Nao rah tapa dom jalan praong di TP.HCM, mboh nerak nhựa ginup janih di rilo labik. Rilo di abih jeng lac cavar nhựa, klaoh nhựa, kadung nilông, pa-aop xốp caik pandap mbang klaak di tapen jalan, di gha phun kayau. Nerak nhựa hu mbaok di dom jalan bo dok mboh bak angaok krong ribong, dalam cống tathuak ia.
Tui maong mboh di urang vak ye urak ni rilo mban ngành di TPHCM hu jak ba bhap bini takik pandar dom pandap nhựa pandar sa mbang, min bruk pandar dom kadung ni lông, cavan nhựa di ban raya jeng oh ka trun takik. Makna lac dom pandap ni lagaih pandar song yaom kaom lap jang dut song dom pandap siam ka môi trường. Saai Trần Thanh Hiếu, sa urang pablei trà sữa di jalan Nguyễn Văn Công, phường 3, quận Gò Vấp brei thau
Dahlau deih drei pandar cavan ba-ar, janih cavan ba-ar siam ka môi trường, min tuk tuai blei trà sữa meng cavan ba- ar ba nao piah lavik ye cavan nyu lamin mbuan sraiy, nan ye gah drei pandar cavan nhựa sa mbang, yaom lac nyu oh siam ka môi trường, min nyu lagaih song yaom lap, pabak hu tong abih dom tanut bo gah drei khin).
Jeng hu hatai sahneng yau saai Hiếu, muk Nguyễn Thị Lan dok di quận 12, TP.HCM dok pablei ia menyum di jalan Nguyễn Thái Sơn, quận Gò Vấp jeng mboh lac, muk song dom urang karei takik rilo jeng thau ka bruk oh siam di nerak nhựa tuk klaak tabiak gah lingiu, min pandar cavan nhựa lagaih song yaom lap yau nan ye oh ka salih hu. Tuai di muk Lan rilo meng lac urang ngak, meyah pandar cavan ba-ar atau pandap siam ka môi trường ye nyu taok yaom, tui nan, tuai klak nao labik karei. Muk Lan ndom lac:
( Hulin thau ly nhựa oh siam ka môi trường, min pablei ka urang ngak kan kathaot 8 rabau sa ly ia ngak habar pandar janih chit jien hu, nan ye njauk pandar ly nhựa).
Hu rilo kapul nyaom, menuac urang tabiak bruk "duik hajao – duik siam ka môi trường" meng dom bruk yau panda kadung ba-ar, kadung tanyiak salih ka kadung ni-lông, pandar hala patei , hala cariah salih ka paaop nhựa, papaop xốp. Min, piah hu siam mekre jeng daok lac meng hatai sahaneng di urang pandar. Meyah sahneng mboh dalam, urang pandar meda salih bruk bhian randap di drei. Anak meta, njauk jak ba menuac urang, tuk oh ka klaak klaoh hu kadung nilong ye sa kadung ni-lông njauk pandar rilo mbang atau tuk klaak ye pataom tame sa kadung praong piah gah pataom mek hareik mbuan si neh rabha saong song ba nao tái chế. Langiu di nan, karja njauk langyah catang dom bruk klaak nerak oh njauk labik song hu sarak dong ka dom boh sang pablei salih tuk pndar dom pandap siam ka môi trường./.
Người tiêu dùng chưa dễ từ bỏ rác thải nhựa
TP.HCM mỗi ngày thải ra khoảng 8.900 tấn chất thải rắn sinh hoạt, trong đó có khoảng 1.800 tấn rác thải nhựa. Để vận động người tiêu dùng giảm được rác thải nhựa là không dễ vì tính tiện lợi và chi phí rẻ hơn so với các vật liệu thân thiện môi trường. Phản ánh của phóng viên Xuân Ngà- CTV Thanh Nguyệt, thường trú tại TPHCM:
Đi dạo một vòng trên các tuyến đường trung tâm của TP.HCM, có thể thấy rác thải nhựa hiện diện ở nhiều nơi với đủ loại thành phần. Nhiều nhất vẫn là ly nhựa, chai nhựa, bao nilông, hộp xốp đựng thức ăn nằm vương vãi trên vỉa hè, bồn cây. Rác thải nhựa không chỉ hiện diện ở mọi nẻo đường mà còn xuất hiện dày đặc trên nhiều đoạn kênh rạch, thậm chí chui vào hệ thống cống thoát nước.
Theo ghi nhận của phóng viên thì hiện nay nhiều ban ngành, địa phương của TPHCM đã vận động người dân hạn chế các vật dụng nhựa sử dụng 1 lần, nhưng việc sử dụng các túi ni lông, ly nhựa trên địa bàn thành phố không hề giảm. Lý do là vì các vật dụng này tiện lợi và giá thành rẻ hơn so với các sản phẩm thân thiện với môi trường. Anh Trần Thanh Hiếu, một người bán trà sữa ở đường Nguyễn Văn Công, phường 3, quận Gò Vấp cho biết:
(Băng 33s: Trước đây bên mình sử dụng ly giấy, loại ly giấy bảo vệ môi trường rất là tốt, nhưng mà khi khách hàng mua trà sữa bằng ly giấy mang về để lâu thì nó sẽ bị nhũn cái ly ra và độ chắc chắn của nó không được tốt, nên bên mình rất ưu tiên ly nhựa sử dụng một lần dù biết là nó không thân thiện với môi trường, nhưng mà nó tiện lợi và giá rẻ, đáp ứng được tất cả các tiêu chí mà bên mình cần).
Cùng quan điểm với anh Hiếu, bà Nguyễn Thị Lan ở quận 12, TP.HCM đang bán nước giải khát trên đường Nguyễn Thái Sơn, quận Gò Vấp cũng cho rằng, bà và những người khác ít nhiều đều biết tác hại của rác thải nhựa khi thải ra môi trường, nhưng dùng ly nhựa tiện lợi và giá rẻ nên chưa thay được. Khách hàng của bà Lan chủ yếu là công nhân, người lao động, giờ dùng ly giấy hoặc vật liệu thân thiện môi trường thì buộc phải tăng giá thành, mà như vậy khách sẽ bỏ đi nơi khác. Bà Lan chia sẻ:
Băng 9s ( Có, tôi có biết tác hại của ly nhựa, nhưng mà thời buổi thị trường, bán cho công nhân nghèo có 8 ngàn một ly nước thì sao mà sử dụng loại đắt tiền, đành phải sử dụng ly nhựa thôi).
Đã có nhiều tổ chức, cá nhân phát động phong trào "sống xanh - sống thân thiện môi trường" bằng hành động thiết thực như dùng túi giấy, túi vải thay túi ni-lông, dùng lá chuối, lá sen thay hộp nhựa, hộp xốp. Nhưng yếu tố quyết định vẫn là ý thức của người tiêu dùng. Nếu ý thức cao, người dân sẽ dần thay đổi thói quen của mình. Trước mắt, cần vận động mọi người, khi chưa thể từ bỏ hẳn túi ni-lông thì 1 túi ni-lông nên tận dụng để sử dụng nhiều lần hoặc nếu vứt thì gom vào 1 túi chung để lực lượng gom rác dễ phân loại và đưa đi tái chế. Ngoài ra, chính quyền cần xử phạt nghiêm các hành vi vứt rác bừa bãi và có chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho các hộ kinh doanh khi sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường./.
Viết bình luận