Glai pacang caga Dầu Tiếng praong labaih 33.000 ha lac sa dalam dom taneh glai mbuan aopui khuah pakat 5. Akok bilan pandiak thu, Mban khik iek glai hu ba tabiak bruk pacang, caga glai, brei hu rilo phương tiện, brei urang hu mbaok luac harei melam, kuang padang ia di dom balai khik iek. Dom urang gah khik iek glai jeng brei ngak dahlau jalan băng mbong piah cakak apui khuan tapa labik karei…Kan kandah kayua labik ini nyu praong, daok kandauk, mikva daok pablak dalam glai saong bhian randap tame glai duah pandap mbang saong mein…yau nan ye daok rilo bruk ba tal apui khuah glai. Ong Vũ Anh Đức, Phó giám đốc Ban mbang khik iek glai pacang caga Dầu Tiếng lac:“Mban khik iek glai hu ba tabiak bruk aph mikva urang bangsa di labik ini daong tame bruk khik iek glai. Hu yau nan, tukvak tapa bruk am cuh glai ngak apuh takik nao. Tapa nan, dom baoh sang urang bangsa takik hu daong drei pacang caga apui khuah glai.”
Dom bhum palei karei, bruk brei ngak dahlau pacang caga apui khuah glai jeng hu dom pakat, dom gah saong karja palei baik caik hatai sang ka. Di xã Tân Hòa, huyện Tân Châu lac bhum palei hu 18.000 ha glai, meng hu bruk pacang caga glai hu siam yau nan oh rah tabiak bruk apui khuah glai. Muk Võ Thị Ngọc Hân, Phó akok Ub bhap bini xã Tân Hòa, huyện Châu Thành lac:“ UB bhap bini peih bruk pathau khan jak ba pei ngak dom sarak hukum ka bruk khik caga glai piah mikva hu thau, abih di nyu lac glai angok halau. UB bhap bini hu brei ka dân quân, công an bhian tui iek jeng yau tame iek đột xuất dom labik glai sit mnbuan apui khuah.”
Meng ngak siam bruk pathau khan bo mikva hu salih jalan sahaneng siam jang ka bruk khik caga glai, takik am cuh glai mek njuk, mek taneh pala drak…yau dahlau diah. Dom baoh sang jeng hu mbaok tangin tame bruk pala glai saong dom Mban khik iek glai hu yau nan piah thau sahaneng tal bruk sangka iek glai jang. Sa-ai Nguyễn Văn Lai, daok di xã Thạnh Bắc, huyện Tân Biên lac:“Piah takik apui khuah glai njauk brei pacang caga meng camereip. Dahlak ngak hu 20 thun ini min oh ka gaok kan kandah hagait. Ngan saong glai njauk brei ramik hacih dahlau, klak apui khauh glai.”
Ong Mang Văn Thới, Akaok Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Tây Ninh lac, đơn vị hu jak ba dom Hạt kiểm lâm padang ngak dom jaln pacang caga apui khuah di dom labik glai, brei ngak tui jalan 4 di labik meyah hu apui khuah; abih di nyu brei caik hatai tal bruk pathau khan, jak ba bhap bini hu mbaok tame:“ Ngan saong jaln pacang caga lac bruk njauk ngak dahlau di abih ye oh bruk halei karei di bruk pathau khan. Ini lac bruk ngak di dom pakat, dom gah saong lac di taong abih bhap bini, abih di nyu lac bhap bini daok taphia glai. Hu bhap bini tame khik iek caga glai ye menmg hu siam jang.”
Tỉnh Tây Ninh hu labaih 63.000 ha glai, ngan saong 45.700 ha glai tamuh eng saong 17.700 glai pala. Kayua taneh glai praong, gah chức năng ye takik manuac, ye daok dalam bilan pandiak bhang yau nan ye mbuan apui khuah glai rilo. Yau nan ye, gah kiểm lâm daok jak ba rilo gah pambuak saong jakar palei jeng yau dom gah karei tra piah pacang caga apui mbuan khuah glai oh thau tuk halei./.
Tây Ninh: Bảo vệ rừng trước nguy cơ "giặc" lửa tấn công
Rừng phòng hộ Dầu Tiếng có diện tích rộng hơn 33.000 hécta là một trong những khu rừng có nguy cơ cháy ở cấp độ 5. Ngay từ đầu mùa khô, Ban quản lý rừng đã lên phương án phòng, chống cháy rừng, tăng cường bố trí thêm phương tiện, nhân viên trực 24/24 giờ, bồn chứa nước, dụng cụ ở các chốt trạm. Các lực lượng cũng đã đốt chủ động, tạo đường băng trắng để đảm bảo không cháy lan...Khó khăn là địa bàn quản lý rộng, địa hình chia cắt, người dân sống đan xen trong rừng và vẫn còn thói quen sinh hoạt trong rừng…nên còn tồn tại nhiều nguy cơ. Ông Vũ Anh Đức, Phó giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ Dầu Tiếng nói: “Ban quản lý có đề ra phương án thuê hộ đồng bào dân tộc cùng làm công tác bảo vệ rừng. Nhờ đó thời gian qua tình trạng đốt nương làm rẫy thì có nhưng nhỏ lẻ không đáng kể. Qua đó nhờ các hộ đồng bào cùng với mình thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy.”
Tại các địa phương khác, công tác chủ động phòng chống cháy rừng cũng được các cấp, các ngành và chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Tại xã Tân Hòa, huyện Tân Châu, nơi có 18.000 héc ta rừng, nhờ làm tốt công tác phòng chống nên trên địa bàn xã không phát hiện trường hợp cháy rừng nào. Bà Võ Thị Ngọc Hân, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Hòa, huyện Tân Châu nói: “UBND tổ chức tuyên truyền vận động phổ biến các chính sách pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng để người dân nắm bắt, đặc biệt đây là rừng đầu nguồn. UBND cũng bố trí dân quân, công an tuần tra thường xuyên và tuần tra đột xuất những tiểu khu dễ cháy.”
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền mà người dân cũng đã có ý thức tốt hơn trong việc bảo vệ rừng, hạn chế tối đa tình trạng đốt rừng để lấy củi, lấy đất trồng cây…như trước. Các hộ dân cũng được ký hợp đồng trồng rừng với các Ban quản lý nên càng có ý thức chăm sóc rừng. Anh Nguyễn Văn Lai, ngụ xã Thạnh Bắc, huyện Tân Biên nói: “Hạn chế cháy rừng phải hạn chế từ đầu. Tôi làm đã 20 năm mà không có sự cố gì cả. Với rừng thì phải xử lý trước, làm sạch sẽ thì sẽ không bị cháy.
Ông Mang Văn Thới, Chi cục trưởng Cục Kiểm lâm tỉnh Tây Ninh cho biết, đơn vị đã đôn đốc các Hạt kiểm lâm xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy tại cơ sở, thực hiện phương châm 4 tại chỗ trong trường hợp có cháy; đặc biệt chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động quần chúng cùng tham gia: “Với phương châm phòng là chính thì phương án đầu tiên không cách nào khác là tuyên truyền. Đây là trách nhiệm của các cấp, các ngành và đồng thời của toàn dân, nhất là nhân dân gần rừng. Chỉ có lực lượng quần chúng tham gia công tác bảo vệ rừng thì mới ngăn ngừa hiệu quả.’
Toàn tỉnh Tây Ninh có trên 63.000 ha rừng, với 45.700 ha rừng tự nhiên và 17.700 ha rừng trồng. Do diện tích rừng lớn, lực lượng chức năng còn mỏng, lại đang mùa nắng nóng nên nguy cơ cháy đang ở mức rất cao. Chính vì thế, ngành kiểm lâm đang huy động tối đa lực lượng, phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng khác để chủ động bảo vệ rừng trước nguy cơ "giặc" lửa có thể tấn công bất cứ lúc nào./.
Viết bình luận