Pak pluh thun pasiam veik inem krung Mỹ Sơn
Thứ bảy, 00:00, 14/09/2019 Mộng Trang Mộng Trang
Atah di ni 20 thun, labik bimon kalan Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam hu UNESCO pok brei angan lac inem krung ilamu dunya. Bimon kalan inem mek ni taduan hu bruk dong ba di dom kapul dunya, yaok rituh chuyên gia dok dalam song langiu negar mai roh duah, dong ba song pasiam veik … Rilo nyaom bimon kalan meng lavik mai hu pasiam veik jiak tamo abih. Kadha vak di urang vak Hoài Nam khan veik dom bruk njauk caik hatai dalam tuk vak 40 thun pasiam veik inem krung Mỹ Sơn:

Labik bimon kalan  Mỹ Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam hu pasiam veik meng dom thun akaok pluh thun 80 di abap dahlau. Danak dak pambuak bruk Việt Nam- Ba Lan ka pasiam veik, hu mbaok di pasak khik ramik, pasiam veik inem krung pakat negar (urak ni lac Viện khik ramik inem krung) hu dom rik dong biak prong dalam bruk khik ramik inem krung  kiến trúc Chăm. Rilo bimon kalan di Mỹ Sơn hu pasiam veik tui jalan tái định vị song pakhang veik  dom labik khut, jaleih. Dom jalan ngak tuk camereip ni hu rik dong prong tame bruk khik ramik inem krung kiến trúc Chăm, rik dong ka bimon kalan  Chăm di  Mỹ Sơn jeng inem krung ilamu dunya.

Meng thun 1997 tal thun  2000, dom  chuyên gia Italia hu pasang iek, tong yaom địa vật lý, địa chất, thủy văn, bruk khik ramik di labik inem krung, abih di nyu nan lac dom roh duah ka kiak padang ngak, janih pagam kiak song ilamu padang ngak. Tapa roh duah ni, rajaei  Italia hu dong jien, gam saong bruk dong ba di  UNESCO, peih ngak danak dak “Khik ramik inem krung ilamu  Mỹ Sơn - Thuyết trình song pato pasram pandar dom tanut  dunya  dalam bruk pasiam veik di  Nhóm tháp G – labik inem krung Mỹ Sơn”. Gam hong roh duah  song kuac rok  khảo cổ học di angaok mblang taneh prong labaih  1.800m2, hu labaih  3.000 pandap khảo cổ song candiah pacah  kiến trúc hu yaok pataom, parabha janih, dom  phế tích kiến trúc di nhóm tháp G hu pasiam veik khang kajap.

Meng thun  2011 tal thun  2015, Viện Khik ramik inem krung, peih ngak  Danak dak pasiam veik bimon E7, sa dalam dom kiến trúc Kosagrha hu tabung kavong yau sruh kapan dok tamo di abih ka thaik thaot kiến trúc. Danak dak ni lac  jalan thực tiễn hóa, pandar dom roh duah  ka pandap padang ngak  song janih pagam veik. Ong Lê Văn Minh, chuyên gia roh duah brei thau "Bruk prong di abih dalam 40 thun tapa di  Mỹ Sơn njauk lac, tukvak camereip 10 thun gam gam  meng thun  1980 tal thun  1990, ni lac tuk daong khik veik inem krung biak rilo. Tukvak dok veik hadei di nan, pren yava jien padai siam jang nan ye bruk pasiam veik  Mỹ Sơn hu ngak siam jang". 

 

 

Ong Phan Hộ, Akaok mban khik ramik inem krung ilamu Mỹ Sơn brei thau, dom jalan sahaneng song jalan ngak piah khik ramik , pasiam veik dom inem krung di  Mỹ Sơn hu ngak tui meng mbang dahlau, dok njauk hatai song ngak tui. Yaom lac hu karei di gauk dalam bruk pandar pandap pasiam veik song dom jalan pasiam veik jeng lac ngak pakhang veik, định vị veik, khik ramik , pasiam veik sit saong mbiah

Mong iek veik tuk vak jiak 40 thun roh duah  song ba pandar dom jalan  kỹ thuật piah pasiam veik  dom inem krung di  Mỹ Sơn, dom  chuyên gia roh duah ndom lac, dom urang ngak bruk pasiam veik hu thau jaik ginup ilamu kỹ thuật song bruk khik ramik di dom inem krung  bimon kalan Chăm angaok mbaok taneh. Meng nan,oh daok bruk khut jaleih di dom phế tích, pasiam veik yaok binah di dom inem krung meng dom jalan ngak ilamu siam lagaih, oh ngak brei mbaih mbaoh inem krung bo dok patagok hu yaom glaong di inem krung, jeng labik rivang main di tuai damuai …

Labaih  70 danak dak  kiến trúc tayah jaleih nan ye bruk pasiam veik dom inem krung di  Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam bahrau lac bruk ngak di tuk camereip. Anak tal dok hu rilo bruk njauk ngak hong inem krung ilamu dunya Mỹ Sơn, dalam nan bruk pasiam veik dom inem krung  song khảo cổ học lac jalan nao oh kurang hu, nao gam hong bruk pasiam veik inem krung di Mỹ Sơn./.

 

Langyah tapa sap Viet:

Bốn thập kỷ trùng tu di tích Mỹ Sơn

 

   Thưa đồng bào và các bạn! Cách đây 20 năm, Khu Đền tháp Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới. Quần thể di tích này cũng đã nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, hàng trăm chuyên gia trong nước và nước ngoài đến nghiên cứu, hỗ trợ trùng tu… Nhiều nhóm tháp từ phế tích được phục dựng gần như nguyên vẹn. Bài của Phóng viên Hoài Nam điểm lại những cột mốc đáng chú ý trong quá trình 4 thập kỷ trùng tu di tích Mỹ Sơn:

                                                                                                                            

 Khu Đền tháp Mỹ Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam bắt đầu được trùng tu từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước. Chương trình hợp tác Việt Nam- Ba Lan về trùng tích, với sự tham gia của Trung tâm Bảo quản, Tu bổ di tích Trung ương (nay là Viện Bảo tồn di tích) đã có những đóng góp quan trọng trong gìn giữ di sản kiến trúc Chăm. Nhiều đền tháp ở Mỹ Sơn đã được trùng tu cứu vãn theo phương pháp tái định vị và gia cố các thành phần đã bị đổ nát. Các nguyên tắc và giải pháp kỹ thuật ban đầu này đóng góp quan trọng vào công cuộc giữ gìn di sản kiến trúc Chăm, góp phần để đền tháp Chăm, ở Mỹ Sơn trở thành Di sản văn hoá thế giới.

 

 Giai đoạn 1997 đến năm 2000, các chuyên gia Italia đã khảo sát, đánh giá điều kiện địa vật lý, địa chất, thủy văn, thực trạng bảo tồn của khu di tích, đặc biệt là các nghiên cứu khám phá về gạch xây, chất kết dính và kỹ thuật xây dựng gốc. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu này, Chính phủ Italia đã tài trợ kinh phí, với sự bảo trợ của UNESCO, triển khai dự án “Bảo vệ Di sản thế giới Mỹ Sơn - Thuyết trình và Tập huấn ứng dụng Các chuẩn mực quốc tế trong trùng tu tại Nhóm tháp G - khu di tích Mỹ Sơn”. Cùng với nghiên cứu và phát lộ khảo cổ học trên diện tích hơn 1.800m2, hơn 3.000 hiện vật khảo cổ và mảnh vỡ kiến trúc đã được thống kê, phân loại, các phế tích kiến trúc ở nhóm tháp G đã được tu bổ, gia cố bền vững.

  Từ năm 2011 đến năm 2015, Viện Bảo tồn di tích, triển khai Dự án trùng tu bảo tồn tháp E7, một trong số các kiến trúc Kosagrha có mái cong hình thuyền còn nguyên vẹn nhất về hình dáng kiến trúc. Dự án này là bước thực tiễn hóa, ứng dụng các kết quả nghiên cứu về vật liệu xây dựng và chất kết dính. Ông Lê Văn Minh, chuyên gia khảo cổ cho biết: "Cái được lớn nhất trong 40 năm qua ở Mỹ Sơn phải nói, giai đoạn đầu 10 năm liên tục từ năm 1980 đến năm 1990, đây là giai đoạn cứu vãn di tích rất là nhiều. Thời gian còn lại về sau, tài lực tốt hơn nên công tác trùng tu Mỹ Sơn một cách bài bản, chắc hơn". 

 

  Ông Phan Hộ, Giám đốc Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn cho biết, về cơ bản, những quan điểm và định hướng bảo tồn, trùng tu các di tích tại Mỹ Sơn được áp dụng từ giai đoạn trước, vẫn được thống nhất và tiếp nối. Mặc dù có sự khác biệt trong việc sử dụng vật liệu trùng tu song các giải pháp trùng tu cơ bản áp dụng vẫn là gia cố, tái định vị, bảo quản, tu sửa nhỏ và phục hồi có chừng mực

  Nhìn lại quá trình gần 40 năm nghiên cứu và áp dụng các giải pháp kỹ thuật để trùng tu các đền tháp ở Mỹ Sơn, các chuyên gia khảo cổ cho rằng, về cơ bản, những người làm công tác trùng tu đã nắm tương đối đầy đủ kỹ thuật và tình trạng bảo tồn của các di tích đền tháp Chăm trên mặt đất. Nhờ đó, đã loại bỏ được tình trạng đổ nát của các phế tích, cải thiện tình trạng tồn tại và khôi phục từng phần các di tích bằng các giải pháp kỹ thuật phù hợp, không làm tổn hại đến di tích mà ngược lại còn phát huy giá trị của di tích, trở thành điểm tham quan của du khách…

  Hơn 70 công trình kiến trúc đổ nát nên việc trùng tu tôn tạo các di tích ở Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam mới chỉ là khởi động bước đầu. Trong tương lai còn nhiều công việc phải làm với Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, trong đó trùng tu tôn tạo các di tích và khảo cổ học là bước đi không thể thiếu, song hành với việc trùng tu di tích tại Mỹ Sơn./.

 

 

Mộng Trang
Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC