TPHCM: Khik ramik inem mek kiến trúc piah ngak pren khang cakrok patagok kinh tế
Thứ bảy, 00:00, 29/06/2019 Mộng Trang Mộng Trang
TPHCM lac đô thị daok ranaih, sami samar haong “thun umo” bahrau labaih 320 thun. Yau nan min dalam bal raya urak ini hu biak rilo inem mek, kiến trúc biak gheih hu padang ngak dalam luac tukvak cakrok patagok. Meng bruk đô thị hoá samar drah yau urak ini, bruk bal raya daok dang anak lac mbuan lahik nao dom inem mek kiến trúc biak hu yaom. Ngak habar piah gam khik hu bruk cakrok patagok kinh tế, gam khik ramik inem mek kiến trúc ka rai rah harei hadei? Duy Phương, urang vak di rayo sap ndom VN daok di bal raya HCM hu kadha vak ndom ka bruk ini.

Tui yaok pataom, TPHCM hu labaih 172 inem mek, dalam nan hu 40 inem mek (meblaih 23%) lac công trình kiến trúc meda patagok jeng labik rivang ma-in du lịch. Tal harei ini, dom kiến trúc ndung bak inem mek di bal raya yau Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện pasak, draak Bến Thành, UBND TPHCM…jeng daok hu mong lac biểu tượng, labik njuak vaih tame rivang meyah hu mbang nao tal bal raya kayua nyu ndung bak rilo yaom glaong gah mỹ thuật, ilamo, sajarah.

Dom chuyên gia mboh lac inem mek kiến trúc yao klak lingiu di bruk daong meyaih khan ilamo,  sajarah di sa taneh aia, sa bal raya, nyu daok lac sa nguồn lực kinh tế. Yau nan min, urak ini bruk khik ramik inem mek kiến trúc ini daok gaok rilo kan kandah. Hu dom inem mek daok hu urang ngak brei salih karei, pambak tal bruk cakrok patagok kinh tế yau patrun bruk rivang iek, du lịch, taphia di nan daok ngak lahik nao bruk siam gheih biak karei di bal raya, ngak ka rairah harei hadei oh daok mong mboh hu dom labik pambuak tal sajarah.

Pagap yau labik pasak bal raya, labik hu rilo inem mek kiến trúc oh ka hu xếp hạng. Meda bau tal nan lac mbaik tatua klau takai oh labik mhalei hu di bhum taneh Đông Nam Á di kênh Hàng Bàng (Quận 6), mblang bein Chi Lăng, Thương xá Tax, darak brah akaok meti di Sài Gòn (darak Trần Chánh Chiếu)… saong biak rilo hạng mục karei dak harei dak lahik nao oh daok mboh inem mek halei.

Tui Tiến sỹ Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử TPHCM, langiu dom kadha hu ndom di angaok nan, dom inem mek kiến trúc đô thị daok ndung bak giá trị kinh tế prong. Caong khik ramik, cakrok patagok inem mek ye bruk ngak akaok mereip nan lac njuak salih jalan saneng. Njuak mboh inem mek lac bản sắc di bal raya, ngak khut inem mek ye bal raya oh daok tamo bản sắc, oh meda cakrok patagok hu ilamo, du lịch. Yau nan, bruk khik ramik inem mek saong cakrok patagok đô thị njuak nao gam haong guak, njuak thau lac meda thoả hiệp saong ngak habar piah hài hoà haong guak. Amuk Hậu lac: Piah khik ramik inem mek dalam tuk cakrok patagok đô thị, lac mai meng karja saong gah đầu tư, labik dang praong lac urang roh duah saong bol bhap rah ra. Anak meta karja brei  hu meta mong atah brei mboh tapa bruk quy hoạch cambaih laih, peih ngak dom sarak khik ramik saong chế tài, gaok mai ba tabiak dom adat hukum bahrau piah khik ramik inem krung”.

Ndom ka makna ba tal inem mek njuak ngak khut, Kiến trúc sư Trần Văn Khải, urang dahlau diah pan akaok Duk Khik iek roh duah khoa học saong pato pakai hadei đại học, sang bac Đại học Kiến trúc TPHCM ndom lac hu yếu tố meng xã hội. Tuk yaom taneh tagok, inem mek kan daok tamo hu kayua hatai saneng padang ngak sang cao ốc hu laba jang caik veik dom công trình klak ini… Ong Khải ndom lac: jalan saneng ini lac jalan saneng suan. Bruk palai lahik sa inem mek oh njauk lac palai lahik sa baoh sang khut khat bo lac daok ngak lahik nao sa nguồn lợi kinh tế. Tui Kiến trúc sư Trần Văn Khải, piah langyah tavak tavaiy di bruk khik ramik inem mek saong cakrok patagok đô thị, dom công trình ngak kandah ka bruk cakrok patagok jeng biak kan. Jalan ngak lac ngak ka bruk khik ramik jeng pren khang cakrok patagok: Meda lac karja hu 3 janih dalam tangin, lac: quy hoạch pandar taneh, đầu tư hạ tầng cơ sở saong sarak jien je. Dom sarak karja oh lac tok pandar ngak bo daok njuak daong ka manuac sia. Ngak habar piah ka urang hu di sản hu jien mek tame rilo piah ka urang nan oh yah klak nao inem mek, yau nan ka urang meng khik ramik inem mek”.

Ndom ka bruk khik ramik inem mek pambuak pagam haong khai thác giá trị kinh tế, Kiến trúc sư Cao Thành Nghiệp, urang daok dalam Hội kiến trúc sư TPHCM ndom lac: Urak ini bruk quy hoạch inem mek di TPHCM daok klaak saoh ngak ka bruk yaok, pataom, duah inem mek bahrau yaok thun oh ka hu peih ngak dalam. Kayua yau nan ye, anak tal bal raya njuak ba tabiak quy hoạch inem mek tame dahlau ka nyu laghaih. Meyah oh hu quy hoạch ye bruk duah saong khik dom inem mek biak kan kandah. Pagap yau hu biak rilo yếu tố, ginup abih piah thau lac inem mek yau Dinh Thượng thơ min daok klaak nao. Ngan haong sa mblang taneh hu inem mek, doanh nghiệp jeng meda khik hu inem mek saong patagok giá trị khu taneh. Hu rilo jalan ngak quy hoạch, thiết kế công trình jeng khik hu yaom glaong ka po đầu tư taphia di nan jeng khik hu yaom glaong inem mek:“Khik ramik saong cakrok patagok nan lac dua mbaok hữu cơ, meyah ba tabiak bruk khik ramik siam ye bruk cak rok patagok đô thị di dom quận jaik taphia yau Quận 5, Quận 10... jeng hu cakrok patagok. Caong khin hu angan dom công trình khik ramik pakat bal raya bo oh cang xếp hạng lac inem mek pakat negar”.

Tukvak tapa, bal raya hu tacei dom sở ban ngành pambuak guak dalam bruk  langyah dom dự án pasiam veik inem mek. Yau nan min bruk thau oh cambaih dom quy định dalam Hukum inem mek ilamo jeng yau dom bruk tavak tavaiy ngan haong dom quy định di dom hukum karei ba tal tukvak thẩm định phê duyệt dui atah. Dalam bruk padang ngak harak gar hồ sơ xếp hạng inem mek jeng daok dom công trình bo po sở hữu atau urang dang tabiak pandar công trình oh ka samu guak kayua bruk xếp hạng ngak kan kandah tal bruk ramik pasiam veik. Daok gah jabat khik iek, ong Trương Kim Quân, akaok pasak khik ramik inem mek TPHCM brei thau: “Pambuak pagam tal dom công trình kiến trúc hu khik ramik bloh, ye dom công trình jaik taphia njuak hu trách nhiệm daong gah kinh tế. Tuk bruk padang ngak daok jaik taphia công trình di sản ye hu mbang tui ka hệ số pandar taneh, mật độ padang ngak”

Bruk khik ramik inem mek kiến trúc meda peih ngak gam haong bruk đô thị hoá, meyah  dom gah thau klah rabha kein laba haong guak. Po sở hữu inem mek atau doanh nghiệp meda ngak ka inem mek kiến trúc jeng pren khang cakrok kinh tế  piah patagok bruk rivang ma-in du lịch, khai thác yaom glaong ilamo. Prong di abih, khik ramik inem mek kiến trúc nan lac trách nhiệm saong nghĩa vụ di rai rah urak ini, gam iek prong sajarah, gam caik veik ka rai rah harei hadei dom drap ar biak hu yaom glaong./.

 

 

TPHCM: Giữ gìn di sản kiến trúc để làm nguồn lực phát triển kinh tế

 

TPHCM là đô thị trẻ, năng động với “tuổi đời” mới chỉ hơn 320 năm. Thế nhưng trên địa bàn thành phố hiện có rất nhiều di sản, kiến trúc đặc sắc được kết tinh lại trong suốt chiều dài phát triển. Với tốc độ đô thị hoá nhanh như hiện nay, vấn đề thành phố phải đối mặt là nguy cơ mai một dần những di sản kiến trúc quý báu. Bài toán nào để vừa hài hoà giữa phát triển kinh tế với việc gìn giữ di sản kiến trúc cho thế hệ mai sau? Phóng viên Duy Phương, thường trú Đài TNVN tại TPHCM có bài viết về vấn đề này:

 

Theo thống kê, TPHCM hiện có 172 di tích, trong đó có 40 di tích (chiếm 23%) là công trình kiến trúc có thể phát huy thành điểm đến du lịch. Cho đến nay, những tuyệt tác kiến trúc mang tính di sản tại thành phố như Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện trung tâm, chợ Bến Thành, UBND TPHCM…vẫn được xem là biểu tượng, điểm đến cần phải ghé thăm nếu có dịp đến thành phố bởi chúng chứa đựng nhiều giá trị về mỹ thuật, văn hoá, lịch sử.

Các chuyên gia cho rằng di sản kiến trúc cổ không chỉ góp phần quảng bá văn hóa, lịch sử của một quốc gia, một thành phố, mà nó còn là một nguồn lực kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay việc bảo tồn di sản kiến trúc còn gặp nhiều khó khăn. Một số bị biến dạng, xâm hại nghiêm trọng gây ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế như giảm sức hút du lịch, đồng thời gián tiếp làm mất đi vẻ đẹp đặc trưng của thành phố, khiến thế hệ sau này không còn được chiêm ngưỡng những dấu mốc lịch sử.

Điển hình nhất là khu vực trung tâm thành phố, nơi có khá nhiều di sản kiến trúc chưa được xếp hạng. Có thể kể đến như cây cầu ba cẳng độc nhất vô nhị khu vực Đông Nam Á ở kênh Hàng Bàng (Quận 6), công viên Chi Lăng, Thương xá Tax, chợ Gạo đầu tiên của Sài Gòn (chợ Trần Chánh Chiếu)… và rất nhiều hạng mục khác dần biến mất không còn một dấu vết nào.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử TPHCM, ngoài những yếu tố nêu trên thì các di sản kiến trúc đô thị còn mang giá trị kinh tế rất lớn. Muốn bảo tồn, phát triển di sản thì việc đầu tiên phải thay đổi từ quan điểm nhận thức. Phải thấy di sản là bản sắc của đô thị, phá di sản thì đô thị không còn bản sắc, không thể phát triển văn hóa, du lịch. Đương nhiên, giữa bảo tồn di sản và phát triển đô thị có sự vênh nhau nhất định, cần xác định có thể sẵn sàng thoả hiệp và đánh đổi để hài hoà cả hai. Bà Hậu nói: Để bảo tồn di sản trong quá trình phát triển đô thị, vai trò quyết định thuôc về chính quyền và nhà đầu tư, vai trò quan trọng là nhà nghiên cứu và cộng đồng. Trước mắt chính quyền phải có tầm nhìn thật sự thể hiện qua quy hoạch cụ thể, thực thi các chính sách bảo tồn và chế tài, thậm chí đưa ra các luật lệ mới để bảo tồn di sản.

 

Về nguyên nhân dẫn đến di sản bị xâm hại, Kiến trúc sư Trần Văn Khải, nguyên Trưởng phòng Quản lý nghiên cứu khoa học và Đào tạo sau đại học, Trường Đại học Kiến trúc TPHCM cho rằng có yếu tố từ xã hội. Khi giá đất tăng, di sản khó tồn tại bởi tư duy xây nhà cao ốc có lời hơn để lại công trình cổ… Ông Khải nhận định: tư duy này là hoàn toàn sai lầm. Việc phá hủy một di sản kiến trúc không đơn giản là phá hủy một ngôi nhà hư nát mà chính là tự phá đi một nguồn lợi kinh tế cho chính địa phương. Theo Kiến trúc sư Trần Văn Khải, để giải quyết mâu thuẫn giữa bảo tồn di sản và phát triển đô thị, một số công trình gây cản trở cho phát triển cũng rất khó. Giải pháp là biến bảo tồn thành nguồn lực phát triển: Ở góc độ nhà nước có 3 công cụ trong tay: quy hoạch sử dụng đất, đầu tư hạ tầng cơ sở và chính sách thuế. Các chính sách Nhà nước không chỉ bắt buộc mà phải nâng đỡ mọi người. Làm sao để người có di sản có thu nhập tốt để người đó không phá đi di sản, như vậy họ sẽ bảo tồn.

Đặt vấn đề bảo tồn di sản gắn liền với khai thác giá trị kinh tế, Kiến trúc sư Cao Thành Nghiệp, thành viên Hội kiến trúc sư TPHCM cho rằng: Hiện việc quy hoạch di tích ở TPHCM còn bỏ ngỏ khiến công tác kiểm đếm, phát hiện di tích mới hằng năm chưa được triển khai sâu. Vì vậy, sắp tới thành phố cần phải đưa quy hoạch di sản vào trước cho phù hợp. Nếu không có quy hoạch thì việc phát hiện và bảo tồn các di tích rất khó khăn. Chẳng hạn có rất nhiều yếu tố, đầy đủ để nhận diện là di sản như Dinh Thượng thơ nhưng lại bỏ đi. Với một khu đất có di sản, doanh nghiệp vẫn có thể giữ di sản và phát huy giá trị khu đất. Có rất nhiều giải pháp quy hoạch, thiết kế công trình vẫn bảo đảm giá trị cho chủ đầu tư đồng thời đảm bảo giá trị di sản:Bảo tồn và phát triển là hai mặt hữu cơ, nếu định hình bảo tồn khu vực trung tâm tốt thì công tác phát triển đô thị ở các quận xung quanh như Quận 5, Quận 10... cũng sẽ phát triển. Cần có danh sách các công trình bảo tồn cấp thành phố mà không cần đợi xếp hạng là di tích quốc gia.

Thời gian qua, thành phố đã yêu cầu các sở ban ngành phối hợp trong giải quyết các dự án tu bổ di tích. Tuy nhiên việc hiểu không rõ các quy định trong Luật Di sản văn hóa cũng như có những sự xung đột với các quy định của các luật khác dẫn đến thời gian thẩm định phê duyệt kéo dài. Trong công tác lập hồ sơ xếp hạng di tích vẫn còn các công trình mà chủ sở hữu hoặc người trực tiếp sử dụng công trình chưa đồng thuận bởi việc xếp hạng làm giới hạn sửa chữa, cải tạo. Về phía cơ quan quản lý, ông Trương Kim Quân, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích TPHCM cho biết:Liên quan đến các công trình kiến trúc đã được bảo tồn thì các công trình xung quanh phải có trách nhiệm hỗ trợ kinh tế. Khi họ ở cạnh công trình di sản thì đã được hưởng lợi về hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng.

Việc bảo tồn di sản kiến trúc hoàn toàn có thể song hành cùng với quá trình đô thị hoá, nếu như các bên biết hài hoà lợi ích với nhau. Chủ sở hữu di sản hoặc doanh nghiệp có thể biến di sản kiến trúc thành nguồn lực kinh tế để phát triển du lịch, khai thác giá trị văn hoá. Quan trọng hơn, bảo tồn di sản kiến trúc là trách nhiệm và nghĩa vụ của thế hệ hiện nay, vừa tôn trọng lịch sử, vừa để lại cho thế hệ sau nguồn tài nguyên vô giá./.

 

Mộng Trang
Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC