Xã A Bung lac labik menyim khan bac patagok di abih dalam huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Labik ni hu padang 4 tổ sản xuất song 25 menuac menyim khan bac di urang Pa Cô. Piah menyim hu sa blah tanyak siam , lac abih meng 3- 5 harei, saong meng 2-3 harei cakak jik meng hu sa blah khan aow njauk hatai . Muk Đoàn Thị Nga, daok di xã A Bung, huyện Đakrông brei thau, khan aow meng kan di urang Vân Kiều- Pa Cô nyu chất phác, hồn nhiên, bình dị hu makna song sinh mệnh karei. Bruk menyim khan bac ba jien tame ka dom boh sang , pabak hatai takre song khik ramik, pato veik ka dom rai hadei. Tui muk Đoàn Thị Nga, bruk menyim khan bac oh lac nyim tabiak dom blah khan siam piah pandatr bo nyu dok ndung bak suan yava di urang Pa Cô meng lavik saman ni mai payua tame nan.
(Ni lac bruk ngak meng kan di bangsa drei kayua ong muk caik veik. Drei ngak veik kayua huac lahik bruk ngak meng kan di bangsa song abih di nyu nan lac bruk ngak song hatai takre.)
Huyện Đakrông urak ni hu 2 xã menyim khan bac meng kan di urang Pa Cô song 1 xã menyim khan aow meng kan di urang bangsa Vân Kiều. Meng thun bloh, tong abih urang jakar xã A Bung, huyện Đakrông hu jhik đồng phục khan bac piah cuk di harei som akaok adit. Urang likei cuk aow , urang kamei cuk aow, khan atah. Bruk ni rik dong ka bruk pablei pandap panda, jhul pakhang gah menyim khan bac meng kan patagok. Ong Hồ Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND xã A Bung, huyện Đakrông brei thau, khan aow meng kan oh lac hu cuk dalam dom harei rija roya di bangsa yau A Riêu Ping, rija mbang padai bahrau, ndam likhah caga. Urak ni, khan bac daok hu pandar rilo dalam rai duik bhap bini .
(Langiu di bruk patagok kinh tế tuk ngak hamu puh ye dalam tuk lahaiy, adei saai urang kamei pataom gauk menyim piah duah jien ka boh sang. . Xã hu pachreih urang jarka, bhap bini, dom adei anek saih, gru pato, piah jik song cuk khan aow meng kan dalam harei rija , song harei som yaok adit di jabat.)
Muk Hồ Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị brei thau, bruk sangka daong di dom kapul nyaom hu dong pasiam veik dom palei ngak meng kan di puk palei dalam nan hu bruk menyim khan bac: Bruk menyim khan bac dom thun dahlau deih njauk lihik nao. Daok hu ngak veik piah khik ramik ilamu siam ghieh, ndung bak ilamu bangsa, huyện Đakrông hu panuac ieu dom kapul nyaom dong piah patagok, peih ngak veik dom bruk siam lagaih yau ni piah ka mik va patagok bruk menyim khan bac .
Bruk menyim khan bac hồ sinh daok ba jien tame ka bhap bini Pa Cô-Vân Kiều. Meng dom kham merat khik ramik, pato veik ka dom rai ranaih hadei, cong lac ilamu di bangsa oh lahik nao./.
Hồi sinh nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Vân Kiều- Pa Cô
Nghề dệt thổ cẩm đã gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của đồng bào Vân Kiều- Pa Cô ở huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị từ bao đời nay. Đã có thời điểm, nghề bị mai một bởi xu hướng thời trang với những bộ trang phục hiện đại. Hiện nay, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đang dần được phục hồi. Những bộ trang phục thổ cẩm truyền thống mang nét độc đáo riêng không chỉ góp mặt trong các lễ hội mà còn được mang vào nơi công sở hay những ngày tết tại địa phương này. Phản ánh của PV Thanh Hiếu tại miền Trung.
Xã A Bung là nơi có nghề dệt thổ cẩm phát triển nhất huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Địa phương này đã thành lập 4 tổ sản xuất với 25 người chuyên dệt vải thổ cẩm của người Pa Cô. Để dệt nên một tấm vải đẹp, phải mất từ 3- 5 ngày, mất thêm 2-3 ngày cắt may mới hoàn thiện được nên một bộ trang phục như ý. Bà Đoàn Thị Nga, ở xã A Bung, huyện Đakrông cho biết, trang phục truyền thống người Vân Kiều- Pa Cô thể hiện sự chất phác, hồn nhiên, bình dị mang ý nghĩa và sinh mệnh riêng. Nghề dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra thu nhập cho các gia đình, thỏa mãn đam mê và gìn giữ, truyền dạy cho thế hệ sau. Theo bà Đoàn Thị Nga, nghề dệt thổ cẩm không chỉ đơn thuần là dệt ra những mảnh vải đẹp để dùng trong cuộc sống và sinh hoạt, nó còn chứa đựng cả linh hồn của người Pa Cô từ bao đời gửi gắm vào đó.
(Đây là nghề truyền thống của dân tộc ngày xưa của dân tộc mình do ông bà để lại. Mình làm lại vì sợ bị mất truyền thống của dân tộc và đặc biệt đây là nghề nghiệp và là đam mê.)
Huyện Đakrông hiện có hai xã chuyên dệt trang phục truyền thống người Pa Cô và 1 xã chuyên dệt trang phục truyền thống người đồng bào Vân Kiều. Từ năm ngoái, toàn bộ công chức xã A Bung, huyện Đakrông đã may đồng phục thổ cẩm để mặc vào ngày thứ 2 đầu tuần trong giờ hành chính. Nam giới mang áo, phụ nữ mang áo, váy dài. Việc này góp phần tạo đầu ra cho sản phẩm, thúc đẩy ngành dệt truyền thống phát triển. Ông Hồ Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND xã A Bung, huyện Đakrông cho biết, trang phục truyền thống không chỉ xuất hiện trong các lễ hội của dân tộc như A Riêu Ping, lễ mừng lúa mới, cưới hỏi. Hiện nay, các sản phẩm dệt thổ cẩm đang được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống cộng đồng.
(Ngoài việc phát triển kinh tế khi làm nương rẫy thì trong thời gian rãnh rỗi, chị em phụ nữ tập trung ngồi dệt để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Xã đã khuyến khích cán bộ, nhân dân, các em học sinh, giáo viên để may và mặc trang phục truyền thống trong ngày lễ hội và thứ 2 hàng tuần tại cơ quan hành chính.)
Bà Hồ Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, sự hỗ trợ của các đơn vị, tổ chức tạo điều kiện giúp khôi phục các làng nghề truyền thống của địa phương trong đó có nghề dệt thổ cẩm.
Băng: Nghề dệt thổ cẩm những năm trước đây đã bị lãng quên. Tiếp tục thực hiện để giữ gìn nét văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, huyện Đakrông đã kêu gọi các tổ chức hỗ trợ để phát huy, khai thác lại những tiềm năng lợi thế này để bà con tiếp tục phát triển nghề dệt thổ cẩm.
Nghề dệt thổ cẩm hồ sinh đã mang lại thu nhập cho đồng bào Pa Cô-Vân Kiều. Với những nỗ lực lưu giữ, truyền lại cho các thế hệ sau hy vọng bản sắc văn hóa của dân tộc không bị mai một./.
Viết bình luận