Thun bac bahrau di Bình Thuận: Daok rilo kan kandah di bhum urang bangsa takik
Chủ nhật, 00:00, 01/09/2019 Vinh Toan Vinh Toan
Jaik tame thun bac bahrau 2019-2020, min rilo labik pato di dom bhum urang bangsa takik di tỉnh Bình Thuận jeng daok nanrilo kan kandah. Kadha vak di Đoàn Sĩ – urang vak di rayo sap ndom VN daok di ban raya HCM hu ndom tal bruk ini:

Dalam dom harei kreh bilan 8 meng bloh, sa-ai Bá Văn Ân – akaok palei Bình Thắng, xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận klaak abih bruk hit di drei piah gam saong dom kapul nyaom, dom cei gru, anai gru di sang bac THCS Phan Hòa nao tal sang dom adei anek saih piah khan brei thau harei tame thun bac bahrau 2019-2020. Oh caik brei gaok kan kandah yau dom thun dahlau, hadei di harei tame thun bac bahrau 19/8, meyah adei halei oh ka nao bac ye gru pato haong karja palei nao taom gaok amaik ame di anek saih nan piah jak ba brei anek nao bac. Kayua 2 bilan hè, rilo adei tame ban raya HCM ngak bruk. Mboh ngak hu jien, dom amaik ame brei anek di drei padeih bac piah nao ngak.

Thun bac bahrau 2019-2020, Sang bac THCS Phan Hòa hu jaik 700 anek saih, min harei peih thun bac bahrau meng bloh (19/8) labaih 50 adei oh hu mbaok. Gru Nguyễn Văn Liêm - Phó Hiệu trưởng Sang bac THCS Phan Hòa brei thau, kayua dom adei nao ngak di Sài Gòn oh ka mai, dom adei karei tui amaik ame nao ngak puh atah oh ka thau harei tame thun bac bahrau,…ye sang bac daok pambuak haong karja palei nao jak ba. Min kan kandah di labik lac hu dom amaik ame takik sangka tal bruk bac da-a di anek bhik di drei saong daok kayua sang kan kandah. 

Jeng yau bhum urang bangsa Cam, dalam thun bac bahrau ini, rilo labik pato di dom bhum urang bangsa takik karei dalam tỉnh Bình Thuận daok dang anak dom kan kandah yau: jien daong ka anek saih 140 ribau đồng sa bilan oh daok, labik bac di rilo sang bac oh ka pabak hu bruk pato bac 2 jala sa harei... 

Sang bac Tiểu học Đồng Me daok dalam palei biak kan kandah di xã Đức Thuận, huyện Tánh Linh hu abih tih 140 anek saih. Taong abih jeng lac anek bhik bangsa J’Rai, dalam nan anek saih kan kathaot saong jaik kan kathaot hu tal meteh. Dahlau daih, taong abih anek saih di sang bac hu mbang tui Quyết định ka 93/2008/QĐ-UBND, harei 31 bilan 10 thun 2008 di UBND tỉnh Bình Thuận ka bruk daong jien brei ka anek anek saih bangsa takik daok di dom palei, xã, bhum ceik, bhum glaong dalam tỉnh. Meng nan, dom adei hu jien blei khan ao, takhaok, dép, tapuk, siphau, blei bảo hiểm tai nạn saong dom janih karei…Thun bac bahrau 2019- 2020, Quyết định ka 93 oh daok hiệu lực, dom adei anek saih saong dom amaik ame meda gaok oh takik kan kandah.  

Lingiu di nan, tui jalan ngak di Sở Nội vụ, dalam thun bac 2019 - 2020 brei trun biên chế tal bac di dom sang bac, dalam nan sang bac Tiểu học Đồng Me meng 140 anek saih di 10 tal bac, urak ini trun daok 5 tal bac. Anai gru Đặng Thị Hòa – Hiệu trưởng Sang bac Tiểu học Đồng Me, xã Đức Thuận, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận brei thau, bruk ramik veik ini biak kan kandah ka bruk pato saong bac di anek saih bangsa takiik kayua sap Việt lac sap ndom panuac puac ka 2 di dom adei. Abih di nyu lac anek saih bahrau tame tal bac 1 hu biak rilo adei oh ka thau biai sap Việt. Tui anai Hòa, jhui tui biên chế lac 35 anek saih sa tal bac tui mặt bằng chung di taneh ia, kayua ini lac anek saih bangsa taki, daok kurang rlo janih nan ye njauk biên chế oh tapa 20 anek saih yaok tal bac tui Công văn 9890 di Mintri Pato Megru ka bố trí 1 tal bac ngan saong bhum biak kan kandah. Anai Hòa daok brei thau lac: Njauk padang jalan ngak ka nyu jaik haong bruk di anak meta, bruk rami ramik veik anek saih di tal bac tui định mức lac bruk njauk ngak min biak caong urang pan akaok Phòng Nội vụ, Sở Nội vụ sangka tal bhum anek saih bangsa takik, bhum biak kan kandah piah rami ramik sĩ số anek saih sa tal bac ka nyu lagaih piah khik sĩ số anek saih, patrun patakik bruk anek saih lưu ban, klak bac, paglaong bruk bac da-a ka anek saih.

Bình Thuận urak ini hu 34 bangsa takik, hu abih tih 22.000 sang gam saong 98.000 menuac, meblah jaik 8% menuac sia dalam tỉnh. Mikva daok pataom gauk di 17 xã hu rilo bhap bini bangsa takik saong 31 palei daok pablak, rilo meng lac di bhum ceik, bhum glaong saong bhum biak kan kandah. Raidiuk di bhap bini daok rilo kan kandah, amaik ame nao ngak mbang pah piah hu jien diuk tapa harei, nan ye takik iek glang tal bruk bac da-a di anek bhik. 

Lingiu di nan, tui taong yaom di gah pato megru Bình Thuận, urak ini di pakat tiểu học, labik bac da-a di rilo sang bac oh ka pabak hu bruk pato bac 2 jala sa harei. Dom gru pato dom môn chuyên jeng daok kurang. Bruk salih bahrau jalan pato bac, salih bahrau bruk taong yaom anek saih jeng daok máy móc, oh ka lagaih.

  Piah ka chất lượng pato pakai anek saih bhum bangsa takik hu siam mekre, lingiu di bruk sangka lang talaih dom tavak tavaiy, gah pato megru Bình Thuận njauk hu dom jalan ngak piah pasiam dom kan kandah di dom labik pato bac dalam bhum urang bangsa takik, bhum biak kan kandah./.  

 

Năm học mới ở Bình Thuận: Ngổn ngang khó khăn ở vùng dân tộc thiểu số

     Sắp khai giảng năm học mới 2019-2020, nhưng nhiều điểm trường tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Thuận vẫn ngổn ngang khó khăn. Bài viết của Đoàn Sĩ – Phóng viên Đài TNVN thường trú tại Thành phố HCM đề cập vấn đề này: 

 

        Trong những ngày giữa tháng 8 vừa qua, anh Bá Văn Ân - Trưởng thôn Bình Thắng, xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận đã gác lại công việc nhà của mình để cùng với các đoàn thể và thầy cô giáo Trường THCS Phan Hòa đi đến tận nhà các em học sinh để thông báo ngày tựu trường năm học mới 2019-2020. Không để bị động như các năm trước, sau ngày tựu trường 19/8 nếu em nào vẫn chưa đến trường thì giáo viên cùng chính quyền địa phương đến gặp phụ huynh để vận động cho con em đến trường. Bởi 2 tháng hè, nhiều em đã vào thành phố HCM làm việc. Thấy làm có tiền, một số phụ huynh đã cho con em mình nghỉ học để đi làm. Ông Ân cho biết:”Có nhiều nguyên nhân, thứ nhất là gia đình khó khăn, thứ hai các em học quá yếu nên nản, thứ ba ở đây có người môi giới dụ các em vào thành phố làm thuê. Sau khi nhà trường thông báo về thôn rồi, học sinh đó tên gì, con ai thì thôn có thành lập ban và đi đến tận nhà để tìm hiểu nguyên nhân.”

Năm học mới 2019-2020, Trường THCS Phan Hòa có gần 700 học sinh, nhưng ngày tựu trường vừa qua (19/8) hơn 50 em vắng mặt. Thầy Nguyễn Văn Liêm - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Phan Hòa cho biết, do một số em đi làm ở Sài Gòn chưa về kịp, các em khác theo cha, mẹ đi làm rẫy ở xa không nhận được thông báo,… thì nhà trường tiếp tục cùng với chính quyền địa phương đi vận động. Nhưng cái khó là một số phụ huynh còn lơ là việc học của con cái mình và một phần do hoàn cảnh khó khăn. “Đối với học sinh địa phương đa số là người dân tộc rất khó khăn, ngoài học phí ra các em vẫn phải đóng các khoản khác như BHYT, hiện nay BHYT bắt buộc, vì vậy mong Nhà nước quan tâm xem xét cái chỗ học phí của con em người Chăm nói chung và xã Phan Hòa nói riêng có thể giảm phần nào không để cho các em đến trường đầy đủ hơn.

    Cũng như vùng đồng bào dân tộc Chăm, trong năm học mới này, nhiều điểm trường tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số khác trong tỉnh Bình Thuận đang đối mặt với những khó khăn như: tiền trợ cấp cho học sinh 140 ngàn đồng/tháng sẽ bị cắt, cơ sở vật chất của nhiều trường chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày... 
       Trường Tiểu học Đồng Me đóng trên địa bàn thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã Đức Thuận, huyện Tánh Linh có tổng số 140 học sinh. Tất cả là con em dân tộc J’Rai, trong đó học sinh thuộc diện nghèo và cận nghèo chiếm một nửa. Trước đây, tất cả học sinh của trường được hưởng chế độ theo Quyết định số 93/2008/QĐ-UBND, ngày 31 tháng 10 năm 2008 của UBND tỉnh Bình Thuận về chế độ trợ cấp đối với học sinh dân tộc thiểu số ở các thôn, xã, miền núi, vùng cao trên địa bàn tỉnh. Nhờ đó, các em có tiền mua sắm quần áo, giày dép, dụng cụ học tập, mua bảo hiểm tai nạn và đóng các khoản khác…Năm học mới 2019- 2020, Quyết định số 93 sẽ không còn hiệu lực, các em học sinh cũng như phụ huynh sẽ gặp không ít khó khăn.  

Bên cạnh đó, theo chủ trương của Sở Nội vụ, trong năm học 2019 - 2020 sẽ giảm biên chế lớp học của một số trường, trong đó Trường Tiểu học Đồng Me từ 140 học sinh chia cho 10 lớp, nay giảm xuống chỉ còn 5 lớp. Cô Đặng Thị Hòa – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đồng Me, xã Đức Thuận, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận cho biết, việc sắp xếp này vô cùng khó khăn cho việc dạy và học đối với học sinh dân tộc thiểu số vì tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai của các em. Nhất là học sinh mới vào lớp 1 rất nhiều em chưa biết nói tiếng Việt. Theo cô Hòa, không nên biên chế định mức 35 học sinh/lớp theo mặt bằng chung cả nước, vì đây là học sinh dân tộc thiểu số, có nhiều hạn chế riêng nên cần biên chế không quá 20 học sinh mỗi lớp theo Công văn 9890 của Bộ GD&ĐT về bố trí 1 lớp học đối với vùng đặc biệt khó khăn. Cô Hòa cho biết thêm: Cần xây dựng kế hoạch cho sát với thực tế, việc sắp xếp học sinh trên lớp học theo định mức là cần thiết nhưng rất mong lãnh đạo Phòng Nội vụ, Sở Nội vụ quan tâm đến các vùng đặc thù, vùng thuần học sinh dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn để sắp xếp sĩ số học sinh/lớp phù hợp nhằm duy trì sĩ số học sinh, hạn chế học sinh lưu ban, bỏ học, nâng dần chất lượng giáo dục học sinh.)

Bình Thuận hiện có 34 đồng bào dân tộc thiểu số, với gần 22.000 hộ/98.000 khẩu, chiếm gần 8% dân số toàn tỉnh. Bà con sống tập trung ở 17 xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số và 31 thôn xen ghép, chủ yếu miền núi, vùng cao và vùng đặc biệt khó khăn. Đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, phụ huynh phải đi làm thuê để có cái ăn qua ngày, nên việc chăm lo cho con cái học hành còn hạn chế. 

Bên cạnh đó, theo đánh giá của nghành giáo dục Bình Thuận, hiện ở cấp tiểu học, cơ sở vật chất của nhiều trường chưa đáp ứng được yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày. Tỉ lệ giáo viên dạy các môn chuyên vẫn còn thiếu so với yêu cầu. Việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới đánh giá học sinh vẫn còn lúng túng và máy móc.

Để chất lượng giáo dục cho học sinh vùng dân tộc thiểu số được toàn diện, ngoài việc quan tâm tháo gỡ những hạn chế chung, ngành giáo dục Bình Thuận cần có những giải pháp khắc phục khó khăn tại các điểm trường vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn./.
Vinh Toan
Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC