Urang nong Hậu Giang song dom mô hình ngak nong thông minh
Thứ sáu, 00:00, 24/05/2019
Pathau mik va song tong abih gauk! Tukvak tapa, rilo urang nong di bhum taneran kraong CL oh lac khang hatai salih janih phun pala, athur rong tui jalan lagaih song biến đổi khí hậu bo dok thau pandar dom mô hình bahrau dalam sản xuất, piah ba mai kein laba glong dut song jalan ngak meng kan. Bruk roh duah, buh jien tabiak ngak nong thông minh, tui jalan lagaih haong langik tasik hu peih tabiak jalan ngak bahrau ka urang nong pak ni. Kadha vak di Tấn Phong- urang vak di rayo sap ndom VN dok di tỉnh Hậu Giang:

 

Ong Tô Chí Thâm daok di xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang brei thau: Ong hu  6 ribau  mét vuông taneh pala darang min hadei di nan darang njauk ruak chổi rồng hu takik baoh nan ye ong song dom urang nong pak ni duah tal phun kruac aik oh hu asar. Urak ni dom urang nong pala kruac aik oh hu asar dalam  xã  jak gauk padang hu Hợp tác xã Nông nghiệp Thạnh Phước piah tacei pato gauk ilamu pala, iek glang phun kruac aik ni saong duah darak pasar piah pablei. Meng  19 xã viên di tuk camereip , tal urak ni  Hợp tác xã ni  tagok hu jiak  90 xã viên pala labaih  100 ha kruac aik oh hu asar . Urak ni urang nong  huyện Châu Thành pala labaih  1.000 ha pala kruac aik oh hu asar . Yaok harei pak ni  hu labaih  40 tấn kruac aik hu  Hợp tác xã Nông nghiệp Thạnh Phước song dom labik karei blei veik bloh ba nao pablei di dom darak pasa, siêu thị song pablei tabiak negar langiu, min kruac aik oh ginup pablei. Urak ni dom sang pala kruac aik oh hu asar pak ni duah hu jien meng dom rituh  triệu đồng tal labaih  1 tỷ đồng yaok thun.

  “ Hu phun kruac aik ni nyu patruh eik patrun kan kthaot biak siam kayua năng suất nyu glaong, yaom kaom jeng tani tanat, meng nan khol hulin tabiak truh kathaot hu , yaok thun sang dahlak laba hu labaih 400 triệu đồng”.

  Di dom bhum taneh dhaong, taneh bier, njom likhun di bhum taneran krong CL , bruk palih ruah phun pala lagaih ba mai kein laba  kinh tế glong lac oh mbuan, dak kan kandah jang tuk bhum taneh ni jiak di ni hu pandiak bhang, ia njom mbak biak khang. Yau nan bo di  huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, ong Võ Văn Phải daok di palei  Phú Mỹ A, xã Hòa Mỹ roh duah pala hu phun me-mbat (mãng cầu xiêm) meng asar angaok  5 ha bhum taneh dhaong, bier, njom likhun. Hadei di 2 thun,  phun me-mbat taniak boh. Tui yaom pablei meng  18.000- 30.000 đồng/kg, yaok thun ong duah hu yaok rituh  triệu đồng. Meng bruk pala  me-mbat meng asar brei kein laba glong di ong  Phải, rilo urang nong pak ni ramik pasiam veik bein tạp bac megru pala tui . Urak ni dalam  huyện Phụng Hiệp hu labaih  100 ha taneh pala me-mbat meng asar, dalam nan taeng xã Hòa Mỹ hu labaih 50 ha. Ong Võ Văn Phải dang tabiak padang Hợp tác xã me-mbat Hòa Mỹ kayua ong ngak Giám đốc. Urak ni  sản lượng me-mbat paik mek hu  Công ty TNHH MTV Chế biến kaya nong Tiến Thịnh mbaoh tangin blei taong abih. Ông Võ Văn Phải brei thau: “ Phun me-mbat hu biak rilo baoh, yaom kaom urak ni  jeng tani tanat. Jien mek tame thun bloh 5 công pablei hu  30 tấn boh, kayua dalam nan hu baoh oh siam, nyu blei yaom beir jang, bloh boh deih yaom dua pluh, dua pluh labiah, 30, kuhria rah tapa pablei hu 460 triệu lac sa  cônghu biak rilo jien”. 

  Jeng di  huyện Phụng Hiệp, dalam tuk ong Võ Văn Phải song dom urang nong  di  xã Hòa Mỹ ngak mbang hu haong bruk pala me-mbat ye di xã Bình Thành, ong Võ Văn Trưng jak jeng song  bruk pala  dưa lưới dalam sang camin. Bruk pala dưa lưới dalam sang camin  gam dong plaih hu dom bruk oh lagaih di langik tasik, gam pacang cakak hu côn trùng, halak halin  palai kaik, nan ye patrun hu biak rilo phun jien song pren pruh jru khik caga phun pala. Prong di abih lac dom boh  dưa lưới kayua ong pala  oh kandaong labaih jru khik caga phun pala. Meng labaih  8 công taneh pala  4 vụ dưa lưới, yaok thun  ong Trưng laba hu jiak  2 tỷ đồng. Urak ni boh  dưa lưới di  ong Trưng pala  pablei biak laik di dom  siêu thị dalam negar . Anak tal ong ngak tui chuẩn  GlobalGAP piah pablei tabiak negar langiu: “ Meng bruk pruh ia tal paik boh saong dom bruk karei livik lavik harei drei ba jamriak tame salih meneing ka menuac ngak. Drei ngak ka yaom phun jien di drei nyu trun piah hu laba jang. Anak tal drei ba  công nghệ gom Led piah pala dalam sang camin, oh pandar ánh quang hợp di ia harei  ye drei ngak hu bruk quang hợp di phun saong sản lượng. Meng nan drei pandar dom  dinh dưỡng nyu oh pagam pambak tame abih gah langik hajan, hangin song halak halin di langiu langik  .”

Puac bilan 9/2017 dalam mbang ngak bruk haong mBan thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tacei lac:“Hậu Giang njauk salih meng ngak nong hóa học tapa ngak nong hữu cơ, ngak nong thông minh, patagok dịch vụ saong dom gah ngak kong chế biến, công nghiệp phụ trợ duh ka bruk ngak nong”.

Tui ong Lê Tiến Châu- Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang: ngak tui tacei pato di Thủ tướng rajei, tukvak tapa, Hậu Giang pataom tame ramik veik gah ngak nong piah patagok bruk ngak nong khang kajap. Tỉnh hu jhul patagok dom bruk ngak kinh tế hijao, pamaong tal ngak nong thông minh, pambuak gauk patagok tui cơ chế thị trường meng nền tảng logistics, dalam nan brei buh jien dahlau ka gah kaya ikan, njam patam, baoh kraoh, padai brah. Dalam thun bloh, urang ngong Hậu Giang ngak hu 1 triệu 300 ribau tấn padai, labaih 300.000 tấn baoh kayau, jaik 70.000 tấn kaya ikan dom janih. Lingiu di brah, rilo đặc sản chế biến di Hậu Giang hu pablei tabiak negar lingiu yau ye ikan salat, baoh meniah Cầu Đúc, kruac aih oh hu asar, baoh me-mbat, thanh long./.

Nông dân Hậu Giang với những mô hình làm nông thông minh

Thưa quí vị và các bạn!

          Thời gian qua, nhiều nông dân ở ĐBSCL không chỉ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu mà còn biết áp dụng những mô hình tiên tiến trong sản xuất, để mang lại thu nhập cao so với cách sản xuất truyền thống. Việc nghiên cứu, đầu tư làm nông thông minh, theo hướng thuận thiên đã mở ra con đường mới cho người nông dân nơi đây. Bài viết của Tấn Phong- Phóng viên Đài TNVN tại tỉnh Hậu Giang:

             

          Ông Tô Chí Thâm ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang cho biết: Ông có 6 ngàn mét vuông đất trồng nhãn nhưng sau đó nhãn bị bệnh chổi rồng cho năng suất rất thấp nên ông và những nông dân nơi đây đã tìm đến với cây chanh không hạt. Hiện những nông dân trồng chanh không hạt trong xã đã cùng nhau thành lập nên Hợp tác xã Nông nghiệp Thạnh Phước để cùng nhau trao đổi kỹ thuật trong sản xuất, chăm sóc cây chanh này cũng như tìm thị trường tiêu thụ. Từ 19 xã viên ở buổi đầu, đến nay Hợp tác xã này đã tăng lên gần 90 xã viên trồng hơn 100 ha chanh không hạt. Hiện nông dân huyện Châu Thành trồng hơn 1.000 ha trồng chanh không hạt. Mỗi ngày nơi đây có hơn 40 tấn chanh được Hợp tác xã Nông nghiệp Thạnh Phước và các đầu mối khác thu mua đưa đi tiêu thụ tại các chợ, siêu thị và xuất khẩu, tuy nhiên nguồn cung vẫn không đủ. Giờ đây, những hộ trồng chanh không hạt nơi đây có thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng mỗi năm.

 

Băng: “ Có cây chanh này thì nó xóa đói giảm nghèo rất là tốt bởi vì năng suất nó cao, giá cả cũng ổn định từ chỗ đó nông dân chúng tôi đã thoát nghèo được. thì mỗi năm thu nhập trừ chi phí rồi gia đình tôi lời khoảng 400 triệu đồng”.

         Đối với những vùng đất trũng, nhiễm phèn ở ĐBSCL, việc lựa chọn cây trồng thích hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao là điều không dễ, càng khó khăn hơn khi vùng đất này gần đây lại đối diện với hạn, mặn khốc liệt. Vậy mà tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, ông Võ Văn Phải ở ấp Phú Mỹ A, xã Hòa Mỹ đã tìm tòi, nghiên cứu trồng thành công cây mãng cầu xiêm bằng hạt trên 5 ha vùng đất trũng, nhiễm phèn. Không ngờ sau 2 năm, cây mãng cầu xiêm đã cho trái. Với giá bán từ 18.000- 30.000 đồng/kg, tính ra mỗi năm ông có thu nhập hàng trăm triệu đồng. Từ mô hình trồng mãng cầu xiêm bằng hạt cho thu nhập cao của ông Phải, nhiều nông dân ở đây đã cải tạo vườn tạp học hỏi trồng theo. Hiện toàn huyện Phụng Hiệp đã có hơn 100 ha trồng mãng cầu xiêm bằng hạt, trong đó riêng xã Hòa Mỹ đã chiếm hơn 50 ha. Ông Võ Văn Phải đã đứng ra thành lập Hợp tác xã mãng cầu xiêm Hòa Mỹ do ông làm Giám đốc. Hiện sản lượng mãng cầu thu hoạch được Công ty TNHH MTV Chế biến Nông sản Tiến Thịnh ký kết bao tiêu. Ông Võ Văn Phải cho biết:

 

Băng: “ Cái mãng cầu thì năng suất nó rất là cao, cái giá thành hiện nay cũng rất là ổn. Thì thu nhập năm rồi 5 công bán được 30 tấn trái, bị gì trong đó mình có lượng mãng cầu vạt đó,  nó mua hơi thấp giá hơn, rồi cái kia giá 20, 20 mấy, 30 chục có nhưng mà tôi tính lại bình quân chia ra, tính ra bán được 460 triệu thì chia ra một công rất là nhiều tiền”.

           Cũng tại huyện Phụng Hiệp, trong khi ông Võ Văn Phải và những nông dân ở xã Hòa Mỹ thành công với mô hình trồng mãng cầu xiêm thì tại xã Bình Thành, ông Võ Văn Trưng thành công với mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính. Việc trồng dưa lưới trong nhà kính vừa giúp tránh được những bất lợi của thời tiết, vừa ngăn chặn được côn trùng, sâu bệnh tấn công nên tiết giảm đáng kể khoản chi phí và công sức phun xịt thuốc bảo vệ thực vật. Quan trọng là những trái dưa lưới do ông sản xuất ra không bị tồn dư lượng hóa chất độc hại.  Với hơn 8 công đất luân phiên trồng 4 vụ dưa lưới, mỗi năm ông Trưng thu về lợi nhuận gần 2 tỷ đồng. Hiện nay trái dưa lưới do ông Trưng sản xuất tiêu thụ mạnh tại các siêu thị trong nước. Hướng tới ông sẽ áp dụng qui trình sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP để xuất khẩu.   

Băng: “ Từ tưới tiêu cho đến thu hoạch,  kể cả những khâu làm giá thể thì dần dần mình đưa máy móc vô thay thế những lao động truyền thống bớt. Bằng mọi cách mình làm cho giá thành của mình nó giảm xuống để lợi nhuận nó tăng lên. Hướng tới thì mình đưa công nghệ đèn Led để trồng trong nhà kính luôn, không sử dụng ánh quang hợp của mặt trời thì mình sẽ điều khiển được kể cả sự quang hợp của cây và đồng thời sản lượng. Từ đó mình áp dụng các dinh dưỡng nó không lệ thuộc 100% về thời tiết mưa, gió và cả sâu bệnh ở ngoài trời.”

        Vào cuối tháng 9/2017 tại cuộc làm việc với Ban thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo:“Hậu Giang cần chuyển từ nền nông nghiệp hóa học sang nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, phát triển dịch vụ và các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ phục vụ nông nghiệp”. 

          Theo ông Lê Tiến Châu- Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian qua, Hậu Giang đã tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững. Tỉnh đã thúc đẩy các mô hình làm kinh tế xanh, hướng tới nông nghiệp thông minh, liên kết phát triển theo cơ chế thị trường trên nền tảng logistics, trong đó ưu tiên đầu tư  cho thủy sản, rau quả, lúa gạo.  Trong năm ngoái, nông dân Hậu Giang đã làm ra 1,3 triệu tấn lúa, hơn 300.000 tấn cây ăn trái, gần 70.000 tấn thủy sản các loại. Ngoài gạo, nhiều đặc sản chế biến của Hậu Giang đã được xuất khẩu như cá thát lát, khóm Cầu Đúc, chanh không hạt, mãng cầu xiêm, thanh long…/.

      

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC