng chế biến các món thịt dê được mở ra, khách ngày một đông. Ngoài ra, việc xuất bán dê đi các tỉnh, thành phố lân cận cũng thuận lợi.
Ông Lê Hoa, Trưởng phòng Chăn nuôi Trung tâm khuyến nông tỉnh Đắk Lắk cho biết, Trung tâm đang triển khai nhiều chương trình hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi dê trở thành một trong những ngành nghề trọng điểm để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Băng: "Chúng tôi đang tiếp tục chuyển giao những quy trình chăn nuôi cho người dân để người dân làm theo để chăm nuôi đàn dê hiệu quả. Về chuyển giao thì chúng tôi có thể hỗ trợ dê giống tốt, quy trình chăm sóc gồm cách thức trồng cỏ, cách cho ăn, và kỹ năng phát hiện bệnh trên dê đê sớm chữa trị; ngoài ra thì còn phải hỗ trợ cách làm chuồng trại. Cuối cùng thì cần phải giúp người dân thành lập các nhóm hộ, thậm chí là HTX để tạo thành chuỗi liên kết, qua đó giúp người dân tạo mối liên kết trong chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm."
Thực tế cho thấy Đắk Lắk có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nghề nuôi dê. Kinh nghiệm "giầu nuôi chó, khó nuôi dê", đang được người dân áp dụng thành công./.
Viết bình luận