PÂN ĐI PA CÔ Z’LÂH K’ĐHAP ZR’LÂH ĐHA RỰT
Thứ ba, 09:08, 16/04/2024 PV Kim Thu/ VOV Miền Trung PV Kim Thu/ VOV Miền Trung
N’niên lâng dưr pậ đhị zr’lụ da ding ca coong đha rựt A Ngo, chr’hoong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế coh 1 pr’loọng đong k’đhap đha rựt, học lưch lớp 5, A Liêng Thị Hà nắc đhêy học, ặt coh đong ting zooi aconh căn k’rang apêê a đhi. Ha dợ tước c’moo bơơn k’diíc, amoo nắc pa zay t’bơơn cha, z’lâh k’đhap zr’năh ha dưr coh pr’ặt tr’mông, vaih nắc ma nuyh bhrợ cha choom lâng đợ bh’nơơn pa chô 300 ức đồng coh zập c’moo.

 

 

Đhơ pleng p’răng cha noọng đhị zr’lụ da ding ca coong A Lưới, c’rọol bhươn tông âng amoó A Liêng Thị Hà ặt coh vel Pơ Nghi 1, chr’val A Ngo dzợ zư liêm aih đoọng cr’năn a’ọc đươi vêy c’bhuh đác phun sương tự động. Lâh 40 p’nong a’ọc zêng a’ọc r’rưah lâng a’ọc lệê bơơn diic điêl amoó k’rang băn ghit đương tước t’ngay pa câl. Xang bh’rợ k’rang a’ọc, amoó Hà nắc p’loon k’rang cr’năn a tưch, pêêh pay aciêl, rơ veh, a bhoo đơơng pa câl ooy chợ. Xoọc đâu, đh’rưah lâng cr’năn a’ọc k’nặ pa câl, amoó dzợ vêy cr’năn a tưch 150 p’nong, k’ra bhầu p’nong a xiu coh a bóc, bhươn chr’noh zập rau cơnh a ciêr, k’đấc, zr’đhá… lâng clung choh pa neh. Amoó A Liêng Thị Hà xay moon, đhơ pa bhrợ zr’năh k’đhap, pa bhrợ toong t’ngay ha dợ vêy pa chô bh’nơơn, pr’loọng đong amoó vêy pr’ặt tr’mông tệêm ngăn: “Acu pay k’diic bêl 20 c’moo, xang nắc vặ zên đăh nông dân, pân đil đoọng băn a’ọc, a tưch, choh zập rơ veh rơ đoong. Xoọc tơợp nắc băn 3 p’nong a’ọc xang nắc t’bhưah r’dợ tước 50 p’nong, 100 p’nong. Xoọc đâu, đợ zên pa chô zập t’ngay đươi bhơi rơ veh, cr’liêng a tưch, zập c’moo 2 ruh a’ọc nắc tr’mông têệm ngăn đoọng azi choh bhrợ đong ặt, câl xe, k’rang apêê ca coon cha học tr’tướt”.

Amoó Hà truih, c’la amoó nắc học lưch lớp 5 tu pr’đơợ tr’mông pr’loọng đong k’đhap k’ra, đhi noo bấc. 20 c’moo nắc amoó bơơn k’diic mr’đoo vel đong, tr’mông tr’meh ting k’đhap lâh bêl pr’loọng đong ting bấc ma nuyh ha dợ zêng g’nưm tơợ bh’rợ bhrợ thuê âng anhi diic điêl. Đhr’năng chấc lêy c’lâng bhrợ cha, amoó lêy nắc zr’lụ da ding ca coong A Lưới vêy pr’đơợ k’tiếc k’bunh liêm đoọng băn a’ọc, a tưch. Nắc amoó vặ zên tơợ zập cấp hội cơnh nông dân, pân đil đoọng k’rong băn bhrợ. C’moo 2018, bêl cr’năn a’ọc vaih chơợ tước 40 p’nong nắc crêê pr’luh, lưch chêệt, cr’năn a tưch apêê cung tông coọp, bail bal tước 100 ức đồng. Căh dzợ kiêng bhrợ têng rau rị, amoó Hà lơi c’rọol ga gooh tước 2 c’moo. Hay cớ pazêng c’xêê c’moo k’đhap zr’năh nắc đoo, amoó A Liêng Thị Hà moon: “Đhr’năng băn a cu chấc pa choom tơợ báo, đài, xang nắc apêê cấp hội pa choom đoọng cơnh băn ha dợ a’ọc cung chêệt. Lâng muy cha nắc đhanuôr cơnh zi, ta bhuch zập rau, căh vêy kinh nghiệm nắc rau bil bal lalâh bấc. Đhơ cơnh đêêc, c’la đay nắc ơy băn a’ọc, a tưch tơợ ahay nắc ting pa zay băn cớ. lâh 2 c’moo đêêc, a cu nắc vặ cớ zên, k’rong bhrợ pa liêm c’rọol, pa zay bhrợ têng tơợ tr’nơợp”.

Vặ zên chính sách, vặ pa xoọng tơợ ađhi noo, pr’zơc, diic điêl amoó k’rong 300 ức đồng bhrợ têng c’rọol liêm mâng, băn a’ọc ting c’lâng hữu cơ. Đươi dua rau liêm choom âng khoa học kỹ thuật, băn liêm choom tơợ c’nặt chơih pây m’ma tước ch’na bh’năn, cha groong pr’luh cr’ay, cr’năn a’ọc nắc ơy pậ banh liêm, cr’chăl băn bấc bhlầng nắc 100 p’nong, zập c’moo zêng pa câl 2 ruh. Amoó Tân Thị Lưu, Phó Chủ tịch Hội Nông dân chr’val A Ngo, chr’hoong A Lưới xay moon: “Cr’noọ bh’rợ bhrợ cha âng A Liêng Thị Hà ting Hội Nông dân chr’val nắc đoo muy điển hình đhị vel đong. Pazêng c’moo hay tu pr’đơợ k’đhap k’ra, bấc đhanuôr lơi cr’noọ bh’rợ kinh tế ha dợ amoó Hà nắc pa zay đhơ ađoo ơy bil bal bấc tu pr’luh. Amoó ta luôn pa zay đoọng pa dưr kinh tế lâng nắc muy cha nắc đhanuôr bhrợ têng cha bhriêl choom đhị vel đong”.

Đhị chr’hoong da ding ca coong A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, pazêng c’moo đăn đâu ting t’ngay vêy bấc cr’noọ bh’rợ kinh tế đơơng chô bh’nơơn dal tước k’ha riêng ức đồng. Đoọng t’pâh hội viên đhanuôr z’lâh đha rựt đanh mâng, đh’rưah lâng zập cấp hội, đoàn thể lơơng, Hội Nông dân chr’hoong A Lưới ơy tín chấp, zooi zên, đh’rưah tập huấn, pa choom khoa học kỹ thuật đăh b’băn, ch’choh ting c’lâng hữu cơ đoọng ha đhanuôr. Tước nau kêi, đợ zên ủy thác âng Hội đăh Ngân hàng chính sách xã hội dzoóc k’nặ 190 tỷ đồng, t’vaih pr’đơợ động ha lâh 3.500 pr’loọng vặ zên bhrợ cha. Lâh mơ, đợ zên zooi đhanuôr cung zooi bấc pr’loọng đha nuôr z’lâh k’đhap k’ra, k’rong bhrợ cha. Ting p’căn Phạm Thị Thanh Tâm, Chủ tịch Hội Nông dân chr’hoong A Lưới,  hội nắc ta luôn t’pâh, zooi hội viên pa dưr kinh tế, pa xiêr đha rựt đanh mâng: “Hội Nông dân chr’hoong vêy bấc bh’rợ t’pâh zập pr’loọng đha nuôr đươi dua k’tiếc bhươn đong đoọng bhrợ têng, choh bhơi rơ veh, tơơm cha p’lêê đoọng pa dưr dal tr’mông tr’meh. Rau bơr nắc a zi zooi pa choom c’năl, khoa học, kỹ thuật đhị bhrợ têng, choh bêệt băn rơơi. Đh’rưah lâng đêêc, a zi nắc vêy zên zooi đhanuôr zập cấp lâng cung t’pâh moon hội viên tr’zooi đoong pa dưr kinh tế pr’loọng đong. A zi cung pa zương đoọng tân đôr pazêng cr’noọ bh’rợ liêm choom cơnh cr’noọ bh’rợ âng amoó A Liêng Thị Hà./.

Phụ nữ Pa Cô vượt khó thoát nghèo

Sinh ra và lớn lên ở vùng núi nghèo A Ngo, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế trong 1 gia đình nghèo khó, học hết lớp 5, A Liêng Thị Hà phải nghỉ học ở nhà phụ giúp ba mẹ chăm đàn em thơ dại. Thế nhưng, đến tuổi lập gia đình, tự mình bươn chải kiếm sống, chị lại vượt khó vươn lên, trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi với nguồn thu nhập mỗi năm 300 triệu đồng.

Mặc cho cái nắng gay gắt đầu hè ở vùng cao A Lưới, trang trại  của chị A Liêng Thị Hà ở thôn Pơ Nghi 1, xã A Ngo vẫn giữ đủ mát cho đàn heo nhờ hệ thống phun sương tự động. Hơn 40 con gồm cả heo nái và heo thịt được vợ chồng chị chăm sóc kỹ càng chờ đến ngày xuất bán. Xong việc với đàn heo, chị Hà lại tất tả ra vườn chăm sóc đàn gà, thu hái dưa leo, rau, bắp đem ra chợ bán. Hiện tại, cùng với đàn heo sắp sửa xuất chuồng, chị còn sở hữu đàn gà 150 con, ao cá hàng ngàn con, vườn rau với đầy đủ các loại cây trái như: dưa leo, bầu, bí... và rẫy mía xanh tốt. Chị A Liêng Thị Hà chia sẻ, dù phải lao động vất vả, làm việc cả ngày không ngơi tay nhưng bù lại, nguồn thu nhập của gia đình chị mấy năm qua luôn ổn định: “Tôi lấy chồng từ năm 20 tuổi, sau đó vay vốn qua các kênh nông dân, phụ nữ bắt đầu nuôi heo, gà, trồng các loại rau màu. Ban đầu chỉ nuôi vài 3 con heo sau đó mở rộng dần lên 50 con, rồi 100 con. Hiện tại, nguồn thu nhập hàng ngày nhờ rau dưa, trứng gà, mỗi năm 2 lứa heo luôn ổn định để vợ chồng tôi làm nhà, mua xe, chăm lo cho các con ăn học đến nơi đến chốn.”

Chị Hà kể, bản thân chị chỉ mới học hết lớp 5 do điều kiện gia đình khó khăn, đông anh em. 20 tuổi lập gia đình với một chàng trai cùng quê, cuộc sống lại càng khó khăn hơn khi nhà dần thêm miệng ăn mà chỉ dựa vào việc làm thuê làm mướn của 2 vợ chồng. Quá trình tìm hướng phát triển kinh tế, chị nhận thấy vùng núi A Lưới điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp để chăn nuôi heo, gà. Thế là chị mạnh dạn vay vốn thông qua tín chấp của các cấp hội nông dân, phụ nữ đầu tư chăn nuôi. Mới đầu chị nuôi nhỏ lẻ để tích lũy kinh nghiệm, sau đó mới tăng dần quy mô. Năm 2018, khi đàn heo phát triển lên trên 40 con thì dịch bệnh ập đến, cả khu chuồng trại không còn con nào sống sót, đàn gà bị trộm bắt mất, thiệt hại lên đến 100 triệu đồng. Quá nản lòng, chị Hà bỏ trống chuồng nuôi tận 2 năm. Nhớ lại những năm tháng cơ cực đó, chị A Liêng Thị Hà nói: “Quá trình chăn nuôi tôi tìm hiểu rất nhiều qua báo đài, rồi cũng được các cấp hội tập huấn kỹ càng nhưng không hiểu sao heo vẫn bị chết. Với một người nông dân, thiếu vốn, ít kinh nghiệm như mình đó là thiệt hại quá lớn. Tuy nhiên, bản chất của người nông dân gắn với con heo, con gà luôn thôi thúc tôi quay trở lại với chăn nuôi. 2 năm sau đó, tôi lại tiếp tục vay vốn, đầu tư chuồng trại quy mô, quyết tâm làm lại từ đầu”.

Vay nguồn vốn tín dụng chính sách, mượn thêm anh em, bạn bè, vợ chồng chị đầu tư 300 triệu đồng xây dựng chuồng trại kiên cố, nuôi heo theo hướng hữu cơ. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, chăn nuôi bài bản từ khâu giống đến thức ăn, phòng chống dịch bệnh, đàn heo dần phát triển tốt, thời kỳ cao điểm tăng lên 100 con, mỗi năm đều đặn xuất chuồng 2 lứa. Chị Tân Thị Lưu, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã A Ngo, huyện A Lưới đánh giá: “Mô hình kinh tế của chị A Liêng Thị Hà theo Hội nông dân xã thì đây là một điển hình, hết sức tiêu biểu tại địa phương. Những năm qua do điều kiện khó khăn, nhiều nông dân từ bỏ những mô hình kinh tế nhưng chị Hà lại không nản lòng dù gia đình trải qua nhiều thất bại lớn do dịch bệnh. Chị luôn nỗ lực không ngừng để phát triển kinh tế và là một nông dân sản xuất kinh doanh giỏi tại địa phương.”

Tại huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, những năm gần đây ngày càng có nhiều mô hình kinh tế tổng hợp cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Để khuyến khích hội viên nông dân vươn lên giảm nghèo bền vững, cùng với các cấp hội, đoàn thể khác, Hội Nông dân huyện A Lưới đã đứng ra tín chấp, hỗ trợ nguồn vốn, đồng thời tăng cường tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ cho bà con. Đến nay,  nguồn vốn ủy thác của Hội thông qua Ngân hàng chính sách xã hội tăng lên gần 190 tỷ đồng, tạo điều kiện cho hơn 3.500 hộ vay phát triển sản xuất. Ngoài ra, nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân cũng giúp nhiều hộ khó khăn có vốn đầu tư gia tăng sản xuất. Theo bà Phạm Thị Thanh Tâm, Chủ tịch Hội Nông dân huyện A Lưới, hội luôn khuyến khích, động viên, hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững: “Hội Nông dân huyện có nhiều hoạt động khuyến khích các hộ tận dụng đất vườn sẵn có để tăng gia sản xuất, trồng rau, hoa, cây ăn quả để nâng cao cuộc sống. Thứ 2 là chúng tôi hỗ trợ tập huấn chuyển giao kiến thức, khoa học kỹ thuật trong sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi. Bên cạnh đó, chúng tôi có nguồn quỹ hỗ trợ nông dân các cấp và cũng vận động hội viên giúp nhau để phát triển kinh tế gia đình. Chúng tôi cũng tổ chức tuyên dương để lan tỏa những mô hình kinh tế hiệu quả như của chị A Liêng Thị Hà./.”

PV Kim Thu/ VOV Miền Trung

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC