Urak ini, raidiuk bahrau daok dui menuac sia nduac tui bruk hit. Tukvak amaik ame nao ngak, anek bhik nao bac,… dom urang dalam sang takik hu daok tapen gauk, ndom biai haong gauk. Dalam tuk nan, di umo anek saih, sinh viên, dom adei daok dalam tuk pasiam nhân cách, brei hu bruk klah rabha, bruk tacei pato di amaik ame. Rilo amaik ame bhian hu jalan sahneng lac tuh abih bruk pato pakai ka sang bac saong ka xã hội. Urang sahneng lac, amaik ame tok kuhria ginup lisei huak, khan ao cuk ngui, jien ndo ka anek bhik mbang bac, nan lac ginup. Lingiu di nan, rilo amaik ame oh caik tukvak piah pato anek thau jalan ndom puac, daok dang, thau papraong drei saong iek praong urang karei, oh pato anek hatai thau anit ranam menuac sia saong diukrai jum pataom. Hu oh takik amaik ame oh ka biak lac kreih camin siam ka anek bhik ngak tui. Rilo roh duah brei mboh lac, kreih camin di amaik ame nyu pambak tapak tal jalan padang nhân cách di anek bhik.
Dalam dom baoh sang, ye baoh sang hu amaik ame bac da-a glaong, hu ilamu, amaik ame njauk gauk, anit ranam gauk, diukrai dalam haniem phul, tapa nan baoh sang lac labik brei ka anek bhik mboh bui sambai chreih chrai nan nyu biak siam ka jalan padang nhân cách di dom anek. Dom anek meda hu jalan padang nhân cách siam tui amaik ame saong patagok nhân cách di drei njauk haong caong khin di xã hội. Hu dom anek saih daok dalam sang kan kandah gah jien padai, amaik ame bac da-a oh hu hadom, oh hu jalan pato pakai siam min anek bhik jeng kham merat jeng menuac siam, bac da-a naih joi meng hatai kham merat di drei. Min piah ngak hu bruk ini, amaik amedalam sang brei hu jalan pato pakai ka nyu lagaih saong saong ngak brei pamadeih tagok hatai caong patagok di dom anek. Ngan saong dom sang bo amaik ame hu jalan pato pakai suan yau pachreih taong gauk, tok mboh ka rup drei, kurang sangka..., baoh sang bo amaik ame hu jalan sahneng, jalan ngak suan ye bruk padang nhân cách di dom adei jeng suan tui. Anak meta mboh lac, bruk phạm tội di dom anek jeng mai meng baoh sang. Kayua amaik ame taong paoh, puac pareo, kurang sangka, atau amaik ame lac menuac njim ma tuý, me-in mbia, ngak mbang bleik saleik, suan adat hukum,,,
Yau nan, bruk pato pakai đạo đức, nhân cách di rai ranaih brei hu bruk daong pren meng amaik ame. Meyah amaik ame oh hu jalan pato pakai njauk baoh sang saong xã hội njauk ndua naong dom kanjah jhak oh thau dahlau hu.
Kayau yau nan ye, dom amaik ame njauk thau cambaih hatai sahneng, hatai caong di anek bhik, abih di nyu nan lac brei thau labik dang praong di drei dalam bruk “pala menuac”. Meyah anek ngak suan, amaik ame njauk tacei brei anek mboh saong daong ka anek pasiam veik dom bruk oh njauk. Meyah njauk phạt anek, brei ngak dalam cih patih, oh pan takai gah halei piah plaih ka anek nyu kamlah hu saong ini jeng lac jalan mbuan ngak brei dom anek nyu khut. Amaik ame njauk brei mboh hatai anit ranam dom urang anek jeng samu gauk. Yaok urang anek jeng hu janih siam, janih oh ka siam, njauk duah bruk siam piah pachreih anek cakrok patagok.
Amaik ame njuak ngak kreih camin ka anek ngak tui. Dalam sang, amaik ame njauk sangka pasram ka rup drei lac kreih camin gah đạo đức, nhân cách, lac labik pagam pambak tame di anek bhik piah ka anek bhik bac megru, ngak tui. Amaik ame pato anek lac njauk ngak yau ini, ngak yau daih min amaik ame oh siam, ndom yau ini ngak yau daih; nyu ngak ka bruk pato pakai oh hu hagait. Anek bhik oh jia tui amaik ame, oh jia tui urang praong, eng drei nao duah jalan ka drei, dalam nan hu dom jalan oh njauk nyu ba uraniah tal labik ngak suan adat hukum.
Bruk njauk biai nan lac, umo ini, dom adei daok dalam tukvak padang nhân cách saong khin ka urang thau ka drei, amaik ame nbrei thau, brei daok jaik anek, klah rabha haong anek, bhian tui iek yaok bruk salih karei di anek piah hu jalan pato pakai ka nyu njauk, ka nyu lagaih. Sahneng kuhria, pabak njauk dom caong khin di anek meyah mboh njauk, ndom biai nao mai brei ka anek thau cambaih bruk saong tui jalan njauk. Amaik ame njauk daong ka anek thau, paglaih ka anek patagok, ginum haong anek jalan bo anek caong ngak. Brei sangka, ba jalan ka dom anek thau jalan ndom puac, daok dang saong dom quy tắc đạo đức lagaih haong xã hội.
Lingiu di nan, amaik ame njauk pambuak bruk haong sang bac, haong xã hội dalam bruk pato pakai đạo đức, nhân cách ka dom anek, oh tuh abih bruk pato pakai anek bhik ka sang bac saong ka xã hội. Dom amaik ame njauk caik rilo tukvak jang, pambuak haong sang bac piah pachreih bruk bac da-a saong pasram megru di dom anek, piah meng nan pacang, cakak dom bruk ngak suan, dom kanjah jhak daok caga njom tame di lingiu xã hội.
Meda ndom katut lac, meng labik lac sang bac akaok meti di yaok menuac urang, baoh sang hu trách nhiệm saong rilo siam lagaih dalam bruk pato pakai đạo đức, nhân cách ka rai uraniah harei ini, bruk pato pakai di sang nyu ba tal bruk padang nhân cách di dom adei lac biak praong. Saong brei hu bruk pambuak gauk khang kajap di bruk pato pakai di sang haong sang bac, jeng yau dom kapul nyaom xã hội karei, saong ong, muk, amaik, ame njauk lac kreih camin hadah ka đạo đức piah ka anek taco ngak tui./.
Vai trò của gia đình trong giáo dục nhân cách, đạo đức
học sinh hiện nay
Giáo dục đạo đức -nhất là cho thế hệ trẻ, là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của mọi chế độ xã hội . Sinh thời Chỉ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh vai trò của đạo đức và luôn quan tâm đến việc giáo dục nhân cách - đạo đức trong sự nghiệp “trồng người”. Bác từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, vì vậy cùng với việc đào tạo chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp là giáo dục nhân cách, đạo đức để tạo nên lớp công dân có đủ cả tài lẫn đức là rất cần thiết cho sự phát triển của gia đình cũng như toàn xã hội.
Hiện nay, cuộc sống xã hội hiện đại đã kéo mọi người theo dòng chảy công việc. Thời gian cha mẹ đi làm, con cái đi học, rồi học thêm cả ngày nghỉ,… các thành viên trong gia đình ít có cơ hội quây quần, gần gũi, trò chuyện với nhau. Trong khi đó, ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, các em đang trong quá trình hoàn thiện nhân cách, rất cần sự chia sẻ, chỉ bảo của bố mẹ. Nhiều bậc phụ huynh lại có tư tưởng phó thác trách nhiệm giáo dục cho nhà trường và xã hội. Họ nghĩ rằng, cha mẹ chỉ có bổn phận lo đủ cơm ăn, áo mặc, tiền bạc cho con học hành là đủ. Bên cạnh đó, nhiều bậc cha mẹ đã không đầu tư thời gian dạy con biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, không dạy con lòng khoan dung, sự độ lượng, vị tha và tinh thần đoàn kết. Có không ít bố mẹ chưa thực sự là tấm gương tốt cho con cái noi theo. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, tấm gương của cha mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng giá trị nhân cách của con cái.
Trong các mô hình gia đình, mô hình gia đình trí thức, bố mẹ có trình độ học vấn, có văn hoá, gia đình hoà thuận, đầm ấm và hạnh phúc và đặc biệt gia đình là nơi để các con cảm thấy thật sự an toàn khi sống ở đó sẽ có ảnh hưởng một cách tích cực đến định hướng giá trị nhân cách của các em. Các em sẽ có định hướng giá trị nhân cách đúng đắn theo sự định hướng của bố mẹ và phát triển nhân cách của mình đúng với mong muốn của xã hội. Một số ít học sinh phải sống trong môi trường gia đình khó khăn về kinh tế, bố mẹ thiếu trình độ văn hoá, không có hình thức giáo dục con cái tích cực song vẫn trở thành học sinh ngoan, học giỏi, do sự tự học hỏi, sự nỗ lực và ý chí quyết tâm cao của bản thân. Tuy nhiên, để làm được điều này thì bố mẹ trong gia đình phải có phương pháp giáo dục phù hợp và kích thích tiềm năng phát triển của các em. Với những gia đình mà bố mẹ có cách giáo dục sai lệch thiếu khoa học như bạo lực, độc đoán, lạnh lùng, thiếu sâu sát, quan tâm..., gia đình mà cha mẹ có những hành vi lệch chuẩn thì định hướng giá trị nhân cách của các em cũng thiên về sự phát triển lệch lạc. Thực tế cho thấy, hành vi phạm tội của một số em bắt nguồn từ gia đình. Do cha mẹ đánh đập, chửi mắng, thiếu quan tâm, hoặc cha mẹ là những người nghiện ma tuý, cờ bạc, làm ăn phi pháp...
Như vậy, vấn đề giáo dục đạo đức, nhân cách của thế hệ trẻ rất cần sự góp sức từ gia đình. Nếu gia đình không có một phương pháp giáo dục đúng đắn thì gia đình nói riêng và xã hội nói chung phải gánh chịu những hậu quả không thể lường trước được.
Vì vậy, các bậc cha mẹ cần nắm thông tin, hiểu rõ tâm lý, nhất là hiểu đúng vai trò hết sức to lớn của mình trong sự nghiệp “trồng người”. Nếu con mắc lỗi, cha mẹ hãy phân tích góp ý và tạo cho con những cơ hội để sửa chữa lỗi lầm. Nếu cần trách phạt con, cha mẹ cần phân minh, vì nếu sơ suất trong cư xử để con chịu thiệt thòi sẽ hình thành những tâm lý không phục, mặc cảm, đối kháng và đây là yếu tố dễ dẫn đến các em hư hỏng, sa vào lỗi lầm. Cha mẹ nên thể hiện sự công bằng, yêu thương các con như nhau. Mỗi người con đều có mặt mạnh yếu, hãy tìm khen những ưu điểm để động viên con phát huy.
Cha mẹ cần làm gương cho con noi theo. Trong gia đình, cha mẹ phải luôn chú ý rèn luyện, tu dưỡng mình là tấm gương về đạo đức, nhân cách, là điểm tựa tinh thần của con để con noi theo và học tập. Cha mẹ dạy con phải thế này, thế khác nhưng hành động của bản thân cha mẹ lại không gương mẫu, nói một đằng làm một nẻo; điều đó làm cho việc giáo dục trở nên phản tác dụng. Con cái không tin cha mẹ, không tin người lớn, tự tìm những lối đi riêng cho bản thân, mất phương hướng, trong đó có những con đường lạc lối đã đưa trẻ đến vi phạm pháp luật.
Đặc biệt, ở lứa tuổi này, các em đang trong quá trình hoàn thiện nhân cách và khẳng định bản thân, cha mẹ cần phải hiểu và thông cảm, luôn gần gũi, chia sẻ với con, thường xuyên theo dõi mọi sự thay đổi của con để có biện pháp giáo dục phù hợp. Cân nhắc, đáp ứng đúng những mong muốn, đề nghị của con nếu chính đáng, trao đổi giúp con hiểu rõ thông tin và đi đến có quyết định đúng. Cha mẹ cần tạo điều kiện, giúp đỡ con tiếp cận thông tin, cơ hội phát triển, cùng con bàn bạc thực hiện kế hoạch bản thân. Phải quan tâm, dìu dắt để các em tiếp thu được ngôn ngữ, hành vi ứng xử và những quy tắc đạo đức phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Bên cạnh đó, gia đình cần kết hợp với nhà trường, xã hội trong việc giáo dục giá trị đạo đức, nhân cách cho các em, không nên phó mặc trách nhiệm giáo dục con em mình cho nhà trường và xã hội. Các bậc phụ huynh phải đầu tư nhiều thời gian hơn, kết hợp trao đổi thông tin với nhà trường để động viên thành tích học tập và rèn luyện của các em, từ đó để phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm, những tác nhân xấu đang “rình rập” ngoài xã hội.
Tóm lại, với vai trò là ngôi trường đầu tiên của mỗi cá nhân, gia đình có trách nhiệm và nhiều ưu thế trong việc tham gia vào giáo dục đạo đức, nhân cách cho thế hệ trẻ hôm nay; sự ảnh hưởng của giáo dục gia đình tới việc hình thành nhân cách của các em là rất lớn. Đồng thời, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục gia đình với nhà trường và các đoàn thể xã hội khác, bản thân ông bà, cha mẹ phải là tấm gương sáng về đạo đức cho con cháu noi theo./.
Viết bình luận