Khik ramik halau gen bimao Linh chi bein pakat negar Phước Bình
Thứ hai, 00:00, 16/09/2019 hanipha hanipha
Piah khik ramik gen dom janih bimao Linh chi quý, saong peih tabiak bruk patagok kinh tế bahrau meng phun bimao Linh chi ka bhap bini, Ban Khik ramik bein pakat negar Phước Bình (Ninh Thuận) dok pambuak bruk song dom jabat ilamu roh duah, khik ramik dom gen ni .Kadha vak hadei di ni di Nguyễn Thành ndom ka dom bruk roh duah siam lagaih ni .

Bruk roh duah ni dok dalam dự án “Khik ramik  gen bimao  Linh chi hu asal meng bien pakat negar Phước Bình” kayua  Mban khik ramik bien pakat negar  Phước Bình dang tabiak ngak, pambuak bruk song  Sở Khoa học song Công nghệ tỉnh Ninh Thuận, Viện Công nghệ sinh học song thực phẩm (sang bac Đại học Công nghiệp ban raya  Hồ Chí Minh), Viện Thực phẩm chức năng peih ngak meng bilan 10/2016 tal bilan  9/2019 song yaom jien buh tabiak ngak abih tih jiak  2 tỷ đồng.

Kỹ sư Lưu Văn Luông, bein pakat negar Phước Bình brei thau, Nyaom roh duah hu pasang iek, duah thau di tong abih  mblang taneh bien pakat  negar Phước Bình piah pataom mek dom janih bimao  di bimao Linh chi; saong dut iek gen DNA ka 8 janih piah caik angan song pabak angan thực vật. Tui nan, Bein pakat negar  Phước Bình hu palih ruah 2 janih  Linh chi meriah  song  Linh chi jhuk  neh tabiak khik ramik siam nguồn gen.

Bein pakat negar Phước Bình peih bruk khik ramik, ngak pak di labik  bimao Linh chi meriah  song bimao Linh chi jhuk dalam labik sang bimao song pala  dalam  meteh tự nhiên ala halui glai  piah khik ramik  nguồn gen. Meng nan, Bein tong yaom, ngak hu siam quy trình kỹ thuật rong pala ba ka bhap bini pala pambak prong .

Tui dom chỉ số roh duah, tuk vak meng pabam pajaih  tal paik mek bimao  Linh chi meriah  lac  68 harei,  daok bimao  Linh chi jhuk lac 88 harei.

Tukvak meng mbang ka sa song mbang ka 2 atah di gauk meng 10 - 12 harei. Meyah iek glang siam, taong abih 2 janih bimao  Linh chi meriak song  Linh chi jnuk meda paik hu  3 mbang..

Ong Nguyễn Anh Tuấn, Phó takaok jabat Khoa học song pambuak bruk dunya, bein pakat negar Phước Bình brei thau, dự án “Khik ramik  gen bimao Linh chi hu asar meng  bein pakat negar  Phước Bình” hu makna prong dalam bruk  khik ramik gen bimao Linh chi quý hiếm di  Ninh Thuận.

Puah khik ramik  gen bimao Linh chi song patagok  kinh tế ka bhap bini, Bein pakat negar  Phước Bình dok jhul khang dom bruk pato pasram ka dom boh sang dok vil val bein pakat negar ka ilamu pala, iek glang, paik mek bimao   Linh chi. Gam saong nan, Bein hu dong jien  ngak sang pala, pabam pajaih  ka  5 boh sang  (500 paok phôi bimao ka sa boh sang) pala iek. Urak ni, bruk pala bimao  Linh chi di  5 boh sang jeng hu tamuh siam, caga paik mek mbang camereip. .

Bruk pala bimao  Linh chi meriak song bimao  Linh chi jhuk biak mbuan, phun jien jeng takik, mblang taneh oh prong , takik pren iek glang. Dom boh sang meda pandar  mô hình pala bimao  Linh chi  ala halui glai, bein mbang boh, pandar  dom janih pandap hu pak nan yau kreim , la-a  ngak khung pandok bimao. Langik tasik ala phun glai  lahaiy, độ ẩm di tanut glong, glai takik hu dom ruak kayua  côn trùng hu dong ka bimao praong siam

Tui  Pasak thông tin – pandar ilamu  công nghệ bahrau (Sở Khoa học song Công nghệ Ninh Thuận), Bimao  Linh chi hu dinh dưỡng glong, hu protein  30 - 40%, rilo  khoáng chất, ginup  8 acid amin, rilo janih  vitamin song dom  nguyên tố vi lượng, dom  hoạt chất sinh học  daong ngak brei trẻ hóa tế bào, pacang labaih ki lo , drah glong, meeik saradang, viêm gan, abih di nyu nan lac meda pacang cakak bruk patagok di  tế bào ung thư. Angaok drak pasa , bimao  Linh chi urak ni hu yaom meng dom rituh ribau  tal yaok  triệu đồng sa kg tui janih.

Tuk vak anak tal, taphia di bruk khik ramik dom janih  bimao Linh chi, Ban khik iek ramik bein pakat negar  Phước Bình daok hu dong, tacei pato ilamu pala dom janih bimao  Linh chi ka dom boh sang dalam bhum. Lingiu di nan, Bein pambuak bruk song dom sở, dom ban , dom gah dong phun jien ka bhap bini patagok bruk pala bimao  Linh chi, pambuak saong  doanh nghiệp padang bruk  sản xuất, pamong tal patagok angan bimao Linh chi đặc sản di  Phước Bình./.

 

Lang tapa sap Viet Nam

 

 Bảo tồn nguồn gen nấm Linh chi Vườn Quốc gia Phước Bình

Để bảo tồn thành công nguồn gen các loại nấm Linh chi quý, đồng thời mở ra mô hình phát triển kinh tế mới từ cây nấm Linh chi cho người dân, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phước Bình (Ninh Thuận) đang phối hợp với các cơ quan khoa học nghiên cứu, bảo tồn nguồn gen này.Bài viết sau đây của Nguyễn Thành giới thiệu những hoạt động nghiên cứu thiết thực này:

Hoạt động nghiên cứu này trên nằm trong khuôn khổ dự án “Bảo tồn nguồn gen nấm Linh chi có nguồn gốc từ Vườn quốc gia Phước Bình” do Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phước Bình chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Ninh Thuận, Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm (Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh), Viện Thực phẩm chức năng thực hiện từ tháng 10/2016 đến tháng 9/2019 với tổng kinh phí gần 2 tỷ đồng.

Kỹ sư Lưu Văn Luông, Vườn Quốc gia Phước Bình cho biết, nhóm nghiên cứu đã khảo sát, điều tra trên toàn bộ diện tích Vườn Quốc gia Phước Bình để thu thập các mẫu nấm thuộc nấm Linh chi; đồng thời tiến hành giám định gen DNA cho 8 loài để định danh và bổ sung danh lục thực vật. Theo đó, Vườn Quốc gia Phước Bình đã tuyển chọn hai loài Linh chi đỏ  và Linh chi đen phân lập bảo tồn an toàn nguồn gen.

Vườn Quốc gia Phước Bình triển khai mô hình bảo tồn, sản xuất tại chỗ nấm Linh chi đỏ và nấm Linh chi đen trong môi trường nhà nấm và trồng trong điều kiện bán tự nhiên dưới tán rừng để bảo tồn nguồn gen. Từ đó, Vườn đánh giá, hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi trồng để chuyển giao cho người dân trồng nhân rộng.

Theo các chỉ số nghiên cứu, thời gian từ khi cấy giống đến lúc thu hoạch đối với nấm Linh chi đỏ là 68 ngày, Đối với nấm Linh chi đen là 88 ngày.

Khoảng cách giữa lứa thứ nhất và lứa thứ hai cách nhau từ 10 - 12 ngày. Nếu chăm sóc tốt, cả hai loại nấm Linh chi đỏ và Linh chi đen có thể cho thu hoạch 3 đợt.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó trưởng Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Vườn Quốc gia Phước Bình cho hay, dự án “Bảo tồn nguồn gen nấm Linh chi có nguồn gốc từ Vườn Quốc gia Phước Bình” có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn nguồn gen nấm Linh chi quý hiếm của Ninh Thuận.
Để bảo tồn nguồn gen nấm Linh chi và phát triển kinh tế cho nhân dân, Vườn Quốc gia Phước Bình đang đẩy mạnh các hoạt động tập huấn cho các hộ dân sống xung quanh vườn quốc gia về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch nấm Linh chi. Đồng thời, Vườn hỗ trợ kinh phí xây nhà trồng, phôi giống cho 5 hộ (500 bịch phôi nấm/hộ) trồng thử nghiệm. Hiện nay, mô hình trồng nấm Linh chi của 5 hộ đều phát triển tốt, chuẩn bị cho thu hoạch đợt đầu tiên. 

Việc nuôi trồng nấm Linh chi đỏ và nấm Linh chi đen khá đơn giản với chi phí đầu tư thấp, không cần diện tích lớn, ít tốn công chăm sóc. Các hộ nghèo có thể áp dụng mô hình trồng nấm Linh dưới tán rừng, vườn cây ăn trái, tận dụng vật liệu sẵn có như tre, nứa làm khung đỡ giá thể nấm. Điều kiện khí hậu dưới tán cây rừng mát mẻ, độ ẩm duy trì ở mức cao, tính cân bằng tự nhiên môi trường rừng ít xuất hiện những bệnh do côn trùng gây ra giúp nấm sinh trưởng, phát triển tốt.

Theo Trung tâm thông tin - ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Thuận), Nấm Linh chi có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein chiếm 30 - 40%, giàu khoáng chất, đủ 8 acid amin thiết yếu, nhiều loại vitamin và các nguyên tố vi lượng, các hoạt chất sinh học có tác dụng làm trẻ hóa tế bào, chống béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, đặc biệt có khả năng kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Trên thị trường, nấm Linh chi hiện có giá từ vài trăm ngàn đến hàng triệu đồng/kg tùy theo chủng loại

Thời gian tới, bên cạnh công tác bảo tồn các loại nấm Linh chi, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phước Bình tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật trồng các loại nấm Linh chi cho các hộ dân trong vùng. Đồng thời, Vườn phối hợp với các sở, ban ngành hỗ trợ nguồn vốn giúp người dân phát triển mô hình trồng nấm Linh chi, liên kết với doanh nghiệp xây dựng chuỗi sản xuất, hướng đến phát triển thương hiệu sản phẩm nấm Linh chi đặc sản của Phước Bình./.

 

hanipha
Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC