Njauk di nyu yaok harei sa-ai Nguyễn Thị Tâm urang ngak di Cty TNHH Fotai Thủ Dầu Một ngak bruk 8 tuk tui hukum karja. Min piah patagok jien mek tame kuhria ka raidiuk daok di đô thị, sa-ai tut angan ngak rilo jang 4 tuk. Kayua yau nan ye, harei halei jeng yau harei nan, page sa-ai tagok tuk mong 5 piah ngak lisei ia ka sang di drei, blaoh sami samar tame cong ty ngak bruk. Biar harei mong 6 sa-ai veik mai sang rami ramik sang danaok, lisei ia blaoh nao ndih aval piah paguh nao ngak veik. Meng di tuk mai Binh Duong ngak mbang, raidiuk di sa-ai Tâm gilac nao talauk mai yau nan miat dreih yau jamriak meng labaih 10 thun ini mai. Ghaih glar min kayua duah jien kuhria ka raidiuk, sa-ai njauk kham ngak. Jeng dreih yau sa-ai Tâm, sa-ai Đậu Đình Thắng lac sa urang ngak di khu công nghiệp Viet Nam –Singapore daok di phường Hòa Phú, ban Thủ Dầu Một brei thau, sa-ai jeng khin hu main, sambai…yau dom sang karei, min kayua raidiuk njauk kham merat ngak piah duah jien. Sa-ai Thắng khan lac:
“Dahlak oh khin tăng ca, kayua hadei di 8 tuk ngak bruk jeng biak glaih glar saong caong khin mai sang, min jien bilan oh ginup ka raidiuk yau nan ye brei kham merat daok veik ngak rilo tuk jang piah duah hu rilo jien jang.”
Di tỉnh Bình Dương daok hu labaih 1,2 trieu urang ngak, dalam nan urang ngak meng labik karei mai labaih 80%. Hu biak ralo urang tame ini ngak blohg tok diuk tok pasang ndih tapui anek. Min kayua bruk ngak tuk halei jeng jar var tui ca kíp yau nan ye oh hu rilo tukvak iek glang anek bik. Nan ye, rilo diuk pasang payua anek sit daok di palei ka ong muk iek glang, dua diuk pasang daok veik kham ngak mbang payua jien nao sang. Kayua yau yau nan, bruk ngak thêm tukvak, ngak tui ca lac hu biak. Gam tui nan, gah doanh nghiep jeng khin hu urang ngak tăng ca, jhul samar bruk sản xuất, abih di nyu nan lac dom doanh nghiệp gah jhik , ngak kalik takhaok, ngak kayau, điển tử…
Tui muk Phạm Thị Duyên – akok jabat pakat glaong sản xuất Công ty TNHH Apparel Far Eastern Việt Nam, doanh nghiệp jhik ini hu labaih 4.500 urang ngak. Di công ty, lingiu dom urang hu anek sit atau hu bruk karei, daok veik labaih 90% urang ngak caong khin ngak rilo tuk jang. Kayua lac, meyah oh ngak rilo tuk jang ye jien bilan di yaok urang ngak tok hu meng 5 tal 7 trieu đồng, meyah ngak tăng ca jien bilan hu meng 8 tal 10 trieu dong, urang ngak joi hu tal 12 trieu dong sa bilan. Yau nan bruk peih praong thỏa thuận ngak thêm tuk yau Dự thảo Luật Lao động (pabak) oh njauk lac bruk caong khin di doanh nghiep saoh bo daok lac di urang ngak. Min dự thảo quy định bayar jien bilan takik di abih 150% meyah ngak them tuk yaok harei, 200% meyah ngak bruk di hareipadeih yaok adit saong 300% meyah ngak bruk di harei padeih lễ, Tết ba tal doanh nghiệp brei kuhria oh lac bayar jien bilan cơ bản tagok bo daok tagok jien blei BHXH. Muk Phạm Thị Duyên brei thau:
“Urak ini, pandar daonh nghiep tagok jien ngak tham tuk nan lac biak kan, kayua tagok jien ngak them tuk ba tui jien bilan cơ bản tagok, jien blei BHXH tagok…Njauk halei oh, pandar doanh nghiep tagok dom jien phụ cấp ka urang ngak, hu yau nan jien mek tame di urang ngak meng tagok, trun bruk tăng ca, pasiam radiuk di urang ngak.”
Muk Phạm Thị Tuyết Nhung - Akok Công đoàn cơ sở di Cty TNHH Yazaki EDS Việt Nam mboh lac, urang ngak meyah oh ngak jang tuk ngak bruk ye jien bilan oh ginup diuk, nan lac bruk biak pandik harao min lac biak. Kayua yau nan ye, công ty Yazaki EDS Việt Nam jeng hu brei ka urang ngak them tuk yaom lac oh hu đơn hàng ngak samar drah, meyah oh ngak yau nan urang padeih bruk. Nan ye tui muk Nhung, jalan ngak nan urang ngak meng trun hu áp lực ngak duah jien, saong urang meda hu tukvak piah kuhria ka raidiuk. Muk Phạm Thị Tuyết Nhung - Akok Công đoàn - TNHH Yazaki EDS Việt Nam lac:
“Brei tagok jien bilan tối thiểu vùng atau tagok jien tuk ngak them ka urang ngak, hu yau nan meng trun hu bruk tăng ca saong duah hu jien rilo jang ka urang ngak. Kayua urak ini, doanh nghiep brei ngak tui hukum, daok doanh nghiệp eng drei tagok jien bilan ka urang ngak lac bruk kan hu.”
Meda lac, bruk dự thảo Hukum lao động pasiam veik ngan saong bruk tagok tuk ngak thêm lac piah khik caga quyền lợi di urang ngak, patagok raidiuk sumu saong tukvak urang caik tabiak ngak bruk jeng yau prein yawa bo urang buh tame ngak. Min bruk njauk biai nan lac tuk ba hukum tame ngak, khol drei njauk pasang iek yau habar piah ka doanh nghiep oh pambak tui quy định piah kateik urang ngak them tuk. Saong khol drei njauk ba tabiak bruk pasang iek piah quyền lợi urang ngak hu khik kajap./.
Cần giải pháp ngăn doanh nghiệp ép người lao động làm thêm giờ
Lẽ ra mỗi ngày chị Nguyễn Thị Tâm, công nhân của Công ty TNHH Fotai (Thủ Dầu Một), làm việc 8 tiếng theo quy định của pháp luật. Nhưng để tăng thu nhập lo trang trải cho cuộc sống nơi đô thị, chị phải đăng ký làm tăng ca thêm 4 tiếng. Bởi vậy, ngày nào cũng vậy, sáng chị dậy lúc 5 giờ để lo cơm nước cho cả gia đình, rồi vội vã đến công ty. Chiều 6 giờ chị trở về nhà lo dọn dẹp nhà cửa, cơm nước rồi đi ngủ sớm để ngày mai còn đi làm. Kể từ khi đến Bình Dương lập nghiệp, cuộc sống của chị Tâm cứ lặp đi lặp lại như vậy như một cái máy đã hơn mười năm nay. Vất vả, mệt mỏi, nhưng vì cơm áo gạo tiền chị phải gắng gượng. Cũng hoàn cảnh tương tự như chị Tâm, anh Đậu Đình Thắng, một công nhân đang làm việc trong khu công nghiệp Việt Nam- Singapore ở phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một cho biết, anh cũng muốn được vui chơi, giải trí… như bao gia đình khác, nhưng vì cuộc sống phải gắng làm thêm để kiếm tiền. Anh Thắng chia sẻ:
“Tôi không muốn tăng ca, vì sau 8 giờ làm việc cũng rất mệt, vất vả và muốn về với gia đình, nhưng mà mức lương không đáp ứng được tối thiểu cuộc sống hiện tại, cho nên phải cố gắng ở lại tăng ca để cải thiện thu nhập.”
Trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang có khoảng 1,2 triệu lao động, trong đó lao động là người nhập cư chiếm khoảng 80%. Rất nhiều lao động nhập cư ở đây đã lập gia đình và có con. Tuy nhiên, do điều kiện làm công nhân luôn bận rộn với lịch làm ca kíp rồi lại tăng ca nên không có nhiều thời gian để chăm sóc con cái. Thành ra, nhiều cặp vợ chồng phải gửi con nhỏ về quê nhờ ông bà chăm hộ, còn hai vợ chồng lại cố gắng bươn chải để có tiền gửi về chăm con. Bởi vậy, nhu cầu làm thêm, tăng ca là tất yếu. Đồng thời, về phía doanh nghiệp cũng cần lao động tăng ca, đẩy nhanh sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc, giày da, chế biến gỗ, điện tử….
Theo bà Phạm Thị Duyên- Trưởng phòng Cấp cao sản xuất Công ty TNHH Apparel Far Eastern Việt Nam, doanh nghiệp may mặc này có khoảng 4.500 công nhân. Tại công ty, trừ một số trường hợp có con nhỏ hoặc có việc riêng, còn lại hơn 90% người lao động đều có nhu cầu làm thêm giờ. Bởi vì, nếu không tăng ca thì thu nhập của mỗi công nhân chỉ khoảng 5 đến 7 triệu đồng/tháng, còn nếu tăng ca đều thì dao động từ 8 đến 10 triệu đồng/tháng, người làm tốt có thể lên đến 12 triệu đồng/tháng. Cho nên việc mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ như Dự thảo Luật Lao động (bổ sung) không chỉ là nhu cầu của doanh nghiệp mà còn là nhu cầu của người lao động. Tuy nhiên, dự thảo quy định trả lương ít nhất bằng 150% nếu làm thêm giờ vào ngày thường, 200% nếu làm việc vào ngày nghỉ hàng tuần và 300% nếu làm việc vào ngày nghỉ lễ, Tết khiến doanh nghiệp cũng lo không chỉ chi trả tiền lương cơ bản tăng mà còn tăng tiền đóng bảo hiểm xã hội. Bà Phạm Thị Duyên cho biết:
“Bây giờ nói doanh nghiệp tăng tiền làm thêm giờ là rất khó, vì tăng tiền làm thêm giờ sẽ kéo theo tăng tiền lương cơ bản, tăng tiền đóng BHXH…Nên chăng, đề xuất doanh nghiệp tăng các khoản phụ cấp cho người lao động, có như vậy thu nhập của họ mới được cải thiện, giảm áp lực tăng ca, cải thiện được đời sống người lao động.”
Bà Phạm Thị Tuyết Nhung - Chủ tịch Công đoàn cơ sở của TNHH Yazaki EDS Việt Nam cho rằng, người công nhân nếu không làm thêm giờ thì thu nhập không đủ sống, đấy là điều rất chua xót nhưng là thực tế. Bởi vậy, ngay chính công ty Yazaki EDS Việt Nam cũng phải bố trí việc làm thêm giờ cho công nhân dù không có đơn hàng gấp, nếu không họ sẽ… nghỉ việc. Cho nên, theo bà Nhung, giải pháp căn cơ là tăng lương tối thiểu vùng, hoặc tăng tiền làm thêm như dự thảo luật lao động sửa đổi, có như vậy công nhân mới giảm được áp lực kiếm tiền, và họ cũng sẽ có thời gian để chăm lo đời sống tinh thần cho gia đình. Bà Phạm Thị Tuyết Nhung - Chủ tịch Công đoàn - TNHH Yazaki EDS Việt Nam đề xuất:
“Chỉ có cách tăng lương tối thiểu vùng hoặc tăng tiền giờ làm thêm cho người lao động, như vậy mới giảm áp lực tăng ca và cải thiện thu nhập cho họ tốt hơn. Bởi hiện nay, doanh nghiệp chỉ áp dụng theo luật, có chăng thì nhỉnh hơn luật chút xíu, để doanh nghiệp tự giác tăng lương cho người lao động là điều không thể xảy ra.”
Có thể nói, việc dự thảo luật lao động sửa đổi với việc tăng giờ làm thêm là nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người lao động, đưa mức sống họ được nâng lên xứng với quỹ thời gian làm việc cũng như công sức mà họ phải bỏ ra. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là khi luật hóa thì chúng ta sẽ giám sát như thế nào để doanh nghiệp không tận dụng quy định để ép người lao động làm thêm giờ. Đồng thời chúng ta cũng phải đặt ra việc giám sát để quyền người lao động được đảm bảo./.
Thanh Thảo
Viết bình luận