Zr’lụ da ding k’coong tỉnh Quảng Nam nắc đhị ắt ma mung pa zưm âng đhanuôr zâp acoon cóh Cơ Tu, Giẻ Triêng, Xê Đăng... vêy râu k’rong bhrợ âng Đảng, Nhà nước, đợ c’moo hanua, pr’ắt tr’mung cóh zr’lụ đhanuôr acoon cóh, da ding k’coong âng tỉnh ting t’ngay ting liêm choom, tr’mung tr’méh âng đhanuôr cung pa dưr liêm ghít.
Vêy bơơn bh’nơơn nâu, lấh mơ râu zooi đoọng tơợ zâp xa nay bh’rợ, dự án, lấh mơ nắc zâp xa nay bh’rợ k’tiếc k’ruung, nắc zên vặ chính sách cung nặc đhị za nươr g’nưm, zooi đoọng đhanuôr k’coong ch’ngai pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung, dưr zi lấh zr’nắh đha rứt.
Bhươn tược bhứah k’noọ 1 hécta âng pr’loọng đông amoó Nguyễn Thị Mến, manứih Tày cóh vel Đồng Râm, thị trấn Thạnh Mỹ, chr’hoong Nam Giang vêy bơơn diịc điêl amoó pác bhrợ ting zr’lụ b’băn lalay. Lấh mơ zr’lụ băn p’lóh lấh 100 p’nong a’tứch, cóh bhươn dzợ vêy c’roọl bh’năn băn a’ọc lâng băn tr’pai lâng k’zệt p’nong a’ọc tăm âng vel đông lâng tr’pay a’căn, a’coon.
Lấh mơ zên k’rong k’míah đợc, diịc điêl amoó vặ pa xoọng 100 ực đồng tơợ Ngân hàng Chính sách xã hội chr’hoong Nam Giang, k’rong câl m’ma bh’năn, ch’na đh’nắh lâng bấc pr’đươi pr’dua lơơng. Amoó dzợ chóh 3 hécta keo, zâp hân noo bơơn bhrợ mơ 45 tước 50 ực đồng. Vêy zên bơơn bhrợ, amoó bơơn chroót zên vặ Ngân hàng xang nặc vặ pa xoọng cớ đoọng bhrợ t’bhứah đhị bhrợ têng cha. Amoó Mến moon, tu vêy t’bhlâng bhrợ cha nắc pr’loọng đông vêy zên pa chô zâp c’moo lấh 150 ực đồng: “Bơr diịc điêl ặt ma mung zr’năh k’đhạp. Tu vêy Ngân hàng chính sách đoọng vặ zên đoọng băn a’ọc, a’tứch lâng chóh keo, xang nặc vêy mặ dưr zi lấh đha rứt. Tơợ đêếc pr’loọng đông zi cung bhrợ cha liêm choom lấh. Pr’ắt tr’mung têêm ngăn, k’coon bơơn cha học liêm ta níh tu vêy zên âng Ngân hàng chính sách”.
Pr’loọng đông amoó Lý Thị Hằng cóh thị trấn Thạnh Mỹ cung vêy bơơn Ngân hàng Chính sách Xã hội chr’hoong Nam Giang đoọng vặ 50 ực đồng. Amoó Hằng k’rong câl 8 p’nong k’roóc, chóh 2 hécta keo lâng 1 hécta cao su. Amoó Lý Thị Hằng moon: “Tu vêy zên chính sách âng nhà nước nắc diịc điêl zi k’rong ooy đắh b’băn, ch’chóh, pa dưr pr’ắt tr’mung. Tu cơnh đêếc, pr’ắt tr’mung xoọc đâu têêm ngăn lấh mơ ahay, vêy bơơn zi lấh đha rứt, k’coon học hành liêm ta níh”.
Thị trấn Thạnh Mỹ, chr’hoong Nam Giang nắc đhị ắt ma mung bấc âng đhanuôr Cơ Tu lâng Tày, Nùng đắh Bắc chô ặt. Đợ c’moo hanua, lấh mơ zâp pr’loọng đha rứt, đăn đha rứt bơơn đươi râu chr’nắp liêm tơợ zâp xa nay bh’rợ, dự án, bấc pr’loọng đhanuôr cóh đâu dzợ bơơn vặ zên chính sách đoọng pa dưr pa xớc bh’rợ tr’nêng, kinh doanh. Xọoc, prang thị trấn vêy 31 tổ vặ zên lâng lấh 1.500 pr’loọng vặ, pa zêng u’xưa nợ tước c’xêê 7 c’moo đâu bơơn k’noọ 78 tỷ đồng. P’căn Ngô Thị Thông, Tổ trưởng Tổ k’míah lâng vặ zên vel Đồng Râm, thị trấn Thạnh Mỹ, chr’hoong Nam Giang moon, zêng lêy zâp apêê cóh tổ đươi dua zên vốn liêm crêê cr’noọ bh’rợ, pa dưr liêm choom đắh bhrợ têng cha: “Tổ âng zi xoọc vêy 52 cha nặc vặ zên, manứih vặ m’bứi bhlâng 30 ực đồng, manứih vặ bấc nắc 100 ực đồng. Bêl k’noọ ký đoọng apêê vặ nắc lêy cha mêết, k’đươi moon apêê đươi dua zên liêm crêê, chroót gốc lâng lãi liêm zâp. Vel Đồng Râm dzợ bấc zr’nắh k’đhạp, hân đhơ cơnh đêếc, tơợ t’ngay bhrợ pa dưr Ngân hàng chính sách, đhanuôr vêy bơơn vặ zên bhrợ cha nắc pr’ắt tr’mung têêm ngăn lấh mơ lâng bêl ahay, bơr pêê pr’loọng đông pa dưr pa xớc liêm choom”.
Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh chr’hoong Nam Giang xoọc đoọng vặ 14 xa nay bh’rợ pa zêng đoọng vặ pr’loọng đha rứt, pr’loọng đăn đha rứt, pr’loọng t’mêê dưr zi lấh đha rứt, đoọng vặ bhrợ đoọng bhiệc bhrợ, pr’loọng lưm zr’nắh k’đhạp đắh đông ặt, pa dưr pa xớc đắh kinh doanh.... Pa zêng u’xưa nợ tước lứch c’xêê 7 c’moo đâu lấh 262 tỷ đồng lâng k’noọ 5.600 pr’loọng đông vặ, dzoọc lấh 30 tỷ đồng ting lêy lâng g’lúh nâu c’moo lăm ahay. 116 tổ k’míah lâng vặ zên bơơn bhrợ pa dưr đhị zâp chr’val, thị trấn, ta luôn k’đươi cán bộ tín dụng chô tước vel đông, moon pa choom đhanuôr bhrợ liêm xang bh’rợ vặ zên. Ting cơnh t’coóh Nguyễn Hữu Hải, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chr’hoong Nam Giang, vặ zên bơơn đươi dua zăng liêm choom: “Đoọng zên vặ chính sách pa dưr liêm choom, azi đoọng vặ ting cơnh c’lâng bh’rợ, ting zâp Nghị quyết pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung đhanuôr âng UBND chr’hoong. Zâp c’moo, azi pa zưm lâng 4 hội, đoàn thể lâng zâp chr’val bhrợ pa choom bh’rợ đoọng vặ zên lâng zâp tổ k’míah lâng đoọng vặ zên. Tơợ đêếc, zâp tổ nâu xay moon đoọng zâp pr’loọng đông vặ đươi dua zên liêm crêê cơnh quy định âng chr’hoong. Tu cơnh đêếc, zêng lêy zâp pr’loọng đông vặ zên đươi dua liêm choom, zooi đoọng zâp pr’loọng đha rứt, lấh mơ nắc đhanuôr acoon cóh pa dưr thu nhập, pa dưr pr’ắt tr’mung, zi lấh đha rứt nhâm mâng”.
Nam Giang nắc mưy ooy 9 chr’hoong k’coong ch’ngai âng tỉnh Quảng Nam lâng lấh 80% đhanuôr nắc manứih acoon cóh, đợ mơ pr’loọng đha rứt lấh 35%. T’coóh Châu Văn Ngọ, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Nam Giang moon, zên vặ chính sách vêy zooi đoọng đhanuôr, lấh mơ nắc đhanuôr zâp acoon cóh vêy pr’đơợ pa dưr pr’ắt tr’mung, pa xiêr đha rứt nhâm mâng: “Lâng zâp zên vốn đoọng pa dưr pa xớc nắc ooy đâu vêy kênh zước bơơn đoọng vặ âng zâp ngân hàng, lấh mơ nắc Ngân hàng chính sách xã hội chrooi đoọng ga mắc đắh pr’ắt tr’mung đhanuôr, pa xiêr đha rứt nhâm mâng cóh vel đông. Xọoc đâu, đợ mơ u’xưa nợ đhị Ngân hàng chính sách xã hội bấc bhlâng, pr’lướt pa dưr pa xớc đợ mơ u’xưa nợ c’moo đâu bấc lấh 13% ting lêy lâng c’moo n’nắc ahay. Ooy zâp xa nay bh’rợ vặ zên lâng râu t’đui đoọng chr’nắp ơy zooi đhanuôr da ding k’coong bơơn vặ zên liêm buôn đoọng pa dưr bh’rợ tr’nêng, pa xiêr đha rứt ha ul”.
Hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách ở vùng núi Quảng Nam
Khu vực miền núi, vùng cao tỉnh Quảng Nam là nơi sinh sống tập trung của đồng bào các dân tộc thiểu số Cơ Tu, Giẻ Triêng, Xê Đăng… Được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, những năm qua, diện mạo vùng dân tộc thiểu số, miền núi của tỉnh ngày càng khang trang, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt.
Có được kết quả này, ngoài sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án, đặc biệt là các chương trình mục tiêu quốc gia, thì nguồn vốn tín dụng chính sách cũng là “điểm tựa”, giúp bà con vùng cao phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Mảnh vườn rộng gần 1 héc ta của gia đình chị Nguyễn Thị Mến, người Tày ở thôn Đồng Râm, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang được vợ chồng chị phân chia thành từng khu chăn nuôi riêng biệt. Ngoài khu vực chăn thả hơn 100 con gà, trong vườn còn có chuồng heo và chuồng thỏ với hàng chục con heo đen địa phương và thỏ mẹ, thỏ con.
Ngoài số tiền dành dụm được, vợ chồng chị vay thêm 100 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nam Giang, đầu tư mua con giống, thức ăn cùng nhiều vật tư khác. Chị còn trồng 3 héc ta keo, mỗi vụ thu hoạch từ 45 đến 50 triệu đồng. Có thu nhập, chị trả hết gốc và lãi cho Ngân hàng rồi tiếp tục vay vốn để mở rộng sản xuất. Chị Mến cho biết nhờ chịu khó làm ăn gia đình có thu nhập mỗi năm hơn 150 triệu đồng: “Hai vợ chồng cuộc sống khó khăn lắm. Nhờ Ngân hàng chính sách cho vay vốn để chăn nuôi heo, gà và trồng keo, sau đó mới thoát nghèo. Từ đó rồi gia đình tôi cũng làm ăn khá hơn. Cuộc sống gia đình ổn định, con cái được học hành cũng nhờ nguồn vốn của Ngân hàng chính sách.”
Gia đình chị Lý Thị Hằng ở thị trấn Thạnh Mỹ cũng được Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Nam Giang cho vay 50 triệu đồng. Chị Hằng đầu tư mua 8 con bò giống, trồng 2 héc ta keo và 1 héc ta cao su. Chị Lý Thị Hằng chia sẻ: “Nhờ nguốn vốn chính sách của nhà nước thì vợ chồng tôi đầu tư vào chăn nuôi, trồng trọt, phát triển kinh tế. Nhờ vậy, cuộc sống hiện nay đã ổn định hơn nhiều so với trước, gia đình không chỉ thoát nghèo mà con cái còn được học hành tử tế”.
Thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào Cơ Tu và bà con Tày, Nùng di cư từ phía Bắc vào. Những năm vừa qua, ngoài các hộ nghèo, cận nghèo được hưởng lợi từ các chương trình, dự án, nhiều hộ dân nơi đây còn được vay nguồn vốn tín dụng chính sách để phát triển sản xuất, kinh doanh. Hiện, cả thị trấn có 31 tổ vay vốn với hơn 1.500 hộ vay, tổng dư nợ đến hết tháng 7 năm nay đạt gần 78 tỷ đồng. Bà Ngô Thị Thông, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn thôn Đồng Râm, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang cho biết, hầu hết các thành viên trong tổ sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, phát huy hiệu quả trong phát triển kinh tế: “Tổ của tôi hiện có 52 thành viên vay vốn, người vay ít thì 30 triệu đồng, người vay nhiều thì 100 triệu đồng. Trước khi ký cho thành viên vay vốn mình phải xem xét, vận động họ sử dụng vốn đúng mục đích, trả gốc, lãi đầy đủ. Thôn Đồng Râm còn nhiều khó khăn nhưng từ ngày thành lập Ngân hàng chính sách, bà con được vay vốn làm ăn thì cuộc sống ổn định hơn so với trước, một số hộ phát triển mạnh”.
Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh huyện Nam Giang đang thực hiện cho vay 14 chương trình gồm, cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay giải quyết việc làm, hộ khó khăn về nhà ở, phát triển sản xuất kinh doanh… Tổng dư nợ đến cuối tháng 7 năm nay đạt hơn 262 tỷ đồng với gần 5.600 hộ vay, tăng hơn 30 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Ngân hàng đã thành lập 116 tổ tiết kiệm và vay vốn tại các xã, thị trấn, đồng thời, thường xuyên cử cán bộ tín dụng đến tận thôn bản, hướng dẫn người dân hoàn thành thủ tục vay vốn. Theo ông Nguyễn Hữu Hải, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Nam Giang vốn vay được người dân sử dụng khá hiệu quả: “Để nguồn vốn tín dụng chính sách phát huy hiệu quả, chúng tôi cho vay theo định hướng, theo các Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội của UBND huyện. Hàng năm, chúng tôi phối hợp với 4 hội, đoàn thể và các xã tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho vay đối với các tổ tiết kiệm và cho vay vốn. Từ đó, các tổ này tuyên truyền để các hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, đúng định hướng của huyện. Nhờ vậy, hầu hết các hộ vay đều sử dụng vốn hiệu quả, qua đó, giúp các hộ nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số tăng thu nhập, cải thiện đời sống, thoát nghèo bền vững”.
Nam Giang là một trong 9 huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam với hơn 80% dân số là đồng bào các dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 35%. Ông Châu Văn Ngọ, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang đánh giá, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số có điều kiện vươn lên, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững. “Đối với các nguồn vốn để phát triển thì trong đó có kênh huy động cho vay của các ngân hàng, đặc biệt là Ngân hàng chính sách xã hội đóng góp rất lớn trong công tác an sinh xã hội, giảm nghèo bần vững của địa phương. Hiện nay, dư nợ tại Ngân hàng chính sách xã hội rất lớn, tốc độ tă trưởng dư nợ năm nay tăng hơn 13% so với năm ngoái. Thông qua các chương trình vay vốn với sự ưu đãi hết sức đặc thù đã giúp bà con miền núi tiếp cận nguồn vốn thuận lợi để phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo”./.
Viết bình luận