Nao ravang bein kruc bung kanduh hajao, pasang iek yaok baoh, ong Đàm Văn Muôn (daok di xã Giao Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) mboh rilo boh kruac bung hu kanduk sanam, sambo katam jhuk . Ong Muôn samar khan tagok kapul kỹ sư “3 gam” (nan lac: gam mbang, gam ngak, gam dok) di Tập đoàn Lộc Trời piah hu tacei jalan iek glang. Hadei di nan hu 2 kỹ sư trun tal bein tacei pato urang nong jalan langyah, pruh jru.
Langiu di nan, kỹ sư dok hu tacei jalan piah thau lac ruak kik halak halin, dut độ pH, độ mbak di ia … Tui ong Đàm Văn Muôn, meng hu kapul “3 gam” nan ye bein kruc bunf dahlau deih tok paik hu 700kg/bilan, ye hadei di tuk hu kỹ sư tacei pato, năng suất tagok 1,2 tấn/bilan. Lingiu di nan, boh jeng hu chất lượng siam jang, dong ka urang nong xác nhận boh hu tanut chuẩn VietGAP nan ye yaom pablei glong jang 10%.
Di bhum Tây Nguyên, meng pala ngak tui jalan khang kajap, nan ye bein cà phê hajao that jang. Dom bein cà phê dok dalam danak dak “Pala veik cà phê khang kajap” ngan song bruk tacei pato abih hatai di dom urang jakar pachreih nong pak ni pambuak bruk song Công ty cổ phần khak drak Bình Điền ba mai ilamu khoa học ngak nong, ilamu pala drak song abih di nyu nan lac hu bruk pambuak gauk song Công ty Vinacafe Biên Hòa blei abih café ngak hu.
Sa dalam dom urang nong hu palih ruah tame danak dak lac saai Hruih Eban (daok di xã Eatu, ban sit Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) hu 500 phun cà phê angaok mblang taneh 5ha. Saai Hruih Eban brei thau: “Dahlau di tuk hu mbaok tame danak dak ye brei cang 4 thun meng paik hu, min urak ni phun tamuh samar jang , dalm 3 thun lac paik boh hu ye. Danak dak hu dong jalan ia pruh, khak drak tự động; dong tong abih khak, phun pajaih. Meng hu yau nan, nyu trun jien pah urang pruh ia song buh khak.
Oh lac taeng cà phê, ong Phan Văn Tâm, Giám đốc Kinh doanh Công ty cổ phần khak drak Bình Điền, brei thau , thun 2016, công ty hu pambuak bruk song pasak pachreih nong pakat negar song pasak pachreih nong 13 tỉnh bhum taneran krong CL hu mbaok tame danak dak “ngak padai thông minh lagaih haong biến đổi khí hậu”.
Yaok thun, dom tỉnh hu 5 urang nong hu mbaok tame danak dak. Công ty brei dom kỹ sư trun tacei ilamu kỹ thuật pala drak . Danak dak oh lac pabak khak drak bo dok pabak dom ilamu kỹ thuật, meng bruk pasiam veik taneh , brei jamriak duk độ mbak piah pasang iek dahlau di tuk jnuk ia tame hamu. Taphia di nan, dok hu pato pakai urang nong jeng “chuyên gia” tapa dom mbang nao bac megru di Thái Lan.
Tui ong Ngô Nhân, Giám đốc Pasak pachreih nong tỉnh Đắk Lắk, danak dak pala veik cà phê khang kajap rilo meng lac dong ka bein phun cà phê taha. Langiu vật tư pandap ngak nong, dok hu tacei pato urang nong pala pablah durian, bơ piah hu jien mek tame dalam tuk cang phun cà phê prong. Hadei di dom thun peih tabiak ngak, danak dak hu tong yaom glong tuk năng suất tagok, jien buh tame ngak trun takik.
Ong Võ Văn Nam, Akaok Chi cục pala drak song khik caga phun pala tỉnh Bến Tre, brei thau, meng hu doanh nghiệp pambuak bruk song urang nong bo pandap panda paik mek hu tanut chuẩn VietGAP. Taphia di nan, tỉnh hu pathua khan ka urang nong rik dong paglaong giá trị pandap panda, ba mai kein laba kinh tế dak harei dak glong song mek hu tanut hacih saat pandap mbang piah pamong tal peih prong darah pasa ./.
Khi doanh nghiệp liên kết nông dân
Thời gian qua, để nông sản đạt năng suất và chất lượng cao, nhiều doanh nghiệp đã liên kết với nông dân đưa kỹ sư xuống vùng sản xuất hướng dẫn canh tác và phổ biến cách bón phân phù hợp, tránh sử dụng phân bón tràn lan, gây ô nhiễm môi trường, cuối vụ doanh nghiệp mua lại sản phẩm. Với liên kết này, doanh nghiệp và nông dân đều được lợi. Nhờ vậy mà sản phẩm có chất lượng đồng bộ. Bài của Thanh Hải đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng nêu lên hiệu quả của mối liên kết này:
Dạo quanh vườn bưởi da xanh, kiểm tra chất lượng từng trái, ông Đàm Văn Muôn (xã Giao Long, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) phát hiện nhiều trái bưởi có vỏ bị nám, màu vàng sậm. Ông Muôn lập tức liên lạc với đội ngũ kỹ sư “3 cùng” (cùng ăn, cùng làm, cùng ở) của Tập đoàn Lộc Trời để hướng dẫn cách chăm sóc. Sau đó có 2 kỹ sư đã xuống tận vườn hướng dẫn nông dân cách xử lý, phun thuốc.
Ngoài ra, kỹ sư còn hướng dẫn cách nhận biết sâu bệnh, đo độ pH, độ mặn của nước… Theo ông Đàm Văn Muôn, nhờ có đội ngũ “3 cùng” nên vườn bưởi trước kia chỉ thu hoạch được 700kg/tháng thì sau khi được kỹ sư hướng dẫn đã tăng năng suất lên 1,2 tấn/tháng. Không những thế, trái cũng cho chất lượng tốt hơn, giúp nông dân xác nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP nên giá bán cao hơn 10%.
Ở khu vực Tây Nguyên, nhờ canh tác bền vững nên rẫy cà phê xanh tươi hơn. Những vườn cà phê nằm trong chương trình “Tái canh cà phê bền vững” với sự hướng dẫn tận tình của cán bộ khuyến nông địa phương phối hợp với Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền mang đến kiến thức khoa học nông nghiệp, kỹ thuật canh tác và đặc biệt có sự liên kết với Công ty Vinacafe Biên Hòa bao tiêu đầu ra.
Một trong những nông dân được lựa chọn tham gia chương trình là chị Hruih Eban (xã Eatu, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) với 500 gốc cây cà phê trên diện tích 5ha. Chị Hruih Eban cho biết: “Trước khi tham gia chương trình thì phải chờ 4 năm mới có thu hoạch, nhưng nay cây phát triển nhanh hơn, chỉ 3 năm là hái trái được rồi. Chương trình hỗ trợ hệ thống tưới nước, bón phân tự động; hỗ trợ 100% phân bón, cây giống. Nhờ vậy, giảm tiền thuê nhân công tưới nước và bón phân”.
Không chỉ riêng cà phê, ông Phan Văn Tâm, Giám đốc Kinh doanh Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền, cho hay, năm 2016, công ty cũng phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và trung tâm khuyến nông 13 tỉnh vùng ĐBSCL tham gia chương trình “Canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu”.
Hàng năm, mỗi tỉnh có 5 nông dân tham gia vào chương trình. Công ty cử các kỹ sư xuống hướng dẫn kỹ thuật canh tác. Chương trình không chỉ cung ứng phân bón mà còn cung cấp gói kỹ thuật từ cách cải tạo đất, tặng máy đo độ mặn để kiểm tra trước khi bơm nước vào ruộng. Bên cạnh đó còn đào tạo nông dân thành “chuyên gia” qua các chuyến học tập tại Thái Lan.
Theo ông Ngô Nhân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đắk Lắk, chương trình tái canh cà phê bền vững chủ yếu hỗ trợ vườn cây cà phê già cỗi. Ngoài vật tư nông nghiệp, còn hướng dẫn nông dân trồng xen sầu riêng, bơ để có thu nhập trong khi chờ cây cà phê trưởng thành. Sau vài năm triển khai, chương trình được đánh giá cao khi năng suất tăng, chi phí giảm.
Ông Võ Văn Nam, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre, nhận xét, nhờ doanh nghiệp liên kết với nông dân mà sản phẩm thu hoạch đạt tiêu chuẩn VietGAP tăng lên. Bên cạnh đó, tỉnh đã tuyên truyền nông dân góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao và đạt vệ sinh an toàn thực phẩm để hướng đến mở rộng thị trường./.
Viết bình luận