Hu patoa veik bruk menyim tapa 4 rai, muk H’Trên Êban bangsa Ê Đê daok di palei Kmrơng Prong A, xã Ea Tu, ban sit Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk biak hadah mbaok mate saong bruk menyim khan bai meng kan di bangsa drei. Camereip ngak randap saong danieng menyim, merai bhong mbong kanjiak jao meng umo 12 thun, mbiah tal ini muk H’Trên Êban hu labaih 20 thun kak kajap saong khan bai, saong lac sa dalam dom urang joi menyim khan bai di buon Kmrơng Prong A:
“ Dahlak bac menyim meng 12 thun, tapa 4 rai ye, meng muk kaok, muk ceik, muk pajeng amaik saong tal dahlak. Kayua bruk ini di bangsa dre patoa veik, njauk brei khik ka suai lavik. Hadei ini, piah patoa veik ka anek kumei drei, ka taco di drei tra.”
Jeng sahaneng brei khik ramik ilamu bangsa, muk H’Biếk Byă daok di puk Kmrơng Prong A, xã EaTu, ban sit Buôn Ma Thuột kak kajap saong bruk menyim khan bai labaih 30 thun. H’Biêk Byă khan lac, piah nbgak tabiak khan bai thổ cẩm ghieh mekre ye abih biak ralo tukvak, prein yawa; urang menyim brei kham merat tari tareng, tangin ghieh ngak. Khan bai tho cam ngak tabiak gam piah pandar dalam sang, gam piah alin ndam lakhah, uan tame sang birau, pablei ka tuai damuai. Yaom lac khan bai ngak tabiak kan pablei, min baoh sang daok khik bruk menyim khan bai tui adat meng kan caik veik.
“ Hu harei menyim, hu harei padeih, nao pablei jeng kan, oh daok tani tanat, jien duah hu oh ginup ka raidiuk, urang ngak tabiak hu cong ty blei meng tani tanat. Khik ramik ilamu meng kan, meng ong muk caik veik ka anek taco harei hadei bac khik veik, kayua lac ini bruk ngak di muk kei drei.”
Yaom lac bruk ngak meng kan , hu xã hội pok meyaom song karja pachreih patagok min menyim khan bac di xã Ea Tu, ban sit Buôn Ma Thuột dok mbuan si lahik nao. Ong Y Bây Kbuôr, Akaok palei Kmrơng Prong A brei thau, palei hu 342 boh sang, min urak ni dok 85 urang thau menyim khan bac, tong abih nan lac urang prong thun. Hatai khin pandar khan bai dalam yaok boh sang oh dok rilo, abih di nyu nan lac rai ranaih umo meda takre thời trang bahrau. Yaom lac karja pachreih ba pambuak song tagok bruk menyim khan bai meng kan, min urak ni jien duah hu meng bruk ni oh ginup mbang. Hu rilo hợp tác xã menyim khan bac hu padang tabiak, min bruk pablei pandap dok gaok rilo kan kandah. Akaok palei Y Bây Kbuôr dut hatai lac, tui bruk yau ini, bruk ngak meng kan di urang Ê Đê dalam palei mbuan si lahik nao.
“Bruk ni palei drei dok pambuak pagam hu bruk meng kan di muk kei caik veik. Urak ni, rai ranaih takik thau bruk ngak ni, kayua rilo meng lac dom ayut bac bloh nao ngak atah, dom urang prong thun ieu lac dom nghệ nhân prong thun jeng aruah abih. Min hadei di ni cong khin bruk ni hu khik veik suai lavik, hulin cong khin hu sa tổ hợp tác pataom dom adei saai veik , hợp tác xã blei veik dom pandap di adei saai drei ngak tabiak. Min bo nyu kan kandah hasit, ka sa brei hu phun jien song menuac urang piah ngak, pagap yau sa hợp tác xã hu takik di abih lac 15 urang song jamriak nan brei buh jien tabiak labaih 100 triệu đồng”.
Yaom lac karja saong gah chức năng pachreih khik ramik saong patagok, min bruk menyim khan bai di urang bangsa Ê Đê di mbon Kmrơng Prong A, xã Ea Tu, ban sit Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk daok dang anak bruk mbuan lahik nao. Ini lac bruk haduh hatai di dom urang abih hatai saong bruk menyim khan bai meng kan.
Trăn trở với nghề dệt thổ cẩm ở buôn Kmrơng Prong A
Được truyền nghề qua 4 đời, bà H’Trên Êban, dân tộc Ê Đê ở buôn Kmrơng Prong A, xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk rất tự hào với nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Bắt đầu làm quen với khung dệt và sợi chỉ màu từ khi 12 tuổi, đến nay bà H’Trên Êban đã có hơn 20 gắn bó với thổ cẩm, và là một trong những người có tay nghề giỏi ở buôn Kmrơng Prong A.
“Tôi học dệt từ 12 tuổi, truyền 4 đời rồi, từ hồi bà cụ đến bà ngoại rồi tới mẹ và giờ tới tôi. Tại vì cái đồ này là đồ truyền thống của dân tộc mình, phải giữ gìn đồ truyền thống của mình để lâu dài. Sau này, để truyềncho con gái của mình, cháu của mình nữa”.
Cũng với ý thức giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc, bà H’Biếk Byă ở buôn Kmrơng Prong A, xã EaTu, thành phố Buôn Ma Thuột đã gắn bó với nghề dệt thổ cẩm hơn 30 năm. H’Biếk Byă tâm sự, để làm ra được sản phẩm thổ cẩm đẹp phải tốn rất nhiều thời gian, công sức; đòi hỏi người dệt phải kiên trì, khéo léo. Sản phẩm thổ cẩm làm ra vừa để sử dụng trong gia đình, làm quà tặng trong các dịp cưới hỏi, mừng nhà mới, quà lưu niệm khách quý. Mặc dù sản phẩm làm ra khó tiêu thụ, nhưng gia đình vẫn duy trì nghề dệt thổ cẩm theo phong tục từ xưa để lại.
“ Có ngày dệt, có ngày không, đi bán cũng khó, không được ổn định, không đủnuôi được gia đình, họ màmở công ty mua thì được ổn định. Giữ bản sắc văn hoá từ cái hồi xưa, từ ông bà để cho con cháu sau này, để mãi để mãi, không làm mất đi công việc của mình. Sau này, để cho con cái mình học hỏi lâu dài, tại vì phong tục mà”.
Dù là nghề truyền thống, được xã hội tôn vinh và chính quyền khuyến khích phát triển nhưng dệt thổ cẩm ở xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột đang có nguy cơ mai một. Ông Y Bây Kbuôr, Buôn trưởng buôn Kmrơng Prong A cho biết, buôn có 342 hộ, nhưng hiện còn 85 người biết dệt thổ cẩm, hầu hết là người lớn tuổi. Nhu cầu sử dụng thổ cẩm trong mỗi gia đình không còn nhiều, đặc biệt thế hệ trẻ chỉ ưa chuộng thời trang hiện đại. Mặc dù Nhà nước khuyến khích duy trì và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống, nhưng thực tế nguồn thu nhập từ công việc này không đảm bảo cho cuộc sống. Đã có nhiều hợp tác xã dệt thổ cẩm được thành lập, nhưng việc tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Buôn trưởng Y Bây Kbuôr trăn trở, với tình hình này, nghề truyền thống của người Ê Đê trong buôn có nguy cơ thất truyền.
“Cái nghề này là buôn mình vẫn còn duy trì được cái nghề truyền thống của ông bà để lại. Hiện tại, nói chung là lớp trẻ ít biết được cái nghề này, tại vì đa số các bạn học xong rồi đi làm xa, các cụ già, gọi là các nghệ nhân cao tuổi đã chết vàđã đi. Nhưng mà sau này muốn cái nghề này sẽ tồn tại về lâu về dài, tôi mong muốn có một tổ hợp tác tập trung lại các chị em, hợp tác xã đó là sẽ thu mua lại các sản phẩm của chị em mình làm ra. Nhưng mà nó hơi khó, thứ nhất phải có nguồn vốn và con người để làm, ví dụ một hợp tác xã cần thiết ít nhất là 15 người và cái máy đó phải đầu tư hơn 100 triệu đồng”.
Mặc dù chính quyền và ngành chức năng khuyến khích duy trì và phát triển, nhưng nghề dệt thổ cẩm của người Ê Đê ở buôn Kmrơng Prong A, xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk vẫn đứng trước nguy cơ mai một. Đây là nỗi trăn trở của những người có tâm huyết với nghề dệt thổ cẩm truyền thống./.
Viết bình luận