Pacit da-a Pô Hùng: Pamoang tal muk kei, pakhang pakajap bruk jum pataom bangsa
Chủ nhật, 00:00, 14/04/2019 Bhumi Bhumi
Harei Pacit da-a Pô Hùng yaok thun lac harei roya di abih bangsa Việt Nam. Dalam harei ini, bhap bini dalam taneh ia ba gauk pamaong tal bhum taneh halau gha Pô Hùng ngan saong rilo bruk ngak brei mboh hatai thau dhar phor, iek praong, iek glaong do patao Hùng buh pren padang taneh ia saong dom rai nao dahlau abih drei khik caga taneh ia ka bhap bini. Ini daok lac harei piah ka kol drei ba gauk hadar miat panuac kakei di Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dom patao Hùng hu buh pren padang taneh ia – Wa, kamuan drei njauk ba gauk khik mek taneh ia”.

Samar Patao Hùng Vương nan lac vaktu praong prang dalam sajarah di bangsa. Meng saman nan padang ngak jeng bangsa Viet Nam, ilamu Viet Nam saong bruk anit ranam taneh ia palei negar.

          Tui damnei ye Lạc Long Quân saong Âu Cơ iak yau Thủy tổ di urang Viet, amaik ame di dom patao Hùng. Pachit da-a Po Hùng hu peih ngak di harei 10 bilan 3tui saka ia bulan di Kalan Po Hùng (Việt Trì- Phú Thọ). Min, lễ hội hu peih ngak rah rah meng dom adit dahlau ngan saong adat cambat yau taong hagal trống đồng di bangsa Mường, nao sirah hadar dom patao Hung saong tamat di harei 10 bingun bilan 3 tui saka ia bulan  ngan saong Lễ raok kiệu saong cuh gilau di Kalan Thượng.

          Tui dom harak cih vak veik urak ini daok khik, bruk peih ngak Pachit da-a Po Hùng hu meng lavik dalam sajarah dakrai, dahalu di ini labaih 2000 thun. Meng smar Thục Phán - An Dương Vương, patau thề hu padang di ceik Nghĩa Lĩnh hu tavak veik tui panuac Yuan: “ Kreh langik glaong taneh praong, taneh ia Nam daok miat miat di kalan  Tổ Hùng Vương, likau rai ini tal rai hadei sangka khik iek kalan Patao Hung saong khin taneh ia bo Po Hùng hu pdang tagok blaoh caik veik; meyah oh ngak yau panuac langkan nan njauk hangin ba papar, tanrak taong tayak”.

Luac yaok ribau thun sajarah dak rai , rilo patao hu angan je di dom trieu đại phong kiến Viet Nam tuk birau tagok ngak patao brei thau ka bruk ngak  praong prang di dom patao Hùng ka taneh ia. Tal samar patao Nguyễn tame thun Khải Định ka 2 thun 1917 mek harei 10 bingun bian 3 yaok thun ngak harei Dunya Pachit Po Hung. Meng ini, harei Pachit da-a Po Hung harei 10 bingun bilan 3 saka ia bulan yaok thun hu ba tame hukum di negar.

Hadei hadei CMT8 hu jak jeng thun 1945, harei 18 bialn 2 thun 1946, Chu tich Ho Chi Minh hu mbaok tangin tame Sac lenh 22/SL –CTN brei harei peih ngak Pachit da-a Po Hung yaok thun. Meng nan mbiah tal harei ini, yaom lac dalam dom thun bilan mesruh metak daong mek taneh ia jeng yau hadei hoa binh blaoh, taneh ia yasa, harei 10 bingun bilan 3 thun halei karja saong bhap bini bhum taneh Tổ jeng brei cuh gilau hadar dhar phol, hu urang ngak praong di Karja mai pataom mbaok. Saong dalam sa mbang mai rivang Kalan Po Hung, Chu tich Ho Chi Minh hu panuac kakei veik saong mikva, urang bol lin: “ Dom patao Hùng hu buh rilo prein yawa padang taneh ia, Wa kamuan drei njauk khik kajap taneh ia palei negar.”

Thun 1990, Đảng saong Karja hu brei mek harei Pachit da-a Po Hung yaok thun nan lac harei roya praong di taneh ia. Thun 2012, adat cambat paling Pachit da-a Po Hung di Viet Nam hu UNESCO brei angan drap ar ilamu phi vật thể di dunya.

Tui kuhria di Cục Ilamu cơ sở di Mentri Ilamu, the thao saong Du lich, dalam taneh ia hu labaih 1.400 inem krung kakuh patao Hung saong manuac dalam samar Hùng Vương. Kalan Hùng Vương hu ramik pasiam di dom labik yau Ca Mau, Gia Lai, Lam Dong…Tal harei Pachit 10 bingun  bilan 3 saka ia bulan yaok thun, di dom tỉnh, ban meng Barak tal Meraong…karja saong bhap bini abih hatai iek praong brei peih ngak dom adat cambat cuk gilau piah hadar dhar phol di dom patao Hùng ngan saong bangsa.

Rup binguk Hung Vuong ndung bak dom ilamu siam gheih, tabung glaong di adat cambat tanarakun kakuh mukkei eng ilamu Viet Nam meng hu, brei khin ramik luac yaok ribau thun sajarak dakrai. Pachit da-a Po Hung nan lac sa bruk ngak hu meng lavik mai, brei pato padar ka taong abih rahra bhap bini Viet Nam. Nan yau brei mboh hatung hatian anit ranam taneh ia, pamaong hadar tal mukkei, halau gha di drei, jeng yau prein khang rik tame ngak jeng jum pataom abih bhap bini kham yam tapa dom kan kandah glaih glar dalam tuk mesruh metak, bala meng langik tasik…; pakajap veik hatai jia di bhap bini piah dui pataom gauk veik pamaong tal bruk anak mai, dak padang taneh ia Viet Nam dak harei dak kaya meda, praong khang jang./.

 

Giỗ tổ Vua Hùng: Hướng về tổ tiên, củng cố  sức mạnh đại đoàn kết dân tộc

     Thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử dân tộc. Chính thời kỳ này đã xây dựng nên một nền tảng của dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống yêu nước.

   Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là Thủy tổ của người Việt, cha mẹ của các vua Hùng. Lễ hội diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng( Việt Trì- Phú Thọ). Tuy nhiên, lễ hội thực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với những phong tục như đâm đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành hương tưởng niệm các vua Hùng và kết thúc ngày 10 tháng 3 âm lịch với Lễ rước kiệu và dâng hương trên Đền Thượng.

         Theo những tài liệu hiện nay còn lưu lại, hình thức sơ khai của Ngày Giỗ Tổ đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử, cách đây hơn 2000 năm. Dưới thời Thục Phán - An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: “Nguyện có trời đất lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu nhạt hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập”.

    Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử, nhiều vị vua có tên tuổi của các triều đại phong kiến Việt Nam ngay khi mới lên ngôi đã khẳng định vai trò to lớn của các Vua Hùng đối với non sông đất nước.  Đến đời vua Nguyễn vào năm Khải Định thứ 2 (1917)  đã định ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm làm ngày Quốc tế (Quốc lễ, Quốc giỗ). Kể từ đây, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 âm lịch hàng năm được chính thức hóa bằng luật pháp.

         Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945, ngày 18-2-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 22/SL-CTN công nhận Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm. Từ đó đến nay, dù trong những năm tháng kháng chiến cứu nước cũng như sau khi hòa bình lập lại, đất nước thống nhất, ngày 10 tháng 3 năm nào chính quyền và nhân dân vùng đất Tổ cũng kính cẩn làm lễ dâng hương, có đại diện của Nhà nước về dự. Và trong một lần về thăm Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ân cần căn dặn đồng bào, chiến sĩ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”


         Năm 1990, Đảng và Nhà nước chính thức quyết định lấy Ngày Giỗ Tổ hằng năm là ngày lễ lớn của đất nước. Năm 2012, tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng của Việt Nam đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. 

      Theo số liệu thống kê năm 2005 của Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), cả nước có hơn 1.400 di tích thờ vua Hùng và các nhân vật có liên quan đến thời đại Hùng Vương. Đền thờ Hùng Vương cũng đã được khánh thành, trùng tu ở những nơi như Cà Mau, Gia Lai, Lâm Đồng,.. Vào ngày giỗ Tổ mồng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm, tại các tỉnh, thành phố trải dài từ Bắc vào Nam...chính quyền và nhân dân đều thành kính tổ chức các nghi lễ dâng hương để tưởng niệm công ơn của các Vua Hùng đối với dân tộc.

       Hình tượng Hùng Vương là sự hun đúc của truyền thống văn hóa cao đẹp, là đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chỉ có trong văn hóa Việt Nam, được gìn giữ suốt mấy nghìn năm lịch sử. Giỗ Tổ Hùng Vương là một hoạt động mang tính truyền thống, có ý nghĩa giáo dục đối với toàn thể nhân dân Việt Nam. Đó là sự khẳng định lòng yêu nước, hướng về tổ tiên, hướng về cội nguồn, là động lực tinh thần góp phần tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân cùng vượt qua những gian lao, khắc nghiệt của chiến tranh, thiên tai, khó khăn...; củng cố niềm tin cho cộng đồng để cùng nhau hướng tới tương lai, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh hơn, to đẹp hơn./.

    

( Theo tài liệu của Bộ VH TT DL)

 

Bhumi
Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC