Rija Yuer Yang lac rijs yaok thun di bangsa Chăm hu peih ngak meng akaok bilan 4 tui sa ka Chăm njauk tame puac bilan 7 tui saka ia harei. Tui hatai sahaneng di urang Chăm, ni lac lễ likau ka taneh ia siam mekre , hajan siam hangin lagaih, njauk bilan, man pateok dom kanyah jhak song taduan mek song siam mekre, metuah jamo, bhap bini hu trei sil haniem phol. Jang yau, ni dok lac tuk piah hadar tal ong muk ong kei song dom vị thần linh dalam adat cambat agama Chăm. Cả sư Đổng Bạ, xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận lac: Urang Chăm tuk halei jeng thau darphol dom urang padang ngak krong ribong jalan ia.. sản xuất.
Rija rah tabiak anak pambah mbang bimon, po lễ ông Kadhar, pandap pok kakuh hu alak, hala, panieng, ia menei ka po yang hu lai haong gilau trầm hương. Ong Kadhar dok la pok likau po yang piah peih mbang bimon , tuk panuac pok likau salah bloh , ong pal klaoh ia menei ka po yang saik tagok rup patau thần Siva angaok pambah mbang prong di bimon. Hadei di nan, gru Kadhar, Pajau yam tame anak pambah mbang bimon prong dok la tapen rup patau limo thần Nandin pok likau peih pambah mbang bimon dalam suak par di gilau hương trầm pambak bak, linh thiêng. Ong Lưu Giúp di palei Thành Ý, xã Thành Hải, Thành phố Phan Rang –Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận brei thau:
Adat kakuh binek ni hu meng dahlau mai caik veik Talei but pajaih sang dahlak hu jao ngak adat ni…
Tuk peih ngak bloh rija peih pambah mbang bimon ye adat menei ia rup patau thần hu peih ngak jit hadei di nan. Rija menei ia thần hu rah tabiak di gah dalam bimon . Tuk ni, dom urang naan mek ia meng angaok rup patau luh angaok akaok, luh abih rup saik drei piah likau ka pren yava, jien ndua song patuak jamo. Hadei di tuk menei ia rup patau thần bloh, urang mek khan njuk tame phein ia saat bloh uak ka nyu tani tanat piah peih ngak adat cuk khan aow ka rup patau .
Adat cuk khan aow ka rup patau ka rup patau hu peih ngak hadei di tuk menei ia ka rup patau bloh, bruk ni hu jao ka amuk Pajau song Camânei. Rija hu peih ngak tui panuac doh di ong Kadhar, tuk ong Kadhar dui capi Kanyi doh tal halei ye khan aow di rup patau hu cuk tal nan. Camereip lac cuk khan, aow, tuak khan angaok aokak, kak talei kaeing … ngak tal tuk cuk abih khan aow di rup patau. Ong Quảng Đạt, di palei Thành Ý, xã Thành Hải, ban Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận brei thau: Khol hulin likau ka ong muk pabak rilo pren yava, ngak mbang kaya meda …
Rija Yuer Yang lac adat meng kan hu meng lavik saman dalam dakrai sajarah patagok di urang Chăm. Bruk peih ngak dom adat pok kakuh tui adat cambat tanarakun, agama brei mboh hatai sahaneng janih ilamu tâm linh di urang ngak nong . Kadha siam gheih di dom adat , peih ngak lễ Yuer Yang di bimon kalan lac janih ilamu siam gheih ka adat cambat di urang Chăm Ninh Thuận. Bhap bini mai tal lễ Yuer Yang piah lakau ka thần linh dom bruk siam mekre dalam rai duik, jang yau thau darphol thần linh brei ka menuac urang rai duik trei sil song haniem phol./.
Ninh Thuận: Người Chăm tổ chức lễ Yuer Yang trên các đền tháp.
Thưa bà con và các bạn! Với người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận, đền tháp không chỉ là chốn thiêng liêng, mà còn là điểm diễn ra nhiều lễ hội độc đáo của người Chăm, trong đó có lễ Yuer Yang. Lễ Yuer Yang được diễn ra trên ba đền tháp chính là đền Po Ina Nagar ở làng Hữu Đức, tháp Po Rome ở thôn Hậu Sanh và tháp Po Klaong Garai ở thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Sau đây là bài viết của Minh Triều –CTV Đài TNVN giới thiệu đến bà con và các bạn nét đặc sắc của lễ Yuer Yang:
Lễ Yuer Yang là lễ hội thường niên của dân tộc Chăm được tổ chức vào đầu tháng 4 Chăm lịch, tức cuối tháng 7 dương lịch. Theo quan niệm của người Chăm, đây là lễ nghi cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, xua tan những điều xấu xa và đón nhận những bình an, may mắn, người dân được ấm no, hạnh phúc. Đồng thời, đây còn là dịp để ghi nhớ công ơn tổ tiên và các vị thần linh trong tín ngưỡng, tôn giáo Chăm. Cả sư Đổng Bạ, xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận nói:
Người Chăm luôn biết ơn những người đã có công làm thủy lợi dẫn nước về cho bà con sản xuất. Nghi lễ lúc nào cũng có đại diện các vị chức sắc như ông Ka thành, bà Pa jau. Nghi lễ cũng đầy đủ các phần về tắm tượng cho thần, lễ mở cửa tháp. Lễ này chủ yếu là mình cúng thần thủy lợi. Để nhớ lại công ơn ngài đã dẫn thủy, nhập điền, mang nước về đồng cho bà con sản xuất.
Lễ diễn ra tại trước cửa tháp, chủ lễ ông Kadhar, lễ vật gồm có rượu, trầu, cau, nước tắm thần có pha trầm hương. Ông Kadhar ngồi khấn xin phép thần linh để mở cửa tháp, khi lời khấn đã dứt, ông cầm lọ nước tắm thần tạc lên tượng phù điêu thần Siva trên vòm cửa chính của tháp. Sau đó, thầy Kadhar, Pajau bước vào trước cửa tháp chính ngồi bên tượng bò thần Nandin khấn và mở cửa tháp trong khói hương trầm tỏa ra nghi ngút, linh thiêng. Ông Lưu Giúp ở thôn Thành Ý, xã Thành Hải, Thành phố Phan Rang –Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận cho biết:
Tục cúng đập này từ ngày xưa để lại. Tộc họ nhà tôi được giao nhiệm vụ làm lễ cúng này do vậy hàng năm chúng tôi dù khó khăn thế nào cũng cúng đập. Ngày xưa cũng chính công trình thủy lợi này mà mang nước về sản xuất cho cả cánh đồng làng. Trước đây, có nghi lễ cúng đập 7 năm làm một lần. Sau giải phóng giờ bà con không làm nữa do gia đình người ta khó khăn. Làm cúng đập thì có ông cai đập sẽ cúng lễ. Bà con ở làng Thành Ý thì làm lễ một năm cúng 7 con dê.
Khi thực hiện xong nghi thức mở cửa tháp thì nghi thức tắm tượng thần được thực hiện ngay sau đó. Lễ tắm tượng thần được diễn ra bên trong tháp. Lúc này, những người chấp sự lấy nước từ trên thân tượng bôi lên đầu, lên thân thể mình để cầu sức khỏe, tài lộc và may mắn. Sau khi tắm tượng thần xong, họ dùng khăn nhúng vào chậu nước sạch rồi lau chùi thật nhẹ nhàng, thận trọng để thực hiện nghi thức mặc y trang cho thần.
Nghi thức mặc y trang cho tượng thần được thực hiện ngay sau khi tắm tượng thần xong, công việc này được giao cho bà Pajau và Camânei. Lễ được tiến hành theo lời hát của ông Kadhar, khi ông Kadhar kéo đàn Kanyi hát đến đâu thì trang phục của thần được mặc đến đó. Đầu tiên là mặc váy, áo, khăn đội đầu, dây thắt lưng… cứ tuần tự cho đến khi thực hiện hết các trang phục của thần. Ông Quảng Đạt, ở thôn Thành Ý, xã Thành Hải, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận cho hay: Chúng tôi cũng cầu mong ông bà phù hộ cho nhiều sức khỏe, làm ăn phát đạt. Nếu tính tất cả trong một năm thì mình làm lễ 4 lần.
Nghi lễ Yuer Yang là nghi lễ truyền thống đã hình thành lâu đời trong lịch sử phát triển của tộc người Chăm. Việc thực hiện các nghi thức cúng kính mang tính chất tín ngưỡng-tôn giáo phản ánh tâm tư và nhu cầu hưởng thụ giá trị văn hoá tâm linh của cư dân nông nghiệp. Sự phong phú của các nghi thức hành lễ Yuer Yang trên đền tháp là nét độc đáo của phong tục tập quán người Chăm Ninh Thuận. Người dân đến với lễ Yuer Yang nhằm cầu xin thần linh những điều tốt đẹp trong cuộc sống, đồng thời tạ ơn thần linh đã cho họ có được cuộc sống ấm no và hạnh phúc./.
Viết bình luận