Saai Trần Văn Bình lac rai dam dara 8X. Ame saai lac urang bangsa Laow, amaik lac urang Campuchia. Sang saai pablei salih song ngak dom janih akaok lân meng ba ar, aow mão, pandap kakuh di Sài Gòn - Chợ Lớn yaok pluh thun tapa
Meng thun 2013, hadei di tuk tok duik, saai Bình ba bruk ngak meng kan di sang meng Sài Gòn mai pak ni piah ngak mbang. Pak labik ngak di saai Bình urak ni hu 20 urang ngak, mengurang ngak đơn giản song urang ngak chuyên nghiệp ngak abih dom bruk yau: ngak khuôn, tauk ba-ar, tauk tanyiak kim sa, jhik dom jalan viền, cih bingu la… Hu thau, tong abih urang ngak jeng lac urang dalam palei, hu duik pasang saai Bình song saai Hồ Thị Liễu ieu da-a mai ngak meng tuk padang labik ngak mbiah tal harei ni. Dom urang ngak tuk mai ngak bruk ye hu duik pasang saai Bình tacei ngak meng tangin piah ngak akaok lân meng ba-ar, tal urak ni tong abih dom urang nan jeng gheih ngak.
Piah ngak hu sa akaok lân, bhian tapa labaih 10 công đoạn prong , dalam nan hu tal 5 mbang cambu pandiak. Pandap piah ngak akaok lân biak mbuan, hu dom janih yau kreim, ba ar, bột dán, tanyiak kim sa rilo sambo màu, sơn cih trang trí song dom janih karei. Saai Liễu brei thau, Kreim meda duah blei di pak ni, dok ba-ar piah pacang khung nao blei di Sài Gòn, song rilo janih karei di gauk yau baar carton, ba ar kraft (bhian pandar caik xi-măng), kayua nyu kajap, nyuak, takik njom ia.
Dalam dom công đoạn ngak akaok lân, kan di abih lac cih dom chi tiết angaok mbaok song akaok, kayua yau nan ye, bruk cih ni hu duik pasang saai Bình song saai Liễu ngak. Saai Bình brei thau, tuk cih, langiu di bruk brei hu ilamu kỹ thuật, yau bingu la, bộ phận halei brei cih dahlau piah ruah janih sambo sơn ka lagaih, ye prong di abih lac urang cih brei ba suan tame ka lân, nan lac dom pui hadah angaok mbaok lân njauk uyển chuyển song hu suan yava, piah tuk mong tame mboh nyu khang kadang di linh vật. Pagam tal bruk ni , saai Bình daok brei thau lac, piah ngak hu, brei cambu pandiak tal 5 mbang, abih labaih 2-3 harei. Yaok công đoạn tauk ba-ar bloh brei cambu ka thu, gaok harei pandiak khang ye cambu samar, dok harei pandiak takik ye tuk vak ngak nyu suia jang. Min, langiu di bruk cang pandiak ia harei, ye tui hatai sahaneng di bhap bini urang ngak lân oh pandar dom jalan karei ngak brei samar thu yau bah meng kadik, sấy lò điện…
Labik ngak lân thủ công di saai Bình dok di jalan prong tame xã, dom tuai du lịch dok dalam song langiu negar bhian mai rivang iek, min oh ka hu rilo kayua jalan ni oh pagam pambuak tal dom labik rivang main karei karei. Saai Bình brei thau, dok sahaneng tal panuac di dom công ty du lịch khin brei peih labik ngak akaok lân thủ công karei daok di jalan du lịch krong ribong, piah ka dom công ty meda ba tuai rivang main meng kapan prong pataok tame mbuan lagaih jang. Saai Bình cong khin patagok hu labik ngak thủ công di tuyến du lịch jalan krong piah yaih khan bruk ngak akaok lân ba ar meng kan di boh sang tal rilo tuai damuai jang, saong tapa nan meda peih prong bruk ngak mbang, pablei salih, ba bruk ngak ka mik va pak n, min saai huac lac drei oh ngak truh.
Bilan tabung glong labik ngak akaok lân ba ar di saai Bình yaok harei pablei tabiak drak pasa labaih 200 pandap, yaok bilan kaoh tabiak dom harei hajan ribuk brei padeih ngak ye ngak hu labaih 4.000 pandap. Langiu di tuk tết Trung thu ye tết Nguyên đán jeng lac tuk sa-ai taduan đơn hàng meng dom labik pablei salih payua mai. Tuk bahrau padang tabiak, labik ngak di sa-ai dok ngak takik nan ye tok pablei ka drak pasa ban raya .HCM – labik phố lồng đèn Chợ Lớn, urak ni, rilo menuac thau tal nan ye pandap di labik sa-ai ngak hu ba tal rilo tỉnh, ban dalam taneh ia ./.
Người trẻ giữ nghề làm đầu lân giấy truyền thống
Thưa quý vị và các bạn! Đến xã Nhị Bình, huyện Châu Thành (Tiền Giang), hỏi thăm cơ sở sản xuất đầu lân giấy thì ai cũng biết. Bởi lẽ ở đây chỉ có duy nhất cơ sở của anh Trần Văn Bình. Nhân ngày tết Trung thu, mời quý vị cùng đến thăm cơ sở làm đầu lân giấy truyền thống của thanh niên dân tộc Hoa này:
Anh Trần Văn Bình thuộc thế hệ thanh niên 8X. Cha anh là dân tộc Hoa, mẹ là người Campuchia. Gia đình anh làm nghề kinh doanh và gia công các loại đầu lân giấy, áo mão, đồ thờ cúng ở vùng Sài Gòn - Chợ Lớn hàng chục năm qua.
Từ khoảng năm 2013, sau khi lập gia đình, anh Bình mang nghề truyền thống của gia đình từ Sài Gòn về nơi đây để lập nghiệp. Tại cơ sở của anh Bình hiện có 20 nhân công bao gồm lao động đơn giản và thợ chuyên nghiệp làm việc xuyên suốt cho các công đoạn sản xuất chủ yếu như: làm khuôn, đắp giấy, dán vải kim sa, may các đường viền, vẽ hoa văn, trang trí lông thành phẩm… Được biết, tất cả lao động đều là người tại địa phương, do vợ chồng anh Bình và chị Hồ Thị Liễu mời gọi đến làm việc từ lúc thành lập cơ sở đến nay. Các lao động khi đến làm việc thì được vợ chồng anh Bình hướng dẫn từng khâu trong quy trình làm thủ công đầu lân giấy, đến nay hầu hết các thợ đều rành nghề.
Để hoàn thành một sản phẩm đầu lân, thường phải trải qua khoảng 10 công đoạn chính, trong đó có đến 5 lần phơi nắng. Nguyên liệu để làm đầu lân khá đơn giản với các thành phần chính bao gồm tre, giấy, bột dán, vải kim sa nhiều màu sắc, sơn vẽ trang trí cùng với một số chi tiết phụ. Chị Liễu cho biết, tre có thể tìm mua tại địa phương, còn giấy để bọc khung thì phải đặt mua từ Sài Gòn, với nhiều loại khác nhau như loại giấy carton, giấy kraft (thường dùng đựng xi-măng), nhờ các đặc tính bền, dai, ít thấm nước.
Trong các công đoạn làm đầu lân, khó nhất là phần vẽ các chi tiết trên mặt và đầu, do đó phần vẽ này do chính tay vợ chồng anh Bình và chị Liễu đảm nhiệm. Anh Bình cho hay, khi vẽ những chi tiết này ngoài đòi hỏi yếu tố kỹ thuật, như bố trí họa tiết, hoa văn, bộ phận nào phải vẽ trước để chọn loại màu sơn cho phù hợp, thì quan trọng nhất là người vẽ tạo được thần thái cho lân, đó là những ánh lửa trên mặt lân phải uyển chuyển và có hồn, để khi nhìn vào đây thấy được sự mạnh mẽ của linh vật. Liên quan đến yếu tố này, anh Bình chia sẻ thêm, để hoàn thành sản phẩm, người thợ phải mang phơi nắng đến 5 lần, mất khoảng 2-3 ngày. Cứ mỗi công đoạn dán giấy xong thì phải mang phơi cho khô, gặp ngày nắng “già” thì phơi nhanh, còn ngày nắng yếu thì thời gian hoàn thành phải lâu hơn. Tuy vậy, ngoài việc hứng được nắng trời, thì theo quan niệm dân gian, người làm lân “kiêng” dùng các hình thức khác cho nhanh khô như thổi quạt, sấy lò điện…
Cơ sở sản xuất lân thủ công của anh Bình nằm trên trục đường chính vào xã, các đoàn khách du lịch trong và ngoài nước thường đến tham quan, nhưng số lượng không nhiều do tuyến đường này không liên kết được với các điểm tham quan khác. Anh Bình cho biết đang suy nghĩ về gợi ý của các công ty du lịch việc mở thêm cơ sở làm đầu lân thủ công khác nằm trên tuyến du lịch đường thủy, để các công ty có thể đưa du khách tham quan bằng tàu lớn cập bến thuận tiện hơn. Anh Bình mong muốn phát triển thêm được cơ sở sản xuất thủ công tại tuyến du lịch đường sông để có thể quảng bá được nghề làm đầu lân giấy truyền thống của gia đình đến với nhiều du khách hơn, đồng thời có thể mở rộng việc kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm cho bà con nơi đây, tuy nhiên anh lo ngại chỉ mình anh sẽ không thể kham nổi.
Mùa cao điểm cơ sở sản xuất đầu lân giấy của anh Bình mỗi ngày trung bình xuất ra thị trường được khoảng 200 sản phẩm, mỗi tháng trừ các ngày mưa bão phải gián đoạn sản xuất thì hoàn thành khoảng 4.000 sản phẩm. Ngoài dịp tết Trung thu thì tết Nguyên đán cũng là thời điểm cơ sở nhận đơn hàng từ các đơn vị kinh doanh gửi về. Lúc mới thành lập, cơ sở còn làm ít nên chỉ cung cấp cho thị trường TP.HCM - khu vực phố lồng đèn Chợ Lớn, đến nay, nhiều người biết đến nên sản phẩm của cơ sở đã vận chuyển đến nhiều tỉnh, thành trong cả nước./.
Viết bình luận