PÂN ĐIL CƠ TU TƠỢP BHRỢ CHA LÂNG RÂU BH’NƠƠN PR’ĐƯƠI TƠỢ CRÂNG
Thứ hai, 21:35, 08/07/2024 CTV Hiền Thúy CTV Hiền Thúy
Co Tu.VOV.VN: Pân k’noọ, pân bhrợ, amoó Koor Thị Nghệ (32 c’moo), cóh chr’val Ga Ri, chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam t’bhlâng bhrợ têng cha tơợ đợ râu pr’đươi chr’nắp yêm âng crâng k’coong lâng cr’noọ cr’niêng bơơn tr’xăl pr’ắt tr’mung ha đhanuôr Cơ Tu vel bhươl đay.

 

 

N’niên lâng ma mung cóh zr’lụ da ding k’coong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, đhị vêy c’lâng k’noong k’tiếc đăn lâng k’tiếc k’ruung pr’zợc Lào, Koor Thị Nghệ lướt zi lấh pr’ắt tr’mung bêl p’niên lâng bấc râu zr’nắh k’đhạp, ha ul ta bhứch bấc chu. Lâng cr’noọ cr’niêng rơơm kiêng dưr zi lấh đha rứt, Koor Thị Nghệ p’zay pa choom cr’liêng chữ lâng tốt nghiệp Trường trung cấp sư phạm c’moo 2015. Cắh bơơn chấc bhiệc bhrợ, pr’ắt tr’mung pr’loọng đông lưm zr’nắh k’đhạp, amoó lêy tơợp bhrợ cha lâng bhiệc pa câl bh’nơơn pr’đươi liêm sạch:“Ắt ma mung cóh da ding k’coong Tây Giang ch’ngai, đhanuôr Cơ Tu zâp bêl moót hân noo bơơn bhrợ pr’đươi pr’dua cóh ha rêê nắc lướt zi lấh k’zệt cây số c’lâng mốp xiêr tước trung tâm chr’hoong đoọng pa câl, đương apêê lướt câl pay, pa ép zên. Bấc lêy đhanuôr chóh đợ pr’đươi pr’dua cha cắh lứch, đợc lơi ha dợ glâm lơi, bhrợ ch’na ha k’roóc, a’ọc, a’tứch, cắh choom pa câl t’bơơn zên. Tu cơnh đêếc, ting ặt ha ul đha rứt. Ặt k’noọ ooy bhiệc nâu, acu tơợp bhrợ cha lâng bhiệc câl pay zâp râu pr’đươi pr’dua âng đhanuôr bơơn bhrợ đoọng zooi apêê”.

Amoó Koor Thị Nghệ câl pay bh’nơơn pr’đươi zâp râu âng đhanuôr Cơ Tu cóh zâp chr’val Tr’Hy, A Xan, Ch’Ơm, Ga Ri âng đơơng pa câl cóh trung tâm chr’hoong, xang nặc câl zâp pr’đươi pr’dua chr’nắp buôn đươi pa rạch đơơng chô pa câl đoọng ha đhanuôr. Ooy đợ g’lúh câl pay bh’nơơn pr’đươi âng đhanuôr Cơ Tu, amoó Nghệ lêy bấc pr’đươi chr’nắp liêm, bấc apêê câl dua tin đươi, nắc k’rong bhrợ m’ma chóh đhị bhươn đông.

Đoọng liêm buôn đắh bhiệc bhrợ cha, pa câl pr’đươi ha đhanuôr, c’xêê 12/2021, amoó bhrợ pa dưr Hợp tác xã Nông nghiệp sinh thái crâng t’viêng bhơi r’véh liêm sạch lâng pa zêng 22 cha nặc ting pấh bhrợ. Xang k’noọ 3 c’moo bhrợ, tước đâu hợp tác xã ơy câl pay bấc bh’nơơn pr’đươi âng đhanuôr cóh vel đông cơnh a’kiêl, a’điu, a’hự, hi la đẳng sâm, k’đậc, a’lui, prí, a’băng, a’tuông zâp râu... Amoó Nghệ moon, lấh mơ bhiệc câl pay pr’đươi pr’dua âng đhanuôr bơơn bhrợ, nắc mơ 2 t’ngay mưy chu, zâp apêê cóh hợp tác xã ting tr’xăl xiêr cóh zâp đhị đông đhanuôr câl pay. Xang bêl k’rong pa zưm, pác đợc, tôm pa liêm, pr’đươi pr’dua nâu bơơn âng đơơng tước ooy zâp công ty, siêu thị đhị thành phố Đà Nẵng lâng zâp chr’hoong cóh vel đông tỉnh Quảng Nam.

Đợ g’lúh âng đơơng pr’đươi pr’dua da ding k’coong chô ooy dứp đồng bằng nắc apêê chắp kiêng bhlâng. Tu nâu đoo nắc đợ bhơi r’véh, p’lêê k’lung âng đhanuôr Cơ Tu chóh bhrợ têêm ngăn, liêm choom đoọng ha c’rơ tr’mung. Lấh mơ, hi la đẳng sâm, a’kiêl vêy bấc apêê ta mooi kiêng đươi dua. Zâp g’lúh đơơng pa câl lơi jợ đợ mơ zên câl đươi lăm nắc vêy pa chô mơ 13 - 15 ực đồng (mưy tuần mơ 2 - 3 chu đơơng pa câl).

Lêy chô tước cr’noọ pa dưr pa xớc nhâm mâng lấh, amoó Nghệ lêy vặ pa xoọng 600 ực đồng đắh ngân hàng đoọng k’rong bhrợ máy bhrợ pa goóh đợ pr’đươi pr’dua câl pay nâu. Tu cơnh đêếc, bấc bh’nơơn pr’đươi ta bhrợ đoọng zư đợc đenh lấh, pa câl chr’nắp dal lấh lâng choom chô tước apêê đươi dua cóh prang k’tiếc k’ruung.

Đh’rứah lâng nâu, Hợp tác xã Nông nghiệp sinh thái crâng t’viêng, bhơi r’véh liêm sạch váih zr’lụ chóh ga mắc bhứah pa zêng píh vel đông, táo mèo, píh bhung, a’băng, prớ, prí... Lấh mơ, hợp tác xã dzợ bhrợ mưy đhị đương pa câl đợ bh’nơơn pr’đươi nâu, đợ n’đoóh a’doóh k’coong ch’ngai đhị thành phố Đà Nẵng lâng bấc pr’đươi chr’nắp yêm cóh vel đông cơnh lêệ p’riêng ta rí, p’riêng a’ọc, a’bhoo, chứa, đác a’mát... Xay moon ooy đợ râu zr’nắh k’đhạp truíh c’lâng tơợp bhrợ cha, amoó Koor Thị Nghệ moon: “Tơợ chr’hoong Tây Giang lướt Tam Kỳ mơ 180km, tơợ thành phố Đà nắc 120 km, c’lâng lướt zr’nắh k’đhạp. Tu cơnh đêếc, đợ pr’đươi pr’dua âng đhanuôr Cơ Tu bêl âng đơơng ch’ngai buôn hư zớch lâng đươi dua bấc zên, bấc chu pa câl ta bhứch zêng. Hân đhơ cơnh đêếc, lêy đhanuôr yêm loom bơơn pa câl nắc acu cung hơnh déh, ting lêy a’đay vêy râu chrooi đoọng ha pêê bhrợ tr’xăl pr’ắt tr’mung tơợ bh’rợ pa câl bh’nơơn pr’đươi âng đay bơơn bhrợ”.

Cr’chăl hanua, bơơn chính quyền vel đông lâng zâp ban, ngành zooi đoọng, amoó Koor Thị Nghệ t’bhlâng âng đơơng đợ bh’nơơn pr’đươi cóh crâng k’coong Tây Giang ting pấh zâp hội chợ, triễn lãm cóh zâp tỉnh thành. Amoó n’jứah p’zay pa câl pr’đươi liêm sạch zooi đhanuôr, n’jứah p’cắh đợ râu chr’nắp liêm văn hoá ch’na đh’nắh âng đhanuôr Cơ Tu cóh k’coong ch’ngai.

Xoọc đâu, Hợp tác xã Nông nghiệp sinh thái crâng t’viêng bhơi r’véh liêm sạch dzợ xoọc ting bhr’dzang bhrợ pa liêm zâp xa nay bh’rợ đoọng âng đơơng đợ bh’nơơn pr’đươi liêm sạch, têêm ngăn, chrooi pa xoọng pa dưr dal zên bơơn bhrợ ha đhanuôr acoon cóh lâng pa dưr pa xớc pr’ắt tr’mung cóh k’coong ch’ngai. Lâng, zooi đhanuôr bhrợ têng đợ pr’đươi hàng hoá, bhrợ t’bhứah k’tiếc chóh bhrợ liêm glặp cơnh cr’noọ đươi dua âng apêê đươi dua. P’căn Bríu Thị Kinh, đhanuôr cóh vel Arooi, chr’val Ga Ri moon:“Đông zi chóh bấc tơơm đẳng sâm, a’bhoo, a’tuông zâp râu, a’băng crâng. T’ngay n’đoo cung p’loon bơơn bhrợ lâng pa câl ôy hợp tác xã bơơn 300 tước 500 r’bhâu đồng. Tu vêy hợp tác xã nắc đhanuôr cóh đâu doọ dzợ glâm lơi đoọng ha ọc, k’roóc cha, doọ dzợ k’rang pa câl m’bứi zên, đợ apêê p’niên vêy bấc xa nập xập t’mêê”.

Hân đhơ t’mêê bhrợ pa dưr, nắc Hợp tác xã sinh thái crâng t’viêng bhơi r’véh liêm sạch ơy váih nắc đhị zanươr g’nưm đoọng zooi câl pay đợ bh’nơơn pr’đươi âng đhanuôr cóh chr’hoong Tây Giang lâng zâp đhị zr’lụ đăn đâu. Ooy đâu, nắc vêy pa xoọng pr’đơợ bơơn bhrợ têêm ngăn ha đhanuôr, dưr zi lấh đha rứt, pa dưr pr’ắt tr’mung./.

Phụ nữ Cơ Tu khởi nghiệp với nông sản rừng 

Dám nghĩ, dám làm, chị Koor Thị Nghệ (32 tuổi), ở xã Ga Ri, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã quyết tâm khởi nghiệp từ đặc sản của núi rừng với mong muốn “đổi đời” cho đồng bào Cơ Tu quê mình. Chúng ta cùng tìm hiểu về hành trình khởi nghiệp của chị Koor Thị Nghệ nhé!

Sinh ra và lớn lên ở vùng núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, nơi có đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào, Koor Thị Nghệ trải qua tuổi thơ đầy cơ cực, cuộc sống bữa đói, bữa no. Mong muốn thoát cảnh đói nghèo, Koor Thị Nghệ miệt mài với con chữ và tốt nghiệp Trường trung cấp sư phạm năm 2015. Không tìm được việc làm, cộng thêm kinh tế gia đình khó khăn, chị quyết định hướng đi mới bằng con đường khởi nghiệp buôn bán nông sản sạch. “Sống ở núi rừng Tây Giang xa xôi, đồng bào Cơ Tu vùng cao mỗi khi vào mùa thu hoạch nông sản phải chạy xe máy hàng chục cây số đường đèo xuống trung tâm huyện bán, chờ thương lái lên mua thì ép giá rất rẻ. Đa số bà con trồng nông sản nhưng ăn không hết, để rụng rồi vứt, làm thức ăn cho bò, heo, gà, chứ không thu được đồng tiền nào từ nó. Vì thế, đói nghèo vẫn cứ dai dẳng. Trăn trở với điều đó, tôi bắt đầu khởi nghiệp bằng việc thu mua và tiêu thụ hàng nông sản giúp bà con.”

Chị Koor Thị Nghệ thu mua nông sản các loại của người Cơ Tu ở các xã vùng cao như Tr'Hy, A Xan, Ch'Ơm, Ga Ri chở xuống trung tâm huyện bán, rồi lại mua các hàng vật dụng thiết yếu chở ngược lại xã bán cho bà con. Trong những lần thu mua nông sản của đồng bào Cơ Tu, chị Nghệ nhận thấy chất lượng nông sản tốt, tạo được sự tin tưởng với khách hàng nên đầu tư nhân giống trồng tại vườn nhà.

Để thuận tiện trong khâu sản xuất, tiêu thụ nông sản, tháng 12/2021, chị thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp sinh thái rừng xanh rau sạch với 22 thành viên tham gia. Sau gần 3 năm hoạt động, đến nay hợp tác xã đã bao tiêu số lượng lớn nông sản của người dân địa phương và các vùng lân cận như: dưa leo, kiệu, gừng, lá đẳng sâm, bí, bầu, chuối, măng, đậu các loại.... Chị Nghệ cho hay, ngoài việc thu mua nông sản do bà con tự mang đến, thì cứ hai ngày một lần, các thành viên hợp tác xã chia nhau xuống từng khu dân cư thu mua. Sau khi tập kết, phân loại, đóng gói, hàng nông sản được vận chuyển cho các công ty, siêu thị tại thành phố Đà Nẵng và các huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Những chuyến hàng mang nông sản miền núi về xuôi rất được người dân thành thị yêu thích. Bởi đây là rau, củ, quả được đồng bào Cơ Tu canh tác theo hướng hữu cơ nên an toàn, tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, lá đẳng sâm, dưa leo rất được khách hàng ưa chuộng. Mỗi chuyến đi trừ chi phí, thu nhập từ 13-15 triệu đồng (một tuần từ 2-3 chuyến).

Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững hơn, chị Nghệ mạnh dạn vay 600 triệu đồng vốn ngân hàng để đầu tư hệ thống máy sấy nông sản. Nhờ đó, nhiều nông sản sạch được sơ chế, chế biến để bảo quản được lâu hơn, gia tăng giá trị và có thể đến được với người tiêu dùng cả nước.

Cùng với đó, Hợp tác xã Nông nghiệp sinh thái rừng xanh rau sạch hình thành vùng trồng nguyên liệu rộng lớn gồm cam bản địa, táo mèo, bưởi da xanh, măng, ớt xiêm, chuối… Ngoài ra, hợp tác xã còn mở một quầy hàng nhỏ bán nông sản, thổ cẩm vùng cao tại thành phố Đà Nẵng với nhiều mặt hàng đặc trưng địa phương như thịt trâu gác bếp, thịt heo xông khói, bắp nếp, dứa, mật… Chia sẻ về những khó khăn trong hành trình khởi nghiệp, chị  Koor Thị Nghệ bộc bạch: “Huyện Tây Giang nằm cách thành phố Tam Kỳ khoảng 180 km, cách thành phố Đà Nẵng 120 km, địa hình núi cao, hiểm trở. Vì lẽ đó, nông sản của đồng bào Cơ Tu khi vận chuyển xa thường hư hỏng và chi phí phát sinh cao, nhiều lần tôi bị lỗ vốn. Nhưng khi thấy bà con vui mừng vì bán được hàng tôi rất phấn khởi, cảm thấy mình đang góp phần giúp họ thực hiện ước mơ đổi đời từ nông sản do chính mình làm ra.”

Thời gian qua, được chính quyền địa phương và các ban, ngành hỗ trợ, chị Koor Thị Nghệ tích cực đưa nông sản của núi rừng Tây Giang tham gia các hội chợ, triễn lãm khắp các tỉnh thành. Chị vừa hăng hái bán nông sản sạch giúp bà con, vừa quảng bá nét đẹp văn hóa ẩm thực của đồng bào Cơ Tu vùng biên giới.

Hiện nay, Hợp tác xã Nông nghiệp sinh thái rừng xanh rau sạch vẫn đang từng bước hoàn thiện các quy trình để mang đến các loại thực phẩm sạch, an toàn, góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số và phát triển kinh tế miền núi. Đồng thời, giúp người dân quen dần với sản xuất nông nghiệp hàng hóa, mở rộng diện tích giống cây trồng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Bà Bríu Thị Kinh, người dân thôn Arooi, xã Gari nói: “Nhà tôi trồng rất nhiều cây đẳng sâm, bắp, đậu các loại, măng rừng. Ngày nào tôi cũng tranh thủ thu hoạch và mang bán cho hợp tác xã kiếm được 300.000-500.000 đồng. Nhờ có hợp tác xã mà người dân ở đây không còn cảnh vứt nông sản cho heo, bò ăn, không lo bị ép giá, những đứa trẻ được sắm nhiều quần áo mới.”

Tuy mới thành lập, nhưng Hợp tác xã Nông nghiệp sinh thái rừng xanh rau sạch đã trở thành điểm tựa giúp bao tiêu các mặt hàng nông sản cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Tây Giang và các vùng lân cận. Qua đó, tiếp thêm động lực để bà con yên tâm sản xuất, vươn lên xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống./.

CTV Hiền Thúy

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC