ĐHANUÔR A LƯỚI HA DƯR TƠỢ BHRỢ TÊNG KINH TẾ HA RÊÊ ĐHUÔCH
Thứ ba, 09:32, 18/06/2024 Kim Thu Kim Thu
Lâng năc ma nuyh zay pa bhrợ tơợ loom, a đoo ơy vaih ma nuyh bhrợ cha liêm choom bhlầng đhị chr’hoong lâng bấc c’moo ta luôn vêy pa chô thu nhập tơơ 200 – 300 ức đồng zập c’moo.

 

 

 

Cơnh lâng đhr’năng p’răng há âng t’ngay cha noọng, bhươn rơ veh âng pr’loọng đong t’cooh Lê Chiến đhị Tổ dân phố 3, thị trấn A Lưới dưr liêm t’viêng. Coh bhươn k’tiếc bhưah 2.400m2, t’cooh Chiến choh zập rau rơ veh r’đoong nắc cơnh bhơi dền, cải, a tuông cô ve, a ciêl… Ra diu zập t’ngay, diic điêl t’cooh nắc pêêh a ciêl đơơng pa câl ooy chợ, pa chô thu nhập.

T’cooh Lê Chiến prá xay: C’moo 1976, bêl đêêc t’cooh năc 15 c’moo ơy ting aconh căn đâc da ding ca coong A Lưới ặt bhrợ cha. Pazêng c’xêê c’moo năc đoo, tr’mông tr’meh pr’loọng đong t’cooh cung cơnh đhanuôr coh đâu k’đhap zr’năh zập rau. Học lưch phổ thông, Lê Chiến lướt bộ đội xang năc chô, bhrợ têng zập bh’rợ đoọng bơơn cha. Lâng rau chăp kiêng tơợ loom đay đăh bhrợ têng ha rêê năc ơy đơơng t’cooh bhrợ têng bh’rợ choh rơ veh, rơ đoong tước t’ngay đâu: “Lalăm a hay, zr’lụ k’tiếc nâu zêng bom đạn, k’tiếc năc mốp bênh căh ngai bhrợ têng rau rị. Diic điêl cu poóc bhrợ pa liêm, cha a’rong, cha a ngô pa zay bhrợ têng toong t’ngay ha dưm. Nâukêi nắc bhươn k’tiếc nâu ơy liêm. Diic điêl pa zay z’lâh k’đhap k’ra đoọng bhrợ cha, nâu kêi apêê ca coon ơy bơơn cha học tanih liêm zêng”.

Pazêng c’moo 2017, 2018, coh đhăm k’tiếc âng đong đay, t’cooh Lê Chiến bhrợ c’rọol băn k’zệt p’nong a’ọc lêệ, cr’năn a tưch bấc k’ha riêng p’nong. Bêl kinh tế r’dợ tệêm ngăn nắc chr’năp a’ọc xiêr, thị trường căh liêm, cr’năn a tưch boọ pr’luh bhrợ ha t’cooh bil zên, t’ruung lơi ga gooh. Đhơ cơnh đêêc, t’cooh doọ đhur loom, t’cooh nắc vặ cớ zên ngân hàng, k’rong 200 ức đồng bhrợ têng đong gương xang nắc gluh tước Hà Nội, đấc Sapa, moọt Đà Lạt pa choom t’mooh kinh nghiệm đoọng xăl choh zập rau rơ veh, pô. Ting cơnh t’cooh Lê Chiến, pleng k’tiếc đhị A Lưới liêm choom lâng zập rau pô chặt coh pleng k’tiếc cha cêệt nắc hân noo Tết n’đoo diic điêl t’cooh cung k’rong choh pô cúc, pô ly, thược dược, zập hân noo pa chô thu nhập k’zệt ức đồng. Lâh mơ hân noo pô tết, t’cooh dzợ choh bhrợ đoọng đhanuôr câl bhuôih t’ngay tr’cuôl, Mồng 1. Bhươn rơ veh nắc ta luôn liêm t’viêng, đơơng chô thu nhập prang c’moo. T’cooh Lê Chiến moon, nắc rau bhui har bêl bhrợ têng ha rêê đh’rưah lâng loom pa zay pa bhrợ ta têng ơy zooi pr’loọng t’cooh vêy pa chô thu nhập zập c’moo tơợ 200 tước 300 ức đồng: “Pr’loọng đong cu nắc zập ngai zêng vêy bh’rợ tr’nêng coh apêê cơ quan nhà nước, muy a cu nắc bhrợ ha rêê. Xoọc đâu, ruh a cu ting t’ngay ting t’cooh ha dợ dzợ kiêng bhrợ têng. Hân noo Tết choh pô, prang c’moo năc choh rơ veh, hau hân noo năc choh rau đêêc, bhrợ hơớ tước bêl vêy pa chô bh’nơơn dal”.

Lâh mơ k’rang pa dưr pr’ặt tr’mông pr’loọng đong đay, t’cooh Lê Chiến dzợ nắc thành viên âng Tổ bh’rợ rơ veh lâng pô âng Tổ dân phố 3, thị trấn A Lưới. Ting pâh Tổ rơ veh lâng pô lâng 10 pr’loọng lơơng, t’cooh Lê Chiến ơy đâh zooi đhanuôr đăh zên bhrợ, m’ma choh cung cơnh kỹ thuật bhrợ têng, k’rang lêy rơ veh, pô. Tơợ kinh nghiệm âng c’la đay, t’cooh nắc ta luôn xay moon, t’pâh đhanuôr bhrợ têng ha rêê đhuôch ting c’lâng hữu cơ, pa xiêr đươi dua phân, za nươu hóa học đoọng k’rang c’rơ tr’mông pr’loọng đong đay lâng ma nuyh đươi dua. Ting cơnh anoo Nguyễn Ngọc Phước, thành viên Tổ bh’rợ rơ veh lâng pô Tổ dân phố 3, thị trấn A Lưới, t’cooh Lê Chiến đhơy t’cooh ha dợ pa zay bhrợ têng cha: “Anoo Chiến nắc ma nuyh pa zay bhrợ têng zập bh’rợ, zay pa choom t’mooh bhrợ têng cr’noọ bh’rợ nâu. Lalăm a hay anoo bhrợ bấc chu căh ơy choom, băn a’ọc nắc a’ọc chêệt, băn a tưch nắc a tưch cung chêệt ha dợ a đoo cung pa zay. Nâu kêi nắc kinh tế âng pr’loọng đong anoo đhơ bấc k’đhap k’ra tu căh zập zên bhrợ têng ha dợ lêy lâng pân lơơng nắc a đoo vêy pa chô thu nhập tệêm ngăn”.

T’cooh Văn Lập, Trưởng Phòng Nông nghiệp lâng Pa dưr pa xơc vel bhươl chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đoọng năl, coh vel đong nắc bấc pr’loọng đhanuôr vặ zên k’rong bhrợ bấc cr’noọ bh’rợ pa chô thu nhập zập c’moo 200 tước 500 ức đồng. Prang chr’hoong dzợ vêy 50 bhươn mẫu âng 50 pr’loọng đhanuôr, choh bêệt zập tơơm chr’noh, bh’năn băn pa chô kinh tế dal. Tơợ pa dưr kinh tế bhươn pa zưm lâng băn a’ọc, k’roọc, a tưch… bấc pr’loọng đha nuôr, coh đêêc vêy pr’loọng t’cooh Lê Chiến ơy chroi k’rong pa dưr kinh tế, pa xiêr đợ pr’loọng đha rựt đhị vel đong: “Chr’hoong A Lưới ơy pa dưr rau pr’đơợ liêm choom đoọng pa dưr kinh tế bhươn. Bấc pr’loọng đong đhanuôr bhrợ têng liêm choom pazêng bhươn mẫu vêy chr’năp kinh tế dal. Coh đêêc, pr’loọng anoo Lê Chiến ơy bơơn vel đong hơnh deh, khen thưởng. Anoo Chiến năc ma nuyh zay bhrợ têng, vêy bấc kinh nghiệm, anoo cung ơy bhrợ bấc rau căh vêy pa chô bh’nơơn ha dợ a đoo cung pa zay doọ dzơơng, doọ đhur loom. Lâh mơ apêê chính sách âng tỉnh, chr’hoong cung vêy chính sách t’pâh đhanuôr vêy zên k’rong bhrợ, t’bhưah cr’noọ bh’rợ”./.

NÔNG DÂN A LƯỚI VƯƠN LÊN TỪ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Từ quê hương Quảng Điền đến vùng núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế lập nghiệp theo diện kinh tế mới, ông Lê Chiến (63 tuổi) ở Tổ dân phố 3, thị trấn A Lưới đã biến vùng đất hoang hóa, đầy lau lách cỏ dại trở thành khu vườn rau, hoa xanh tốt. Bản tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi và đam mê làm nông nghiệp đã giúp ông trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện nhiều năm liền với nguồn thu nhập từ 200 đến 300 triệu đồng mỗi năm.

Dưới cái nắng gay gắt mùa hè, vườn rau của gia đình ông Lê Chiến ở Tổ dân phố 3, thị trấn A Lưới vẫn lên xanh tốt. Trên khu vườn rộng 2.400 mét vuông, ông Chiến trồng đủ các loại rau như rau dền, rau cải, đậu cô ve, dưa leo... Sáng sớm mỗi ngày, vợ ông lại thu hái rau dưa, mang ra chợ bán, kiếm thêm thu nhập.

Ông Lê Chiến tâm sự: Năm 1976, lúc đó ông mới 15 tuổi đã theo cha mẹ lên vùng núi A Lưới định cư theo diện kinh tế mới. Những năm tháng đó, cuộc sống gia đình ông như bao người dân nơi đây thiếu thốn trăm bề. Học hết phổ thông, Lê Chiến tham gia nghĩa vụ quân sự rồi trở về địa phương làm đủ nghề để kiếm sống. Và rồi đam mê làm nông nghiệp đã đưa ông đến với nghề trồng rau, hoa cho đến ngày nay: “Trước đây, vùng đất này toàn bom đạn thôi, đất thì hoang hóa lắm. Vợ chồng tôi đã cải tạo, khai hoang đất, ăn sắn ăn khoai mà làm lụng suốt ngày đêm. Bây giờ đất vườn quá đẹp rồi. Vợ chồng cố gắng vượt qua khó khăn để phát triển kinh tế, bây giờ con cái đưa nào cũng cho ăn học đàng hoàng.”

Những năm 2017, 2018, trên khu đất nhà mình, ông Lê Chiến làm chuồng trại, nuôi hàng chục con heo thịt, đàn gà hàng trăm con. Khi kinh tế dần ổn định thì heo xuống giá, bị trường bấp bênh, đàn gà bị dịch bệnh khiến ông lỗ vốn, phải bỏ chuồng nuôi. Không nản chí, ông tiếp tục vay vốn ngân hàng, đầu tư 200 triệu đồng xây dựng nhà kính rồi ra tận Hà Nội, lên Sa Pa, vào Đà Lạt học hỏi kinh nghiệm để chuyển qua trồng các loại rau, hoa. Theo ông Lê Chiến, đất đai, khí hậu ở A Lưới phù hợp với các loại hoa xứ lạnh nên vụ hoa Tết nào vợ chồng ông cũng đầu tư trồng hoa cúc, hoa ly, thược dược, mỗi vụ cho thu nhập hàng chục triệu đồng. Ngoài vụ hoa tết, ông còn trồng hoa phục vụ bà con cúng Rằm, Mồng 1. Vườn rau thì luôn xanh tốt, cho thu nhập quanh năm. Ông Lê Chiến cho rằng, chính niềm đam mê mãnh liệt với nông nghiệp cùng sự cần cù, chịu khó đã giúp gia đình ông có nguồn thu nhập mỗi năm từ 200 đến 300 triệu đồng: “Gia đình tôi thì các anh em đều có việc làm trong các cơ quan nhà nước hết, chỉ mình tôi là gắn bó với nông nghiệp. Hiện nay, tuổi tôi càng ngày càng lớn những vẫn đam mê nên vẫn tiếp tục làm. Mùa Tết thì trồng hoa, quanh năm thì trồng rau, mùa nào thứ đó, cứ làm cho đến khi thành công mới thỏa mãn.”

Ngoài chăm lo phát triển kinh tế cho gia đình mình, ông Lê Chiến còn là thành viên của Tổ nghề rau và hoa của Tổ dân phố 3, thị trấn A Lưới. Tham gia Tổ nghề rau hoa cùng 10 hộ dân khác, ông Lê Chiến sẵn sàng hỗ trợ bà con về vốn, cây giống cùng kỹ thuật chăm sóc rau, hoa. Từ kinh nghiệm của bản thân, ông cũng thường xuyên tuyên truyền, vận động bà con sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, hạn chế phân, thuốc hóa học để bảo vệ sức khỏe cho gia đình mình và người tiêu dùng. Theo anh Nguyễn Ngọc Phước, thành viên Tổ nghề rau và hoa Tổ dân phố 3, thị trấn A Lưới, ông Lê Chiến tuy tuổi đã cao nhưng chí rất lớn: “Anh Chiến là người cần cù, chịu khó, siêng năng học hỏi để làm nên cái mô hình này. Trước đây thì anh đã thất bại rất nhiều lần, nuôi heo thì heo chết, nuôi gà thì gà cũng chết nhưng anh vẫn không nản lòng. Bây giờ mô hình kinh tế của gia đình anh mặc dù còn nhiều khó khăn do thiếu vốn nhưng hơn rất nhiều người, cũng có thu nhập ổn định.”

Ông Văn Lập, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, trên địa bàn huyện hiện có nhiều hộ dân mạnh dạn vay vốn, đầu tư xây dựng các mô hình kinh tế tổng hợp cho thu nhập mỗi năm từ 200 đến 500 triệu đồng. Toàn huyện còn có 50 vườn mẫu của 50 hộ dân, trồng trọt, chăn nuôi các loại cây, con có giá trị kinh tế cao. Từ phát triển kinh tế vườn kết hợp chăn nuôi heo, bò, gà... nhiều hộ dân, trong đó tiêu biểu có hộ ông Lê Chiến đã góp phần phát triển kinh tế, giảm tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương: “Huyện A Lưới đã phát huy lợi thế để phát triển kinh tế vườn. Nhiều hộ đã xây dựng thành công những vườn mẫu có giá trị kinh tế cao. Trong đó, hộ anh Lê Chiến đã được địa phương tuyên dương, khen thưởng. Anh Chiến là người cần cù, chịu khó, có nhiều kinh nghiệm, anh cũng đã thất bại nhiều lần nhưng không nản để có thành công của ngày hôm nay. Ngoài các chính sách của tỉnh, huyện cũng có chính sách khuyến khích để người dân có vốn đầu tư thâm canh, ngày càng mở rộng quy mô sản xuất”./.

 

Kim Thu

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC