ZƯ ĐỢC RÂU VĂN HOÁ CÓH CHR’ỚH BH’LÊÊ BH’LA ÂNG ĐHANUÔR ACOON CÓH K’COONG CH’NGAI THỪA THIÊN HUẾ
Thứ hai, 09:07, 10/06/2024 PV Minh Hoa PV Minh Hoa
Đợ c’moo đăn đâu, bh’rợ thể dục thể thao cóh k’coongc h’ngai, zr’lụ đhanuôr acoon cóh pa dưr pa xớc zăng k’rơ. Đh’rứah lâng nâu, zâp râu chr’ớh bh’lêê bh’la cung vêy bơơn zư pa dưr, t’pấh bấc đhanuôr, lấh mơ nắc apêê p’niên ting pấh. Ooy đâu, cắh mưy pa zưm đhanuôr, pa dưr pa xớc bh’rợ pa choom chi ớh thể thao cóh đhanuôr, nắc dzợ chrooi pa xoọng zư lêy đợ râu văn hoá ty chr’nắp âng acoon cóh.

 

Hi bu n’đoo cung cơnh đêếc, xang bêl chô đắh ha rêê, z’zêệ xang, A Lăng Thị Thuỷ cóh chr’val Hồng Thượng, chr’hoong A Lưới nắc đh’rứah lâng apêê a’đhi amoó cóh vel pa zưm chô đhị tang Gươl đoọng ặt pa prá xa nay, chi ớh thể thao, cắh cậ hơnh déh apêê pân jứih cóh vel tr’glụ, tr’chựt, đá bóng...

A Lăng Thị Thuỷ moon, đợ c’moo đăn đâu bh’rợ pa choom chi ớh thể dục thể thao cóh chr’val vêy pa dưr k’rơ, t’pấh bấc ngai ting pấh chi ớh. Tước hi bu, đợ apêê t’coóh lướt dzung, tập thể dục dưỡng sinh, nắc apêê p’niên chi ớh bóng chuyền, bóng đá, tr’chứt, tr’glụ... đhị râu g’roóh, hơnh déh chr’va tước cóh crâng k’coong. Ting cơnh A Lăng Thị Thuỷ, thể thao truyền thống cắh mưy zooi đoọng ha rêê pa dưr c’rơ, tưn taách xang mưy t’ngay pa bhrợ nắc ga lêếh k’bao nắc dzợ zooi đoọng zâp ngai ting ặt pa zưm đh’rứah liêm. Tu cơnh đêếc, zâp bel vêy g’lúh thi chi ớh thể thao, chr’ớh bh’lêê bh’la ty chr’nắp cắh cậ t’ngay tết tọc, t’ngay bhiệc bhan văn hoá - thể thao lâng du lịch, A Lăng Thuỷ zêng ting pấh chi ớh: “C’la cu hâng hơnh vêy bơơn pấh bhrợ zâp bhiệc bhan ga mắc chr’năp ta bhrợ đhị vel đông cơnh cóh A Lưới, Nam Đông, Đông Giang, Tây Giang. Đhị t’ngay bhiệc bhan văn hoá thể thao lâng du lịch cóh A Lưới t’mêê đâu vêy zâp môn thể thao ty chr’nắp. Ooy zâp môn thi acu kiêng bhlâng zâp chr’ớh bh’lêê bh’la ahay. Nâu đoo nắc môn vêy ta zư pa choom tơợ lang a’conh a’bhướp ahay, ahêê lêy zư lâng pa dưr pa xớc”.

Anoo Hồ Văn Thiên, cán bộ văn hoá chr’val Hồng Thượng đoọng năl, chr’ớh bh’lêê bh’la liêm buôn, doọ bil bấc c’rơ g’lêếh, doọ chấc moon pân jứih pân đil, ga mắc k’tứi nắc zêng choom chi ớh zâp bêl. Lấh mơ, tơợ bêl t’ngay bhiệc bhan văn hoá thể thao lâng du lịch zâp acoon cóh tỉnh Thừa Thiên Huế ta bhrợ 2 c’moo mưy chu, bấc chr’ớh bh’lêê bh’la ty cơnh penh p’nenh, tr’chứt, tr’glụ, lướt đhợơc đhr’lơợc... nắc ting n’léh váih cớ. Tước lâng t’ngay Văn hoá thể thao lâng Du lịch zâp acoon cóh tỉnh Thừa Thiên Huế g’lúh 15 t’mêê bhrợ đhị A Lưới, lấh mơ pấh bhrợ liên hoan nghệ thuật quần chúng, c’bhúh chr’val Hồng Thượng dzợ pấh chi ớh 2 môn thể thao ty chr’nắp nắc tr’chứt lâng tr’glụ. Xang 3 t’ngay chi ớh đhị t’ngay bhiệc bhan, mị 2 môn thi âng Hồng Thượng zêng bơơn bh’nơơn dal: “Đh’rứah lâng t’ngay văn hoá Thể thao lâng Du lịch zâp acoon cóh bơơn tỉnh Thừa Thiên Huế bhrợ 2 c’moo mưy chu, chr’hoong A Lưới lâng zâp chr’val cung bhrợ zâp chr’ớh bh’lêê bh’la cơnh penh p’nenh, tr’glụ, tr’chứt, lướt đhơợc đhr’lơợc... Nâu đoo nắc đợ môn thể thao ty chr’nắp âng đhanuôr zâp acoon cóh A Lưới. Đoọng bhrợ pr’đơợ zâp vel bhrợ pa dưr bh’rợ chr’ớh, phòng Văn hoá chr’val cung vêy zooi đoọng m’bứi zên đoọng p’too p’zương bh’rợ. Ooy đâu đoọng bhrợ pa xoọng tang chi ớh, t’pấh đoàn viên đha đhâm c’moor ting pấh, doọ lấh chấc chi ớh cờ bạc, ôộm búah, lâng bhrợ bhui har hâng hơnh lâng zư đợc đợ râu chr’nắp liêm văn hoá acoon cóh”.

Zr’lụ da ding k’coong đắh Tây tỉnh Thừa Thiên Huế vêy bấc đhanuôr acoon cóh ặt ma mung, lấh mơ nắc Bru-Vân Kiều, Cơ Tu, Pa Kô... zâp acoon cóh cóh đâu nắc dzợ zư đợc bấc văn hoá chr’nắp, ooy đâu vêy zâp râu chr’ớh bh’lêê bh’la. Đợ râu chr’ớh bh’lêê bh’la âng zâp acoon cóh zêng vêy lalay cơnh, hân đhơ cơnh đêếc nắc zêng lêy dưr váih tơợ pr’ắt tr’mung, bh’rợ tr’nêng, ặt ma mung zâp t’ngay âng đhanuôr. Zâp râu chr’ớh nâu buôn pa zưm lâng zâp bhiệc bhan ty chr’nắp âng đhanuôr, vêy bhrợ chi ớh đoọng pa zưm đhanuôr đh’rứah ting bhrợ. Hân đhơ cơnh đêếc, ooy cr’chăl lướt moót bha lang k’tiếc ting đhộ bhứah cơnh xoọc đâu, bấc chr’ớh điện tử glúh váih ơy bhrợ cắh liêm crêê tước râu chr’nắp văn hoá ty moon zr’nưm, zâp môn thể thao ty chr’nắp, chr’ớh bh’lêê bh’la moon lalay xoọc dzoọng đhị đhr’năng bil pất, bhrợ bil lalay cơnh. Amoó Hồ Thị Dễ, acoon cóh Pa Cô chr’hoong A Lưới moon: “Xoọc đâu, bấc apê ê pr’zợc đươi dua mạng xã hội nắc ha vil zâp râu chr’ớh bh’lêê bh’la. Đợ g’luh thi, bhiệc bhan văn hoá cơnh đâu nắc g’lúh đoọng zâp apêê pr’zợc p’niên pấh bhrợ lâng hay k’noọ ooy tơơm ríah âng zâp râu chr’ớh bh’lêê bh’la ty chr’nắp”.

Ting cơnh t’coóh Trần Đức Sáng, manứih lêy cha mêết văn hoá, Phân viện Văn hoá nghệ thuật k’tiếc k’ruung Việt Nam đhị Huế, chr’ớh bh’lêê bh’la ty chr’nắp nắc đoo pr’đươi âng đhanuôr k’coong ch’ngai. Tu cơnh đêếc, vêy đhị ặt chr’nắp bhrợ pa dưr văn hoá ty âng acoon cóh. Đợ c’moo đăn đâu, ngành chức năng lâng chính quyền zâp vel đông k’coong ch’ngai ting t’ngay ting k’rang lêy lấh mơ tước bhiệc pa dưr bh’rợ thể dục thể thao quần chúng lâng zư lêy zâp râu bhiệc bhan pa zưm lâng zâp môn thể thao acoon cóh. Ooy đâu, bấc chr’ớh bh’lêê bh’la cơnh penh p’nenh, tr’chứt, tr’glụ, đhơợc đhr’lơợc, glâm vọng... cung r’dợ n’léh váih cớ đhị zâp vel đông k’coong ch’ngai. Lâh mơ, xa nay bh’rợ k’tiếc k’ruung pa dưr pr’ắt tr’mung zr’lụ đhanuôr acoon cóh lâng k’coong ch’ngai, ooy đâu vêy dự án zư lêy lâng pa dưr zâp râu chr’nắp âng chr’ớh bh’lêê bh’la vêy t’moót ooy pr’ắt tr’mung, nắc pr’đơợ đoọng chr’ớh bh’lêê bh’la bơơn pa dưr pa xớc. T’coóh Trần Đức Sáng moon, cr’chăl đâu, bấc trường học cóh k’coong ch’ngai tơợp t’moót văn hoá ty ooy trường học. Nâu đoo nắc mưy ooy đợ bh’rợ đoọng p’too pa choom, pa dưr văn hoá acoon cóh, ooy đâu vêy chr’ớh bh’lêê bh’la ty chr’nắp đoọng ha lang p’niên tơợ đợ cấp học tr’nơợp: “Zâp chr’ớh bh’lêê bh’la zr’lụ đhanuôr acoon cóh Thừa Thiên Huế vêy đợ chr’ớh pr’hay cơnh lướt đhơợc đhr’lơợc, tr’glụ, tr’chứt,, penh p’nenh, lấh mơ nắc chi ớh glâm vòng, bhrợ p’cắh bhiệc p’penh b’bơơn âng apêê pân jứih bêl ahay. Ooy đâu n’jứah đoọng pa dưr c’rơ, n’jứah pa zưm đhanuôr lâng bhrợ pa dưr cớ zâp râu chr’ớh bh’lêê bh’la. Đoọng pa dưr zâp râu chr’ớh nâu, zâp ban ngành, zâp chr’val, vel bhươl ta luôn lêy thi, xay moon ooy phim ảnh, lấh mơ nắc t’moót ooy trường học, đoọng apêê thầy cô pa choom, xay moon đoọng apêê a’đhi nắc đoo chr’nắp lấh”./.

Lưu giữ nét đẹp văn hóa trong trò chơi dân gian của đồng bào DTTS vùng cao Thừa Thiên Huế

Những năm gần đây, phong trào thể dục thể thao ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển khá mạnh. Cùng với đó, các trò chơi dân gian cũng dần được khôi phục, thu hút ngày càng đông bà con, đặc biệt là giới trẻ tham gia. Qua đó, không chỉ gắn kết cộng đồng, thúc đẩy phong trào tập luyện thể thao trong nhân dân, mà còn góp phần gìn giữ, bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Chiều nào cũng thế, cứ sau giờ lên rẫy trở về, lo cơm nước xong, A Lăng Thị Thủy ở xã Hồng Thượng, huyện A Lưới lại cùng chị em trong làng tập trung về khuôn viên Gươl để trò chuyện, tập luyện thể thao, hoặc cổ vũ trai làng kéo co, đẩy gậy, đá bóng…

A Lăng Thị Thủy cho biết, những năm gần đây phong trào rèn luyện thể dục thể thao trong xã được đẩy mạnh, lôi cuốn nhiều người tham gia. Chiều đến, trong khi người già đi dạo bộ, tập thể dục dưỡng sinh, thì giới trẻ chơi bóng chuyền, bóng đá, đẩy gậy, kéo co…tiếng hò reo, cổ vũ vang vọng cả núi rừng. Theo A Lăng Thị Thủy, thể thao truyền thống không chỉ giúp mọi người rèn luyện sức khỏe, tinh thần sảng khoái sau 1 ngày lao động cực nhọc, mà con giúp mọi người xích lại gần nhau hơn. Vì thế, mỗi khi có hội thi thể thao, trò chơi dân gian truyền thống hay lễ, tết, Ngày hội Văn hóa- Thể thao và Du lịch, A Lăng Thủy đều góp mặt: “Bản thân em rất vinh dự khi được tham gia các lễ hội lớn tổ chức tai các địa phương như ở A Lưới, Nam Đông, Đông Giang, Tây Giang. Tại Ngày hội VH-TT-DL tại A Lưới vừa rồi có các môn thể thao truyền thống. Trong các môn thi em thich nhất là các trò chơi dân gian. Đây là môn được truyền lại từ đời cha ông xa xưa, chúng ta nên lưu giữ và phát huy”.

Anh Hồ Văn Thiên, cán bộ văn hóa xã Hồng Thượng cho biết, trò chơi dân gian đơn giản, không cầu kỳ, tốn kém, không biệt trai gái, lớn bé nên có thể chơi mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt, kể từ khi Ngày hội Văn hóa -Thể thao và Du lịch các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế được tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần, nhiều trò chơi dân gian truyền thống như bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co, đi cà kheo… đã dần xuất hiện trở lại. Đến với Ngày hội Văn hóa -Thể thao và Du lịch các dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV vừa diễn ra tại A Lưới, ngoài tham gia liên hoan nghệ thuật quần chúng, đoàn xã Hồng Thượng còn tham gia 2 môn thể thao truyền thống là đẩy gậy và kéo co. Sau 3 ngày tranh tài tại Ngày hội, cả 2 môn thi đấu của  Hồng Thượng đều đạt giải cao: “Cùng với Ngày hội Văn hóa -Thể thao và Du lịch các dân tộc được tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức năm 1 lần, huyện A Lưới và các xã cũng tổ chức các trò chơi dân gian như bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy, đi cà kheo…. Đây là những môn thể thao truyền thống của đồng bào các dân tộc A Lưới. Để tạo điều kiện các thôn gầy dựng phong trào, phòng Văn hóa xã cũng có hỗ trợ ít kinh phí để khích lệ phong trào. Thông qua đó để tạo thêm sân chơi, thu hút đoàn viên thanh niên tham gia, hạn chế sa đà vào cờ bạc, rượu chè, đồng thời tạo không khí hứng khởi và cơ bản là để lưu giữ những gì tốt đẹp nhất của văn hóa dân tộc ”.

Khu vực miền núi phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chủ yếu là Bru- Vân Kiều, Cơ Tu, Pa Kô… Các dân tộc nơi đây hiện còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc trưng, trong đó có trò chơi dân gian. Có thể trò chơi dân gian của mỗi dân tộc không hoàn toàn giống nhau nhưng tựu chung đều xuất phát từ cuộc sống lao động, sản xuất, sinh hoạt hàng ngày của đồng bào. Các trò chơi này thường gắn liền với các lễ hội truyền thống của đồng bào, nó được tiếp nối sau phần lễ để kết nối cộng đồng cùng tham gia. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, nhiều trò chơi điện tử ra đời đã tác động làm cho các giá trị văn hóa truyền thống nói chung, các môn thể thao truyền thống, trò chơi dân gian nói riêng đứng trước nguy cơ bị mai một, biến mất hoặc biến tướng. Chị Hồ Thị Dễ, dân tộc Pa Cô huyện A Lưới chia sẻ: “Thời nay, nhiều bạn trẻ sử dụng mạng xã hội nên quên đi các trò chơi dân gian. Những hội thi, lễ hội văn hóa như thế này là dịp để các bạn trẻ tham gia và nhớ về nguồn gốc của các trò chơi dân gian truyền thống”.

 Theo ông Trần Đức Sáng, nhà nghiên cứu văn hóa, Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế, trò chơi dân gian truyền thống là sản phẩm của cộng đồng cư dân miền núi.  Vì thế, nó có vị trí quan trọng tạo nên diện mạo văn hóa truyền thống của dân tộc. Những năm gần đây, ngành chức năng và chính quyền các địa phương miền núi ngày càng quan tâm hơn đến việc đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng và duy trì các lễ hội gắn với các môn thể thao dân tộc. Qua đó, nhiều trò chơi dân gian như bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co, đi cà kheo, đâm vọng… cũng dần xuất hiện trở lại tại các bản làng vùng cao. Đặc biệt, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó có dự án bảo tồn và phát huy các giá trị của trò chơi dân gian được đưa vào cuộc sống, là cơ hội tốt để trò chơi dân gian được phục hồi và phát triển. Ông Trần Đức Sáng cho biết, gần đây, nhiều trường học ở vùng cao đã bắt đầu đưa văn hóa truyền thống vào trường học. Đây là một trong những phương cách để giáo dục, truyền cảm hứng đam mê văn hóa dân tộc, trong đó có trò chơi dân gian truyền thống cho lớp trẻ ngay từ những cấp học đầu tiên: “Các trò chơi dân gian vùng đồng bào dân tộc thiểu số Thừa Thiên Huế có những trò chơi rất hay như đi cà kheo, đẩy gậy, bắn nỏ, kéo co, đặc biệt là trò chơi đâm vòng, tái hiện lại cảnh săn bắn của cha ông ngày xưa .Qua đó vừa để rèn luyện sức khỏe, vừa gắn kết cộng đồng và phục dựng lại các trò chơi truyền thống. Để cộng đồng hóa các trò chơi, các ban ngành, các xã, thôn thường xuyên tổ chức hội thi, tuyên truyền thông qua phi ảnh, đặc biệt là nên đưa vào trường học, thông qua thầy cô giáo để giáo dục và tuyên truyền cho các em là hay nhất”./.

 

PV Minh Hoa

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC