Hadei di 40 thun roh duah, meng thun 1973 Jabat roh duah Ung thư Dunya (IARC) di Gah Y tế dunya hu ginup dom kadha angaok menuac saong ngak iek piah dak taong abih dom janih amiăng tame nhóm 1 lac dom janih ba tal ung thư di anek menuac. Gah Y tế dunya hu panuac brei thau, urak ini hu jaik 125 triệu menuac angaok dunya daok njom amiăng di labik ngak bruk. Yaok thun, dunya hu 107.000 urang metai kayua dom ruak mai meng amiăng…Amiang nguy hiểm tuk jeng thur mur saong jhak di labik ngak, tuk pajeng ba saong chế biến. Jalan ngak siam lagaih di abih piah tah klaak dom ruak mai meng amiăng lac padeih pandar taong abih dom janih amiăng. Min urak ini, kayua jien ndo oh hu rilo, nan ye rilo labik dalam bhum urang bangsa takik, bhum atah bayah, bhap bini jeng daok pandar blah tauk amiang. Kadha vak hadei ini hu daong ka kol drei thau cambaih jang ka bruk ini:
Di dom mbang ginum biai, nyaom biai ka bruk pandar amiăng mbong patih di Việt Nam, dom urang ilamu khoa học jeng mboh lac, Việt Nam njauk samar padeih ngak, padeih pandar amiăng mbong patih kayua ini lac jalan ba tal ung thư nghề nghiệp dang akaok saong “oh hu labik halei siam mekre salamat ka dom janih ba tal ung thư”.
Tui TS. Nguyễn Văn Sơn – Phaok akaok Viện Pren yava bruk ngak saong môi trường (Mintri Y tế), meng dom chứng cứ khoa học, Gah Y tế dunya ndom lac, taong abih dom janih amiăng, dalam nan hu amiăng mbong patih lac janih ba tal ung thư ka anek menuac.
TS. Nguyễn Văn Sơn brei thau saong langyah lac: “Việt Nam yaok thun pandar jaik 70.000 tấn amiăng. Yau nan dalam jaik 30 thun tapa, taneh ia drei pandar abih tih 2 triệu tấn. Meng dom chất độc hại praong yau nan, menuac urang njauk ung thư tui kuhria lac labaih 11.764 urang, nan oh ka kuhria tal urang njauk ung thư phổi, tarakaong, sang anek... Amiăng lac janih hu tukvak ralai lahik meneing dalam yaok pluh thun. Meng yaok triệu boh sang daok pandar blah tauk, meda hu yaok triệu menuac daok diuk haong amiăng, dalam nan rilo meng lac urang kan kathaot, daok di bhum ceik, bhum palei pala…” .
Tui bruk palahik abih sang kreim la-ar taik tahak piah padang ngak hu palei pala bahrau, rilo palei hu daong ka dom baoh sang kan kathaot, sang sarak padang ngak sang. Min kayua oh thau hu abih dom kanjah jhak di blah tauk fibro xi măng hu amiăng, rilo palei jeng daok daong ka mikva janih tauk ini, hu dom palei oh daong blah tauk min oh khan brei thau dom kanjah jhak di janih tauk ini, nan ye mikva daok pandar jien hu karja daong piah blei mai tauk.
Tui tiêu chí ka 9 (Sang daok di bhap bini) di Bộ tiêu chí palei pala bahrau, diện tích sang daok lac 14 m2 ka 1 urang; sang ngak brei khik hu “3 khang” lac khang tabung, khang khung, khang nền saong pandar hu meng 20 thun tagok.
Bruk ba tabiak lac yau nan, min anak meta mboh lac, di rilo xã bhum glaong, tuk peih bruk padang ngak palei pala bahrau, rilo xã hu tal dom ratuh sang kreim la-ar taik tahak. Kayua yau nan ye, tiêu chí ka 9 jeng hu maong lac kan kandah ngan saong rilo puk palei, kayua sang taik tahak rilo meng lac dom sang kan kathaot, takik taneh pala drak, ngak mbang kan kandah nan ye yaom lac khin ramik sang pasiam veik jeng oh hu jien piah ngak.
Piah ngak hu tiêu chí ini, rilo palei njauk pandar tal phun jien padang ngak palei pala bahrau, pablak haong dom danak dak 134, 135, 176 piah daong gah sang daok ka bhap bini, daong ba palei samar ngak hu palei pala bahrau.
Anak meta mboh lac, kayua jien oh hu rilo (bhian lac meng 50 - 60 triệu đồng sa baoh sang) nan ye dom baoh sang hu ngak, hu pasiam bhian pandar dom janih pandap lap jien piah ngak. Dalam nan bhum urang bangsa takik, dom tabung sang bhian hu tauk meng blah tauk fbiro xi măng. “Blah tauk Fibro xi măng hu yaom lap, tuk blei meda pandar prein menuac piah pajeng ba nan ye oh abih jien pah pajeng, blah tauk ini nyu kajap, pandar hu suai lavik, nan ye sang dahlak saong rilo sang karei dalam palei jeng daok blei mai tauk” – sa-ai Lường Văn Đức daok di xã Nậm Lầu, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La brei thau yau nan.
Min ini lac sa bruk suan praong. Kayua lac, blah tauk fibro xi măng nyu kajap saong lap, min dom roh duah di rilo urang ilamu khoa học di dunya brei mboh lac, amiăng hu dalam dom blah tauk ini biak jhak, meda ba tal ung thư biểu mô (lac jalan mbuan ba tal ung thư màng phổi, màng bụng, màng tim…). Gah Y tế dunya jeng khan lac, yaok thun hu jaik 59.000 menuac metai kayua ung thư biểu mô. Dom urang metai kayua ung thư biểu mô dak harei dak rilo di taneh ia drei hu pandar rilo amiăng dahlau daih.
Bahrau ini, Thủ tướng Rajaei hu pandar Bộ Xây dựng padang jalan padeih pandar amiăng mbong patih di thun 2023. Meng bruk ngak di drei, Ủy ban Dân tộc jeng hu pambuak bruk haong rilo gah ba tabiak bruk pathau khan saong jak ba bhap bini bangsa takik padeih pandar blah tauk hu amiăng mbong patih. Angaok darak pasar jeng hu rilo janih tauk tabung siam mekre piah salih ka fibro xi măng. Caong lac, meng bruk kham merat yau ini, kanjah jhak di amiăng mbong patih meda hu rilo menuac thau tal, meng nan dom blah tauk fibro xi măng hu amiăng oh daok hu dom puk palei pandar dalam bruk palahik sang kreim la-a tuk padang ngak palei pala bahrau./.
Không sử dụng tấm lợp có chứa amiăng
Sau 40 năm nghiên cứu, từ năm 1973 Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế thế giới đã có đủ bằng chứng trên người và thực nghiệm để xếp tất cả các loại amiăng vào nhóm 1 là các chất gây ung thư ở người. Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo, hiện có khoảng 125 triệu người trên thế giới đang bị phơi nhiễm amiăng tại nơi làm việc. Mỗi năm, thế giới có 107.000 người chết do các bệnh liên quan đến amiăng…Amiang nguy hiểm khi ở dạng bụi và chủ yếu hại ở khâu khai thác, vận chuyển cũng như chế biến. Có thể khẳng định, cách thức hiệu quả nhất để loại trừ các bệnh liên quan đến amiăng là ngừng sử dụng tất cả các loại amiăng.
Tại các buổi tọa đàm, hội nghị về việc sử dụng amiăng trắng ở Việt Nam, các nhà khoa học đều cho rằng, Việt Nam cần sớm chấm dứt việc sản xuất, sử dụng amiăng trắng bởi đây là tác nhân gây ung thư nghề nghiệp hàng đầu và “không có ngưỡng an toàn cho các chất gây ung thư”.
Theo TS. Nguyễn Văn Sơn – Phó Viện trưởng Viện Sức khoẻ nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế), bằng những chứng cứ khoa học, Tổ chức Y tế thế giới đã khẳng định, tất cả các loại amiăng, trong đó có amiăng trắng đều là chất gây ung thư cho con người.
TS. Nguyễn Văn Sơn thông tin và phân tích:”Việt Nam tiêu thụ trung bình 70.000 tấn amiăng mỗi năm. Như vậy, trong gần 30 năm qua, nước ta đã tiêu thụ tổng cộng khoảng 2 triệu tấn. Với khối lượng chất độc hại lớn như vậy, ước tính số người mắc ung thư trung biểu mô khoảng 11.764 người, chưa tính số người mắc ung thư phổi, thanh quản, buồng trứng... Amiăng là chất có thời gian bán huỷ kéo dài hàng chục năm. Với hàng triệu ngôi nhà đang sử dụng tấm lợp, sẽ có hàng triệu người dân phải sống chung với amiăng, phần lớn họ đều là người nghèo, sống ở vùng núi, nông thôn…” .
Với mục tiêu xóa nhà tranh tre, dột nát để về đích nông thôn mới (NTM), nhiều địa phương đã hỗ trợ các hộ nghèo, hộ chính sách xây nhà. Tuy nhiên, do không hiểu hết về tác hại của tấm lợp fibro xi măng có chứa amiăng, nhiều địa phương vẫn hỗ trợ bà con loại vật liệu này; một số địa phương không hỗ trợ tấm lợp nhưng lại không khuyến cáo về tác hại của loại vật liệu này nên bà con vẫn vô tư dùng tiền được hỗ trợ để mua về sử dụng.
Theo tiêu chí số 9 (Nhà ở dân cư) của Bộ tiêu chí NTM, diện tích nhà ở bình quân 14 m2/người; kết cấu nhà phải bảo đảm “3 cứng” gồm cứng mái, cứng khung, cứng nền và có niên hạn sử dụng 20 năm trở lên.
Yêu cầu là vậy, trong khi thực tế, tại nhiều xã vùng cao, khi xuất phát xây dựng NTM, nhiều xã có tới vài trăm nhà tạm, nhà tranh tre dột nát. Chính vì vậy, tiêu chí số 9 cũng được xem là tiêu chí khó khăn đối với nhiều địa phương, bởi nhà tạm đa số rơi vào các hộ nghèo, ít đất sản xuất, kinh tế khó khăn nên dù muốn sửa nhà cũng không có đủ tiền.
Để thực hiện tiêu chí này, nhiều địa phương đã phải dùng nguồn vốn xây dựng NTM, lồng ghép với các chương trình 134, 135, 176 để hỗ trợ về nhà ở cho đồng bào, góp phần đưa địa phương sớm về đích NTM.
Thực tế, do nguồn kinh phí có hạn (trung bình là 50 - 60 triệu đồng/căn nhà) nên những ngôi nhà được xây sửa thường sử dụng các loại nguyên vật liệu giá rẻ. Trong đó, với vùng đồng bào DTTS, riêng phần mái, đa phần các hộ đều chọn tấm lợp fbiro xi măng để lợp. “Tấm lợp Fibro xi măng có giá rẻ, khi mua có thể dùng sức người để vận chuyển nên không tốn chi phí, sản phẩm lại bền, nên gia đình tôi và nhiều hộ trong thôn vẫn hay mua về dùng” – anh Lường Văn Đức – xã Nậm Lầu, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La cho biết.
Tuy nhiên, đây là một sai lầm không nhỏ. Bởi lẽ, mặc dù tấm lợp fibro xi măng khá bền và rẻ, nhưng các nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh, thành phần amiăng có chứa trong các tấm lợp này rất nguy hiểm, vì có thể gây ung thư biểu mô (nguy cơ dẫn tới ung thư màng phổi, màng bụng, màng tim…). Tổ chức Y tế thế giới cũng xác nhận, mỗi năm có khoảng 59.000 người chết do ung thư biểu mô. Số người chết do ung thư biểu mô ngày càng tăng ở các nước đã sử dụng nhiều amiăng trong quá khứ.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Xây dựng xây dựng lộ trình dừng sử dụng amiăng trắng vào năm 2023. Với vai trò của mình, Ủy ban Dân tộc cũng phối hợp với nhiều tổ chức xã hội đã xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền và vận động đồng bào DTTS dừng sử dụng sản phẩm tấm lợp có chứa amiăng trắng. Trên thị trường cũng đã xuất hiện nhiều sản phẩm tấm lợp an toàn để thay thế fibro xi măng. Hy vọng, với sự vào cuộc tích cực này, tác hại của amiăng trắng sẽ được nhiều người biết đến, từ đó các sản phẩm tấm lợp fibro xi măng có chứa amiăng sẽ không được các địa phương sử dụng trong quá trình xóa nhà tranh tre nứa lá khi xây dựng NTM./.
Viết bình luận