ĐHA ĐHÂM C’MOR CƠ TU TƠỢP BHRỢ CHA TƠỢ CHR’NOH CHR’BÊỆT ÂNG VEL ĐONG
Thứ tư, 09:06, 03/04/2024     (Vơnich Oang)     (Vơnich Oang)
Pa dưr c’rơ âng đha đhâm c’mor jưah lang rau đa đâh, t’béch đhị bhrợ têng, bấc pr’chấc p’niên Cơ Tu đhị tỉnh Quảng Nam ơy pa ghit bhrợ têng, đươi dua zập pr’đơợ liêm buôn ơy vêy âng vel đong đoọng bhrợ cha. Cr’noọ bh’rợ băn xoọng cr’đe lâng k’rong câl zập chr’noh chr’bêệt âng anhi diic điêl Bh’nướch Bhứ lâng Alăng Thị Chon ặt coh chr’hoong da ding ca coong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam nắc muy coh k’bhuh nắc đoo.

 

 

Zập ha bu, bhrương, anhi diic điêl AlăngThị Chon lâng Bh’nướch Bhứ ặt đhị vel Xa Nghir, chr’val Za Hung, chr’hoong Đông Giang lướt xe prang vel đoọng chấc k’rong câl zập chr’noh chr’bêệt âng đhanuôr. Amoó Chon đoọng năl, anhi tr’bơơn tước nâu kêi ơy 10 c’moo, cr’chăl tr’nơợp tr’mông tr’meh pr’loọng đong k’đhap zr’năh pa bhlầng. Bhrợ ha rêê lâng chấc bơơn bấc a rau tơợ crâng cung zập đoọng 4 bọop cha, coh đêêc 2 p’nong coon nắc dzợ k’tứi. Tơợ ơy vêy ting cha ớh mạng xã hội, amoó Chon nắc lêy coh facebook bấc ngai nhăn câl chr’noh âng đhanuôr hêê choh bhrợ coh ha rêê, nắc amoó ting pa căh pa câl mạng, n’zâu vêy ngai câl. Xoọc tơợp, a moó nắc muy pa căh pa câl zập chr’noh âng ađhi noo k’bhuh xoọng đay lalăm. Lêy ơy vêy bấc ngai zước câl, pa bhlầng nắc apêê tơợ Đà Nẵng, Đại Lộc, Tam Kỳ ... nắc amoó pr’zơc k’diic k’rong câl bấc lâh mơ, xang nắc pa câl cớ đoọng ha pêê đoọng bơơn tr’bứi zên lời. Amoó Alăng Thị Chon đoọng năl, tơợ 3 c’moo tr’câl tr’bhlêy chr’noh chr’bêệt, tr’mông tr’meh pr’loọng đong amoó ơy zăng têệm ngăn, lâng pa chô zập c’xêê tơợ 10 -15 ức đồng, vêy bêl pêêh bơơn hân noo p’lêê dzoóc tước 20 ức đồng: “Bêl tước hân noo pêêh pay chrnoh nắc đong zi nâu bấc ơl ma nuyh vối văl, guy đơơng chr’noh chr’bêệt. Vêy bêl, apêê đui đơơng rước k’rơ bhầu p’nong chứa, a hứ, k’nhí bịng ma đong xang. Ơy bấc nắc t’đang điện apêê đấc chở chô ooy Đà Nẵng, Đại Lộc, Tam Kỳ. Pa câl lâng apêê ơy loih doọ cần chấc pa căh, xay moon bấc ooy bh’nơơn dzợ, apêê muy điện zalo câl mơ bấc nắc a zi lướt câl k’rong, đăng pa căh ooy mạng đăh facebool, zalo. Acu pa câl zập ooy, đoọng ha pêê cán bộ coh đâu cung vêy, apêê coh thị trấn hêê nâu cung đơơng lưch. Đhanuôr kiêng pa câl đoọng ha zi, tu doọ pa xiêr chr’năp cơnh apêê lơơng, vêy đhị pa câl têệm ngăn, đhanuôr cung k’rêệm loom choh bhrợ, a đay k’rong câl cung vêy bơơn tr’bứi”.

Lâh mơ k’rong câl chr’noh chr’bêệt âng đhanuôr coh vel bhươl, diíc điêl amoó Alăng Thị Chon dzợ băn k’ha riêng p’nong xoọng cr’đe. Anoo Bh’nươch Bhứ, k’diic amoó Chon đoọng năl, bêl chở k’điêl lướt chấc k’rong câl chr’noh chr’bêệt nắc bơơn năl đhanuôr kiêng chấc bơơn câl pazêng rau a đhăh, ha dợ nâu kêi căh ngai đoọng bơơn dzợ, nắc tơợp c’moo 2019, diic điêl a noo Bhứ vặ pa xoọng 50 ức đồng zên tơợ Ngân hàng Chính sách chr’hoong Đông Giang k’rong băn 60 p’nong xoọng cr’đe m’ma lâng pa câl lêệ. Tơợ cr’chăl băn pa câl lêy vêy bơơn zên z’zăng, nắc anhi k’rong băn t’bấc cớ tước k’ha riêng p’nong. Anoo Bhứ đoọng năl, xoọng cr’đe nâu pa câl chr’năp u dal tước 400 - 500.000 đồng/kg; pa câl m’ma đoọng ha pêê nắc 1,5 – 2 ức đồng/cặp, zập c’moo căh dap lâng zên rau lơơng nắc dzợ pa chô lâh 100 ức đồng: “Tơợ a hay, coh hêê nâu buôn chấc t’bơơn xoọng cr’đe nâu. Moọt ooy crâng t’bơơn cung căh u bấc, vêy 1, 2 p’nong vêy bêl căh bơơn ốt. Câl tơợ a đhuốc ta puôn, xơơng ha riêng lalâh u bấc zên năc a cu pa chăp xơợng lâng băn đoọng pa câl. Băn coon nâu u buôn, xoọc g’lêêh, ch’na bh’năn nắc ơy vêy coh bhươn đong, ađoo cha a tao, cram, cr’đe, m’bhộc a tang… K’rang lêy đoo cung u buôn. Vêy đoo t’ngay zi pa câl 2 - 3 ức đồng zên”.

Căh muy bhrợ pa dưr cr’van đoọng ha c’la đay, diíc điêl anoo Bhứ nắc dzợ k’rang zooi apêê coh vel ting pa zay bhrợ cha, ngai kiêng băn xoọng cr’đe nắc anoo zooi m’ma lâng pa choom cơnh băn. Đươi tơợ đêêc nắc cr’noọ bh’rợ băn xoọng cr’đe coh vel bơơn bấc ngai năl tước, chroi k’rong t’bhlầng bh’rợ tơợp bhrợ cha âng đhanuôr c’mor coh chr’val. Anoo Alăng Rính, Bí thư Đoàn chr’val Za Hung, chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, cr’noọ bh’rợ bhrợ cha âng diic điêl anoo Bh’nướch Bhứ lâng Alăng Thị Chon nắc choom hâng hơnh bhlầng. “Đhị hêê đâu, cr’noọ bh’rợ bhrợ cha âng anhi đoàn viên Bhứ lâng Chon nắc vêy pa chô bh’nơơn dal. Anhi vêy k’rong câl lưch đợ chr’noh chr’bêệt âng đhanuôr coh đâu, đhanuôr doọ chấc k’rang căh đhị pa câl lâng k’pân chr’năp ếp. Lâh mơ câl chr’noh anhi dzợ băn xoọng cr’đe liêm choom. Anhi cung ting pâh zập bh’rợ âng vel bhươl. Bêl họp azi cung vêy k’dua anhi ting prá xay đoọng đha đhâm c’mor xơợng, ting pa choom cơnh bhrợ cha. Hâng bhlầng anhi ơy pa zay bhrợ cha”.

Tơợp bhrợ cha cơnh lâng chr’noh chr’bêệt âng vel đong xoọc dưr vaih nắc c’lâng bh’rợ vêy bấc đha đhâm c’mor da ding ca coong tỉnh Quảng Nam pay bhrợ. Amoó Nguyễn Thị Bích Liên, Bí thư huyện đoàn Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl, bh’rợ đha đhâm c’mor tơợp bhrợ cha coh vel đong âng chr’hoong ting ha dưr lâh mơ, ơy chroi k’rong zooi apêê pr’zơc pa dưr dal thu nhập, pa dưr pr’ặt tr’mông liêm choom lâh. Amoó Bich Liên moon, Huyện đoàn cung ta luôn t’vaih pr’đơợ liêm buôn đoọng zập đha đhâm c’mor vặ zên đoọng bhrợ cha. Dap lêy coh c’moo hay, đơn vị nắc ơy đoọng vặ 32 tỷ 360 ức đồng đoọng k’nặ 570 chu đoàn viên vặ bhrợ cha. “Huyện đoàn ơy t’vaih zập pr’đơợ đoọng đha đham c’mor vặ zên bhrợ cha năc tơợ zên âng Trung ương đoàn, âng tỉnh lâng âng chr’hoong tơợ zên âng Ngân hàng Chính sách chr’hoong. Đhơ bh’nơơn bhrợ cha âng đha đhâm c’mor căh lâh liêm choom cơnh coh lơơng ha dợ cơnh lâng rau t’pâh, pa zương âng cấp piing nắc ơy vêy bấc đha đhâm c’mor pa zay bhrợ cha. Huyện đoàn cung bhrợ bấc g’luh prá xay, k’dua apêê chuyên gia chô prá xay đoọng ha đha đhâm c’mor xơợng. Nắc cơnh g’luh prá xay vêy pr’đơc “Mang hương rừng xuống phố” ơy vêy bấc ngai  moon liêm choom. Tước đâu, a zi nắc xay bhrợ cớ zập bh’rợ, dự án zooi đha đhâm c’mor vặ zên đoọng bhrợ cha, pa dưr pr’ặt tr’mông”./.

Thanh niên Cơ Tu khởi nghiệp từ nông sản địa phương

 Phát huy sức trẻ cùng sự năng động và sáng tạo, nhiều bạn trẻ Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam đã chủ động khai thác lợi thế của địa phương để khởi nghiệp thành công. Mô hình nuôi dúi và thu mua nông sản sạch của vợ chồng trẻ Bh’nướch Bhứ và Alăng Thị Chon ở huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam là một trong số đó.

Hình ảnh vợ chồng trẻ Alăng Thị Chon và Bh’nướch Bhứ ở thôn Xa Nghir, xã Za Hung, huyện Đông Giang ngày ngày chở nhau trên chiếc xe máy đi khắp làng thu mua nông sản đã quá đỗi quen thuộc với của bà con nơi đây. Chị Chon cho biết, anh chị kết hôn tới nay vừa tròn 10 năm, thời gian đầu cuộc sống của gia đình khá chật vật. Thu nhập từ mấy sào đất rẫy và đi rừng tìm dược liệu của vợ chồng giỏi lắm cũng chỉ tạm đắp đổi cho 4 thành viên gia đình, trong đó có 2 con nhỏ. Mấy năm gần đây, khi mạng xã hội phát triển, chị Chon xem trên facebook thấy nhiều người tìm mua nông sản địa phương nên bắt chước làm theo. Lúc đầu, chị Chon chỉ dùng tải khoản facbook cá nhân đăng bài bán nông sản sạch của gia đình. Khi đã có nhiều bạn hàng, chị mở rộng mạng lưới bán hàng nông sản xuống tận thành phố Đà Nẵng,  Tam Kỳ, Đại Lộc … Cứ thế, ngày ngày chị và chồng đi thu mua nông sản của bà con địa phương đem bán lại cho thương lái dưới xuôi kiếm lời. Chị A Lăng Thị Chon cho biết, qua 3 năm buôn bán nông sản, cuộc sống của gia đình chị ngày càng ổn định, với thu nhập bình quân hàng tháng từ 10 triệu đến 15 triệu đồng/tháng; vào mùa trái cây có tháng chị kiếm đến 20 triệu đồng: “Vào mùa thu hoạch nông sản, nhà em luôn tấp nập người vào ra. Có hôm, bà con gùi đến cả ngàn trái dứa, có hôm cả xe tải củ nghệ, củ gừng, chất đầy nhà vậy đó. Em điện cho mối mua dưới Đà Nẵng, Đại Lộc, Tam Kỳ... Sáng sớm hôm sau, xe tải chạy lên bốc chở về xuôi hết. Buôn bán với nhau quen rồi, chỉ cần mối dưới xuôi điện zalo nói số lượng cần là em đăng bài trên mạng thu mua. Một số biết bài đăng thì mang tới nhà, còn không là em tới nhà bảo bà con thu hoạch cho đủ số lượng. Nông sản bà con ở xã này em thu mua hết. Em cũng có bán và ship hàng cho cán bộ ở xã, ở thị trấn mình đây. Bà con ở đây cũng tin tưởng giá cả mình thu mua nên họ không lo bị ép giá như một số thương lái khác. Mình bán lại cho mối cũng có lời mà bà con cũng có chỗ tiêu thụ nông sản thường xuyên. Bà con không lo chỗ tiêu thụ như những năm trước đây. Do đó, bà con yên tâm sản xuất.”

Ngoài thu mua nông sản địa phương, vợ chồng chị Alăng Thị Chon còn nuôi hàng trăm con dúi. Anh Bh’nướch Bhứ, chồng chị Chon kể, khi chở vợ đi mua nông sản, biết được nhu cầu sử dụng thịt rừng trong bà con nhiều nên đầu năm 2019, vợ chồng anh Bhứ vay thêm 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đông Giang đầu tư  nuôi 60 con dúi giống và dúi thịt. Qua thời gian nuôi thấy hiệu quả, vợ chồng chị tiếp tục nhân giống, tái đàn lên hàng trăm con. Anh Bhứ cho biết, dúi thương phẩm hiện có giá  khoảng 450 - 500.000 đồng/kg; dúi giống khoảng 1,5 - 2 triệu đồng/cặp, tính ra đàn dúi của gia đình anh mỗi năm trừ chi phí còn thu về hơn 100 triệu đồng: “Từ xưa rồi, trên mình rất ưa chuộng thịt dúi. Thịt nó thơm, ngon. Mình hay đãi khách, dùng trong gia đình. Em chọn nuôi dúi bởi trên miền núi có nhiều thuận lợi. Thứ nhất, nay bà con không được đặt bẫy bắt động vật hoang dã như trước đây nữa, nhu cầu sử dụng thì cao. Thứ hai, nuôi dúi khỏe không mất sức, nguồn thức ăn ở tự nhiên dồi dào. Chỉ cần ra sau hè là có mía, có đọt cây đốt, có cây tre, nứa để cho dúi ăn. Mình không mất nhiều thời gian kiếm thức ăn. Dọn vệ sinh chuồng trại cũng đơn giản. Mình có thể tranh thủ làm nhiều việc khác nữa. Đặc biệt dúi thương phẩm dễ bán mà giá khá cao. Có ngày em bán 2-3 triệu tiền dúi.”

Không chỉ làm giàu cho bản thân, vợ chồng anh Bhứ còn luôn quan tâm giúp các bạn trẻ trong thôn phát triển chăn nuôi thông qua việc hỗ trợ con giống, hướng dẫn cách làm chuồng trại và kỹ thuật nuôi cho hiệu quả kinh tế cao. Nhờ đó, mô hình chăn nuôi dúi trên địa bàn thôn được nhân rộng, góp phần thúc đẩy phong trào khởi nghiệp của thanh niên trong xã. Anh Alăng Rính, Bí thư Đoàn xã Za Hung, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, mô hình kinh tế của vợ chồng anh Bh’nướch Bhứ và Alăng Thị Chon là điển hình của địa phương: “Ở địa phương, mô hình kinh tế của vợ chồng anh Bhứ và chị Chon phải nói là có thu nhập khá cao. Nhờ hai bạn đi thu mua nên nông sản của bà con ở xã không sợ bị mất giá. Không còn tình trạng trồng xong ăn không hết thì bỏ bứa đầy rẫy như trước đây. Ngoài ra hai bạn nuôi mô hình dúi cũng thành công. Từ khi có kinh tế ổn định, hai bạn có đóng góp nhiều cho các hoạt động phong trào của địa phương. Có những cuộc họp thanh niên, chúng tôi mời vợ chồng anh Bhứ lên nói chuyện cùng đoàn viên thanh niên, chia sẻ làm ăn. Rất đáng tuyên dương tinh thần khởi nghiệp của hai bạn.”

Khởi nghiệp từ nông sản địa phương đang trở thành lựa chọn của nhiều thanh niên miền núi tỉnh Quảng Nam. Chị Nguyễn Thị Bích Liên, Bí thư Huyện đoàn Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, phong trào thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng phát triển lan tỏa sâu rộng, góp phần giúp các bạn trẻ nâng cao thu thu nhập, tạo dựng cuộc sống tốt hơn. Chị Bích Liên cho biết, Huyện Đoàn cũng luôn tạo điều kiện để các bạn trẻ tiếp cận với các nguồn vốn khởi nghiệp. Chỉ tính riêng trong năm qua, đơn vị đã giải ngân gần 32 tỷ 360 triệu đồng cho gần 570 lượt đoàn viên vay phát triển kinh tế: “Huyện đoàn đã tạo mọi điều kiện để đoàn viên thanh niên vay phát triển kinh tế, từ các nguồn vốn của Trung ương Đoàn, của tỉnh và của huyện thông qua Ngân hàng chính sách. Mặc dù tình hình phát triển kinh tế chung của đoàn viên thanh niên rõ nét nhưng với sự động viên, tuyên truyền cũng nhiều bạn vươn lên làm giàu. Huyện đoàn tổ chức nhiều diễn đàn mời chuyên gia nói chuyện cùng đoàn viên thanh niên về vấn đề khởi nghiệp. Trong đó diễn đàn “Mang hương rừng xuống phố” được các cấp đánh giá có hiệu quả cao. Sắp tới đây, chúng tôi tiếp tục triển khai những chương trình, dự án, hỗ trợ nguồn vốn vay cho đoàn viên thanh niên phát triển kinh tế gia đình”./.

    (Vơnich Oang)

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC