Sangka cak rok patagok bruk pato megru di bhum urang bangsa Khmer
Thứ sáu, 00:00, 06/09/2019 Bhumi Bhumi
Tame thun bac birau 2019-2020, dom palei hu ralo bhap bini Khmer diukrai di bhum taneh Tây Nam bộ daok peih ngak siam dom sarak buh jien padang ngak birau, pasiam veik sang bac , duk bilik bac, pandap pandar pato bac, piah dak harei dak pabak siam bruk bac da-a, paglaong asar pato megru di bhum urang bangsa takik.

Maong tame dom duk bilik bac hu padang ngak khang kajap praong laneng lanoi, ginup pandap pandar bac da-a di Sang bac Mầm non Phú Mỹ, xã Phú Mỹ, sa xã hu ralo urang bangsa Khmer diukrai di huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, ong  Lý Văn Lên urang daok di palei ini bui sambai lac: “Mai sang bac birau dahlak mboh biak praong laneing lanoi, hacih sa-at, ginup pandap pandar, pandar main ka dom kamuan bac pasram. Hu mblang main lahei. Dahlak mboh biak uan tabuan saong sahanang hatai.”

Hadei di jaik 2 thun buh jien tame, padang ngak tui tanut chuẩn negar, ngan saong phun jien labaih 14 tỷ 5 rituh trieu đồng, sang bac Mầm non Phú Mỹ  hu ba tame patao  dalam thun bac  2019-2020. Akok sang bac Nguyễn Thị Ánh Hường khan lac: sang bac hu padang ngak di taneh praong jaik 3.500 m2, hu 8 duk bac saong dom labik ngak bruk, ging tahanek lisei, labik mbang huak saong labik khik iek sang bac, pabak ka labaih 240 adei bac mầm non saong daok veik luac harei.

 

“ Akok thun bac ba dom anek kamuan tame sang bac dom  amaik ame mboh bui sambai, chreih chrai. Dom amaik ame bhian dang veik maong iek dom pandapa pato bac, pandap main caik gah langiu, dui anek nao rivang iek sang bac. Urang njauk hatai saong meyaom pandap pandar di sang bac, amaik ame biak sahanang hatai brei ka anek bik mai bac gam daok veik luac harei.”

 

Sóc Trăng lac tỉnh hu ralo urang bangsa Khmer di bhum taneran kraong Cuu Long, meblak labaih 30% bhap bini dalam tỉnh.  Tuk vak tapa, tỉnh tuk halei jeng  sang ka buh jien tame blei pandap pandar, padang ngak duk bilik bac di bhum urang bangsa Khmer, piah ka dom adei hu lagaih bac da-a, saong ngak brei katut panak veik bruk bac da-a di bhum urang bangsa takik saong ban sit, thành thị. Thun blaoh, tỉnh hu ba sang bac Gam bac gam daok  Trung học cơ sở Trần Đề, huyện Trần Đề tame pato bac, daong ka 280 anek saih bangsa Khmer di labik ini hu bac da-a tani tanat.

 Tui Sở Pato megru tỉnh Sóc Trăng, kuhria tal thun bac 2018 -2019, dalam tỉnh  hu 540 sang bac meng pakat mầm non  tal THPT, dalam nan hu 280 sang bac hu padang ngak di bhum palei hu ralo urang bangsa Khmer. Sang bac mek hu tanut chuẩn di bhum urang bangsa takik jaik meteh dalam taong abih dom sang bac hu tanut chẩun negar dalam tỉnh. Langiu di nan, tỉnh daok hu 10 sang bac phổ thông bangsa gam bac gam daok. Ngan saong pandap panda, duk bilik bac yau nan duh siam ka bruk bac da-a di labaih 80 ribau anek saih bangsa Khmer dalam tỉnh  tui bac yaok thun. Ong Châu Tuấn Hồng, Phó akok Sở pato megru tỉnh Sóc Trăng, lac:

 

“ Urak ini, abih di nyu lac thun bac birau ini pandap pandar, duk bilik bac di bhum urang bangsa Khmer hu ginup piah ka dom anek saih bangsa tui bac. Meda lac dak harei dak hu pagalong bruk pato megru ka urang bangsa. Tapa nan brei mboh gah Pato megru tỉnh jeng sangka buh jien tame padang ngak sang bac di dom bhum urang bangsa dalam tukvak tapa.”

 

 Caga ka thun bac birau 2019-2020, Sở Pato megru Sóc Trang hu pambuak bruk saong dom gah nao pasang iek saong kuhria abih tih jien buh tame ngak dom sang bac phổ thông gam bac gam daok saong dom sang bac phổ thông bhum urang bangsa Khmer di tỉnh ngan saong phun jien labaih 300 tỷ đồng. Tui nan, rilo sang bac hu buh jien tame pasiam veik dom duk bilik bac piah ginup labik bac da-a ka thun bac birau ini.

 Daok di tỉnh Trà Vinh, thun bac ini  hu jaik 56 ribau anek saih phổ thông tame bac, dalam ann hu labaih 31% lac anek saih bangsa Khmer. Yaok thun, piah caga ka thun bac birau, dom pakat, dom gah, nao dahlau lac gah patao megru peih ngak rilo bruk piah ba mbuan palagaih ka taong abih adei dalam tỉnh hu nao bac, abih di nyu lac anek saih kan kathaot saong anke kamuan bangsa takik. Hu yau nan, meng dom thun ini mai, dom anek saih Khmer hu nao bac tuk halei jeng  sumu tỷ lệ bhap bini Khmer dalam tinh.

 Oh lac sangka kuhria caga ka uranaih kan kandah hu nao bac, yaok thun tỉnh Trà Vinh daok buh jien tame yaok rituh tỷ đồng piah ngak veik khang kajap duk bilik bac, pamaong tal thun 2020 brei palahik abih duk bilik bac taik tahak. Dalam tỉnh Trà Vinh urak ini hu 464 sang bac meng pakat mầm non tal THPT, dalam nan, hu 8 Sang bac phổ thông bangsa gam bac gam daok, taduan jaik 2.200 anek saih bangsa tui bac, hu labaih 13% dom anek saih bangsa di tỉnh. Ong Thạch Tha Lai, Phó Akok Sở Pato megru tỉnh Trà Vinh brei thau: 

 

“Pandap panda, duk bilik bac di dom sang bac bhum urang bangsa, hu tỉnh saong gah pato megru sangka padang ngak. Dom sang bac Phổ thông bangsa gam bac gam daok yaok huyện jeng hu sa baoh sang bac saong sa sang bac pakat tỉnh. Anek saih hu bac di sang bac sumu tui chỉ tiêu Quyết định 1033 di Thủ tướng.”.

Dom tỉnh karei hu ralo urang bangsa Khmer diukrai di bhuam taneran kraong Cuu Long yau An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang thun bac birau ini jeng hu buh jien tame yaok rituh tỷ đồng piah pasiam veik sang bac di bhum urang bangsa Khmer piah hu lagaih abih brei ka anek saih bangsa Khmer nao bac. Meng nan, bruk pato megru oh padeih patagok, rik tame bruk cak rok gah pato megru di bhum taneran kraong Cuu Long./.

 

Chăm lo phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc Khmer

 

Thưa quý vị và các bạn!  Trong năm học mới này, nhiều địa phương có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống ở vùng Tây Nam bộ tiếp tục triển khai hiệu quả chính sách đầu tư xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất,  hạ tầng trường lớp, từng bước đáp ứng tốt điều kiện học tập, nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc. 

 

Đứng nhìn những dãy phòng học xây dựng kiên cố, rộng lớn, đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất của Trường Mầm non Phú Mỹ, xã Phú Mỹ, một xã có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống thuộc huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, ông  Lý Văn Lên, người dân địa phương hồ hởi nói: “ Đến với trường mới tôi thấy xây dựng rất là khang trang, sạch sẽ, đầy đủ đồ dùng, đồ chơi cho các cháu học tập. Sân chơi thì thoáng mát. Tôi rất là vui mừng và yên tâm.

Sau gần 2 năm đầu tư, xây dựng theo hướng đạt chuẩn quốc gia, với kinh phí hơn 14,5 tỷ đồng, trường Mầm non Phú Mỹ chính thức đưa vào giảng dạy trong năm học mới này (2019-2020). Hiệu trưởng Nguyễn Thị Ánh Hường cho biết: trường được xây dựng trên diện tích gần 3.500m2, gồm 8 phòng học và các khu hiệu bộ, nhà bếp, bếp ăn và khu quản trị, đáp ứng cho hơn 240 em mầm non học tập và ở bán trú. 

“ Đầu năm học đưa các cháu đến trường thấy phụ huynh rất là phấn khởi, hào hứng. Phụ huynh thường đứng để xem những đồ dùng học tập, đồ chơi ngoài trời, dắt các con tham quan trường lớp. Và phụ huynh cũng khen về cơ sở vật chất của nhà trường rất khang trang, phụ huynh rất là an tâm, yên tâm để các cháu đến học và ở bán trú.”

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, chiếm hơn 30% dân số của tỉnh. Trong thời gian qua, tỉnh luôn ưu tiên quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp vùng đồng bào dân tộc Khmer, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các em học tập tốt, cũng như rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa vùng dân tộc và thành thị. Năm ngoái, tỉnh cũng đưa vào giảng dạy Trường Dân tộc nội trú Trung học cơ sở Trần Đề, huyện Trần Đề, giúp hơn 280 em học sinh dân tộc Khmer ở địa phương này có thêm điều kiện học tập.

Theo sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sóc Trăng, tính đến cuối năm học 2018-2019, toàn tỉnh có 540 trường từ Mầm non đến Trung học phổ thông; trong đó, có 280 trường xây dựng ở khu vực có đông đồng bào dân tộc Khmer. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia vùng đồng bào dân tộc chiếm gần 50% trong tổng số trường đạt chuẩn quốc gia của tỉnh. Bên cạnh đó, tỉnh còn có 10 trường phổ thông Dân tộc nội trú. Với  cơ sở vật chất này đã phục vụ tốt việc học tập cho hơn 80 ngàn học sinh dân tộc Khmer trong toàn tỉnh theo học hàng năm. Ông Châu Tuấn Hồng, Phó Giám đốc sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Sóc Trăng nhấn mạnh: 

“Hiện nay, đặc biệt là trong năm học mới này điều kiện cơ sở vật chất trường lớp ở vùng đồng bào dân tộc Khmer cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu học tập của con em đồng bào dân tộc. Có thể đảm bảo được từng bước nâng dần chất lượng giáo dục cho học sinh người dân tộc. Điều này cũng cho thấy là ngành Giáo dục – Đào tạo của tỉnh cũng luôn quan tâm đầu tư xây dựng cho trường lớp ở tại những vùng đồng dân tộc thiểu số trong thời gian qua.”

Chuẩn bị cho năm học mới 2019-2020, Sở Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng đã cùng các ngành liên quan rà soát và tổng hợp tổng kinh phí cần đầu tư cho các trường phổ thông Dân tộc nội trú và một số trường phổ thông vùng đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh với tổng kinh phí hơn 300 tỷ đồng. Theo đó, nhiều  trường lớp được đầu tư nâng cấp và sửa chữa các hạng mục công trình nhằm đảm bảo đủ phòng học chuẩn bị tốt cho năm học mới này.

Còn tại tỉnh Trà Vinh, năm học này có gần 56 ngàn học sinh phổ thông nhập học, trong đó có hơn 31% là con em đồng bào Khmer. Hàng năm, để chuẩn bị cho năm học mới, các cấp, các ngành đi đầu là ngành giáo dục triển khai nhiều hoạt động nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho tất cả trẻ em trên địa bàn được đến trường, nhất là học sinh nghèo và con em đồng bào dân tộc. Nhờ vậy mà từ nhiều năm nay, tỷ lệ học sinh Khmer đến trường luôn tương đương với tỷ lệ dân số đồng bào Khmer trong tỉnh.

Không chỉ quan tâm chăm lo cho trẻ khó khăn có điều kiện đến trường, hàng năm tỉnh Trà Vinh còn đầu tư hàng trăm tỷ đồng để kiên cố hóa phòng học, với mục tiêu đến năm 2020 sẽ xóa toàn bộ số phòng học tạm bợ. Toàn tỉnh Trà Vinh hiện có 464 trường từ mầm non đến trung học phổ thông, trong đó, có 8 Trường phổ thông dân tộc nội trú, tiếp nhận gần 2.200 học sinh dân tộc theo học, đạt hơn 13% số học sinh dân tộc trên địa bàn. Ông Thạch Tha Lai, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Trà Vinh cho biết: 

 “Cơ sở vật chất các trường vùng đồng bào, cơ bản được tỉnh, ngành đầu tư nhiều. Riêng hệ thống trường Phổ thông dân tộc nội trú mỗi huyện đều 1 trường và 1 trường tỉnh. Về số học sinh được học tại trường cơ bản đạt chỉ tiêu Quyết định 1033 của Thủ tướng.”.

 Các tỉnh khác có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống trong khu vực như An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang năm học mới này cũng đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng để sửa chữa nâng cấp trường học vùng đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhằm tạo điều kiện tốt nhất để con em đồng bào Khmer đến trường. Nhờ đó, chất lượng giáo dục không ngừng nâng lên, góp phần vào sự phát triển chung của cả vùng./.

Thạch Hồng - Sa Oanh-VOV

 

Bhumi
Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC