
Bh’rợ tr’xăl n’nâu căh muy zooi pa dưr râu chr’năp âng cà phê ting n’năc năc dzợ bhrợ t’vaih thu nhập nhâm mâng, zooi pa dưr bhrợ t’vaih cr’van cr’bhộ nhâm mâng ha đhanuôr coh zr’lụ da ding k’coong dal.

Coh đong pa bhrợ k’tứi, amoó Rơ Châm Awưnh coh cr’noon Mrông Yố 1, chr’val Ia Ka, chr’hoong Chư Păh, Gia Lai năc xoọc pa liêm máy pa đing cà phê t’mêê vêy ta câl đươi. Xa nul máy pa đing xul t’vaih râu đha hum bấc bhlâng.
Lâng pr’đớc Jarai Ialy Coffee, amoó Awưnh căh muy bhrợ cà phê sạch liêm coh bh’rợ ng’bhrợ ting n’năc dzợ ta đang moon đhanuôr oó dzợ đươi zơ nươu pa răng bhơi xấc, hoá chất căh liêm, zư lêy c’rơ ha manuyh đươi lâng đác ngầm coh k’tiếc, bhrợ t’vaih đợ cà phê liêm sạch. Lâng râu t’bhlâng bhrợ têng lâng đươi ooy râu chr’năp liêm âng zập ngai, Awưnh ơy ting pa dưr râu chr’năp âng cr’liêng cà phê vel đong đay, bhrợ t’vaih pr’ắt tr’mông liêm pr’hay lâh mơ ha đhanuôr cr’noon Mrông Yố:
“Tu l’lăm ahay đhanuôr căh n’năl năc căh ting bhrợ, ha dợ vêy bấc chu ta pa choom ooy bh’rợ bhrợ phân, bón đoọng ha tơơm cà phê dưr vaih liêm lâh mơ. Đhanuôr coh đâu năc dzợ vêy ta pa choom pêêh lêy cà phê đơ hất mơ 10 cr’liêng lâng 10 cr’liêng cà phê ơy đọm, xang n’năc chô pa đing, g’lị pa nhoonh, pha chế ộm xơợng cà phê hân đoo đơ yêm lâh mơ. Tơợ đêêc đhanuôr ơy xăl ooy bh’rợ choh, pêêh p’lêê cà phê ơy đọm, cơnh đêêc năc đợ cà phê âng đay bhrợ năc vêy chr’năp ooy kinh tế bấc lâh mơ, n’jưah nhâm mâng c’rơ ha manuyh đươi ting n’năc pa dzoóc thu nhập ha đhanuôr”.
Công đươi bhrợ cà phê sạch liêm, Tết c’moo đâu đhanuôr cr’noon Brel, chr’val Ia Der, chr’hoong Ia Grai, Gia Lai bơơn bấc zên. T’cooh bhươl Hmơnh bhui har xay truih, bhrợ cà phê cơnh bh’rợ t’mêê, đợ râu liêm choom coh bơr pêê c’moo n’nâu năc nhâm mang. C’moo đâu, chr’năp cà phê bấc lâh mơ, bấc pr’loọng đong vêy đợ zên bơơn pay pa chô tơợ k’ha riêng ức đồng tước k’tỷ đồng. Vêy pr’loọng đong xang pa câl cà phê năc câl ô tô, bhrợ đong t’mêê.
Ting cơnh t’cooh bhươl Hmơnh, bhrợ cà phê nhâm mâng căh muy zooi đhanuôr vêy thu nhập bấc ting n’năc dzợ zư lêy k’tiếc, zư lêy đác đoọng ha lang k’coon ch’chau:
“C’moo đâu đhanuôr bhui har bhlâng đươi tơợ cà phê vêy chr’năp bấc. Muy bơr pr’loọng đong pa câl cà phê vêy bấc zên năc câl xe ôtô, câl pr’đươi bấc zên, vêy zên cha, vêy cr’van ha âu đớc. Coh cr’chăl ha y, acu ta đang moon đhanuôr t’bhlâng pa choom bhrợ ting cơnh bh’rợ t’mêê, đươi khoa học kỹ thuật coh bh’rợ pa bhrợ, chr’năp bhlâng năc tơơm cà phê, amót, tơơm ha roo đoọng pr’ắt tr’mông âng đhanuôr nhâm mâng, pa dưr kinh tế pr’loọng đong, ting bhrợ pa dưr vel đong, k’tiếc k’ruung ting t’ngay k’bhộ k’van, liêm pr’hay lâh mơ”.

T’cooh Nguyễn Ngọc Có, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp lâng Pa dưr bhươl cr’noon Gia Lai, prá xay, tỉnh xay moon cr’noọ xa nay tước ooy c’moo 2030 năc nhâm mâng đhăm choh cà phê k’dâng 100 r’bhâu héc ta, coh đêêc lâh 15% choh bhrợ ting c’lâng bh’rợ hữu cơ. Đoọng choom xay bhrợ cơnh cr’noọ xa nay n’nâu, ngành Nông nghiệp ơy ch’mêệt lêy, xăl đợ đhăm choh cà phê căh liêm choom năc choh tơơm chr’noh n’lơơng vêy chr’năp ooy kinh tế bấc lâh mơ. Ting n’năc, t’bhlâng p’too, pa choom đhanuôr bhrợ pa liêm cớ đợ bhươn cà phê griing lâng cơnh choh đợ m’ma t’mêê, liêm choom bấc lâh mơ ting n’năc mặ zâl cha groong pr’luh. Ngành nông nghiệp công xoọc t’bhlâng xay bhrợ bh’rợ cà phê ting cơnh xa nay âng bha lang k’tiếc. T’cooh Nguyễn Ngọc Có prá xay ghít: Đươi xay bhrợ cơnh xa nay n’nâu, râu liêm choom lâng râu ch’năp âng cr’liêng cà phê năc vêy ta ha dưr dal, zooi đhanuôr bhrợ t’vaih cr’van cr’bhộ nhâm mâng tơợ cà phê:
“Coh pazêng c’moo đăn đâu, râu liêm choom âng đhanuôr bhrợ cà phê, pa bhlâng năc manuyh acoon coh ơy vêy ta ha dưr dal. Đhanuôr ơy n’năl đươi dua khoa học kỹ thuật ooy bh’rợ pa bhrợ, pa bhrợ ting cơnh xa nay đoọng pa dưr râu liêm choom âng cà phê. Tu cơnh đêêc, apêê bhrợ cà phê năc ơy pay câl đợ cà phê vêy ta bhrợ crêê cơnh xa nay, ting pâh thị trường đơơng pa câl ooy k’tiếc k’ruung n’lơơng lâng bhrợ t’vaih râu chr’năp bấc lâh mơ”./.
NGƯỜI JARAI LÀM CÀ PHÊ SẠCH, BỀN VỮNG
Những năm gần đây, nhờ thay đổi phương thức sản xuất theo hướng nâng cao trách nhiệm, từ bỏ thuốc trừ cỏ, ưu tiên sử dụng phân hữu cơ, tỉnh Gia Lai đã xây dựng được vùng nguyên liệu cà phê sạch, chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu và mang lại giá trị hàng trăm triệu đô la mỗi năm. Việc chuyển đổi này không chỉ giúp nâng cao giá trị hạt cà phê mà còn mang lại thu nhập ổn định, mở ra cơ hội làm giàu bền vững cho người dân vùng cao nguyên.

Trong gian xưởng nhỏ, chị Rơ Châm Awưnh ở làng Mrông Yố 1, xã Ia Ka, huyện Chư Păh, Gia Lai chăm chú điều chỉnh chiếc máy rang cà phê mới đầu tư. Tiếng máy chạy đều đều, tỏa ra mùi thơm nồng nàn.
Với thương hiệu Jarai Ialy Coffee, chị Awưnh không chỉ sản xuất cà phê sạch ở khâu chế biến mà còn vận động bà con từ bỏ thuốc trừ cỏ, hóa chất độc hại, bảo vệ sức khỏe và nguồn nước ngầm, tạo ra cà phê nguyên liệu sạch. Với lòng kiên trì và niềm tin vào giá trị cộng đồng, Awưnh đã góp phần nâng cao giá trị của hạt cà phê quê mình, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho bà con làng Mrông Yố:
"Do trước đây bà con không biết nên không học theo, nhưng nhiều lần có người hướng dẫn bày cho cách ủ phân, bón cho cây cà phê phát triển tốt hơn. Bà con ở đây còn học theo việc hái cà phê thử nghiệm 10 quả cà phê còn xanh và 10 quả cà phê chín rồi sấy khô, rang xay, pha chế uống thử xem loại cà phê nào ngon hơn. Từ đó bà con thay đổi cách trồng, thu hái cà phê chín có chất lượng tốt, như thế đảm bảo cà phê mình làm ra có giá trị kinh tế cao, vừa đảm bảo cho sức khoẻ và tăng thêm thu nhập cho bà con”.
Cũng nhờ làm cà phê sạch chất lượng cao, Tết năm nay người dân làng Brel, xã Ia Der, huyện Ia Grai, Gia Lai có thu nhập tốt. Già làng Hmơnh hồ hởi chia sẻ, làm cà phê theo cách mới, năng suất mấy năm nay luôn ổn định. Năm nay, giá cà phê lên cao, nhiều hộ thu nhập từ hàng trăm triệu đến cả tỷ đồng. Có nhà bán cà phê xong mua ô tô, xây nhà mới.
Theo già làng Hmơnh, làm cà phê bền vững không chỉ giúp bà con có thu nhập cao mà còn giữ gìn đất đai, bảo vệ nguồn nước cho con cháu:
“Năm nay bà con nông dân rất phấn khởi nhờ cà phê được mùa lại được giá. Một số hộ bán cà phê có nhiều tiền mua cả xe ôtô, mua sắm đồ dùng đắt tiền, có của ăn, của để. Thời gian tới, tôi sẽ vận động bà con cố gắng vươn lên học theo cách làm ruộng vườn, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, đặc biệt đối với cây cà phê, tiêu, cây lúa để đời sống bà con ổn định phát triển kinh tế gia đình, góp phần xây dựng quê hương, đất ngày càng giàu đẹp hơn”.
Ông Nguyễn Ngọc Có, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Gia Lai, cho biết tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030 ổn định diện tích cà phê khoảng 100.000 ha, trong đó hơn 15% sản xuất theo hướng hữu cơ. Để thực hiện được điều này, ngành Nông nghiệp đã rà soát, chuyển đổi những vùng cà phê không phù hợp, năng suất thấp sang trồng các cây khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Đồng thời, tập trung tuyên truyền, tập huấn cho bà con tái canh những vườn cà phê già cỗi bằng các giống mới, vừa có năng suất cao vừa kháng sâu bệnh tốt. Ngành nông nghiệp cũng đang chuẩn hóa sản xuất cà phê theo các tiêu chuẩn quốc tế. Ông Nguyễn Ngọc Có khẳng định:Nhờ áp dụng các tiêu chuẩn này, chất lượng và giá trị hạt cà phê sẽ được nâng cao, giúp người dân làm giàu bền vững từ cà phê:
“Những năm gần đây, trình độ của người sản xuất cà phê, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, đã được nâng cao. Người dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sản xuất theo tiêu chuẩn để nâng cao chất lượng cà phê. Chính vì vậy, nhà sản xuất cà phê sẽ thu mua được loại cà phê sản xuất theo tiêu chuẩn nhất định, tham gia thị trường xuất khẩu và tạo ra giá trị rất lớn”./.
Viết bình luận