Tui yaok pataom di Mentri Pato megru, dalam taneh ia hu labaih 43 ribau labik pato megru meng pakat mầm non tal đại học. Piah caga labik ka thun bac birau, tukvak tapa, dom palei hu padang ngak, pasiam veik dom bilik bac meng dom phun jien karei di gauk yau dom danak dak daong pandap panda, jak ba xã hội hóa, phun jien trái phiếu Rajaei…Meng dom phun jien, dom palei hu padang ngak pabak tame labaih 14 ribau bilik bac. Dom palei hu ngak siam yau Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Thừa Thiên- Huế, Kon Tum, Long An...Yau nan min, di dom palei, duk bilik bac pandap panda pato bac oh ka pabak hu bruk bac di anek saih saong bruk salih birau danak dak pato megru. Ong Lê Thanh Liêm, Phó akok UB bhap bini Ban raya HCM lac, dalam thun bac 2018 -2019, ban raya ba tame pandar 977 duk bilik bac birau, jien buh tame ngak abih tih labaih 2 ribau 700 tỷ đồng min bruk brei ka taong abih anek saih di ban raya hu labik bac tuk halei jeng lac bruk having akaok ngan saong urang jakar meng rilo thun tapa:
Di ban raya sa thun menuac sia tagok labaih 200 ribau nan ye duk bilik bac brei padang ngak yaok thun, tha thun labaih 1 ribau duk bilik bac jeng lac bruk trak ralo ngan saong ban raya.
Dalam tuk sang bac, tal bac di dom palei oh ka pabak ginup bruk bac da-a di anek saih ye duk bilik bac khang kajap hu takik, duk bilik bac tạm daok ralo. Urak ini, duk bilik bac di dom labik pato megru công lập lac labaih 584 ribau min dalam nan tok hu jaik 75% lac duk bilik khang kajap, daok labaih 19% duk bac meteh khang kajap saong labaih 5% duk bac nyim, duk bac tạm, apah. Pakat mầm non hu duk bac khang kajap takik di abih, birau hu labaih 62%. Makna lac kayua dom sang bac biak rilo, daok rah bah dalam taneh ia dalam tuk phun jien buh tame ngak di gah pato megru daok kan kandah. Phun jien buh tame padang ngak sang bac, tal bac daok takik, ngak brai rai, yau nan ye oh ka lagaih. Ong Nguyễn Thanh Bình, Akok UB bhap bini tỉnh An Giang brei thau:
“Taneh di bhum palei ini lac taneh laman yau nan ye dahlau diah sa bilik bac Mentri brei ngak 250 triệu, min 250 trieu nan ngan saong bhum taneran kraong Cuu Long tuk padang takai sang abih meteh blaoh. Kayua yau nan ye, tuk tamat bruk ngak pakhang pakajap sang bac saong sang công vụ ngak tok hu meteh sang bac, tal bac duk saong bruk ba tabiak.”
Piah pasiam bruk kurang sang bac, tal bac, gah pato megru di dom palei brei parilo anek saih di tal bac atau brei padeih salih tukvak bac piah taong abih anek saih bhum palei hu labik bac. Ngan saong 2 ban praong Hà Nội saong Ban raya Ho Chi Minh manuac sia tagok samar ye bruk ngak brei taong abih anek saih hu labik bac saong trun takik anek saih dalam tal bac piah pabak hu bruk salih birau danak dak patao megru tuk halei jeng lac kan kandah. Ong Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở Pato Megru Hà Nội brei thau, caga ka thun bac birau Hà Nội hu padang ngak 70 sang bac birau saong pasiam veik 387 sang bac ngan saong yaom jien labaih 5 tỷ đồng. Kayua manuac sia tagok samar, rilo khu đô thị, khu công nghiệp patui gauk ngak birau ba tal kurang sang bac, tal bac a abih di nyu lac di dom quận yau Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Đông:
“ Dalam ban raya, bruk ngak duk bilik bac biak ralo, min piah pabak chip ka dom khu vực ye oh ka sumu, ba tal bruk lac hu labik hu biak rilo anek saih, saong tal bac jeng tagok rilo anek saih.”
Gam saong kan kandah ka sang bac, tal bac ye pandap panda duh ka bruk bac saong pato di dom labik pato megru jeng daok kurang saong biak klak. Jaman vệ sinh jeng oh ka njauk tui tanut quy định daok mboh ralo, ia hacih di dom sang bac daok kurang…Metri pato megru khan lac, meyeh dom palei oh pasiam hu dom kan kandah gah sang bac, tal bac, pandap bac ye tantu nyu ngak kan kandah tal bruk pato pakai taong abih gah ka anek saih./.
Năm học mới vẫn lo thiếu cơ sở vật chất nâng cao chất lượng dạy học
Năm học 2019-2020 đã bắt đầu, nhưng tại nhiều địa phương trên cả nước vẫn còn tình trạng thiếu cơ sở vật chất, tỷ lệ phòng học kiên cố còn thấp, số phòng học tạm còn nhiều. Do sỹ số học sinh tăng trong khi nguồn đầu tư hạn hẹp, nên tình trạng giảm số lớp và tăng sỹ số học sinh trong một lớp vẫn tiếp diễn ở một số trường trong năm học này, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Bài viết của PV Minh Hường phản ánh tình trạng này:
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước có trên 43 nghìn cơ sở giáo dục từ bậc mầm non đến đại học. Để chuẩn bị cơ sở vật chất cho năm học mới, thời gian qua, các địa phương đã thực hiện xây dựng, sửa chữa các phòng học bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như các chương trình, đề án hỗ trợ cơ sở vật chất, huy động xã hội hóa, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ... Lồng ghép các nguồn vốn, các địa phương đã đầu tư xây dựng bổ sung hơn 14 nghìn phòng học. Một số địa phương thực hiện đạt kết quả tốt như Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Thừa Thiên- Huế, Kon Tum, Long An... Tuy nhiên, tại một số địa phương, cơ sở vật chất vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển về quy mô học sinh và yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục. Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong năm học 2018-2019, thành phố đã đưa vào sử dụng 977 phòng học mới, với tổng kinh phí trên 2 nghìn 700 tỷ đồng nhưng việc đảm bảo 100% học sinh trên địa bàn thành phố có chỗ học luôn là áp lực với chính quyền địa phương nhiều năm qua: "Đặc thù của thành phố thì một năm như vậy dân số tăng thêm khoảng 200 ngàn dân thành ra phòng học mới phải thường xuyên xây, 1 năm trên dưới khoảng 1 ngàn phòng học cũng là áp lực lớn với thành phố."
Trong khi trường, lớp học ở một số địa phương chưa đáp ứng đủ nhu cầu của học sinh thì tỷ lệ phòng học kiên cố còn thấp, số phòng học tạm còn nhiều. Hiện số phòng học ở các cơ sở giáo dục công lập là hơn 584 nghìn phòng nhưng trong số này chỉ có gần 75% là phòng học kiên cố, vẫn còn hơn 19% phòng học bán kiên cố và hơn 5% phòng học nhờ, phòng học tạm, phòng đi thuê. Bậc mầm non có tỷ lệ phòng học kiên cố thấp nhất mới đạt trên 62%. Nguyên nhân do số lượng trường lớn, trải rộng khắp cả nước so với nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất của ngành giáo dục – đào tạo còn khó khăn. Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp còn hạn hẹp, đầu tư còn dàn trải, hiệu quả chưa cao. Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang nêu thực tế: " Vùng đất này là vùng đất thổ nhưỡng rất là mềm do vậy nêu trước đây 1 phòng học bộ quy định là 250 triệu, nhưng 250 triệu này thì đối với đồng bằng sông cửu long rõ ràng là khi làm nền móng thì hết một nửa rồi. Do vậy khi kết thúc giai đoạn kiên cố hóa trường lớp và nhà công vụ nên chỉ thực hiện được 50% trường lớp dự kiến."
Để khắc phục tình trạng thiếu trường, lớp học, ngành giáo dục một số địa phương đã phải thực hiện tăng sỹ số học sinh trên lớp hoặc tổ chức nghỉ học luân phiên để đảm bảo 100% học sinh trên địa bàn có chỗ học. Với 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ tăng dân số cơ học nhanh thì việc đảm bảo 100% học sinh có nơi học và thực hiện giảm sỹ số học sinh trên lớp để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục luôn là bài toán khó. Ông Lê Ngọc Quang, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, chuẩn bị cho năm học mới Hà Nội đã xây dựng 70 trường học mới và sửa chữa 387 trường với kinh phí trên 5 nghìn tỉ đồng. Do dân số cơ học tăng nhanh, nhiều khu đô thị, khu công nghiệp tiếp tục xây mới đã gây tình trạng thiếu trường, lớp học đặc biệt là ở các quận như Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Đông: "Toàn thành phố, số liệu mà đầu tư cơ sở vật chất thì rất là lớn, tuy nhiên để đáp ứng ở một số khu vực ngay lập tức thì cũng không thể đáp ứng được, dẫn đến vẫn có khu vực quá tải và sỹ số học sinh cao."
Cùng với khó khăn về trường, lớp học thì trang thiết bị phục vụ dạy và học ở nhiều cơ sở giáo dục còn thiếu và lạc hậu. Số nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn theo quy định còn cao, công trình nước sạch tại một số điểm trường còn thiếu...Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận định, nếu các địa phương không khắc phục được những khó khăn về cơ sở vật chất trường, lớp học thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh./.
Viết bình luận