RÂU CHOOM HƠNH DEH ĐHỊ BH’RỢ PA XIÊR ĐHA RƯT COH ĐĂK NÔNG
Thứ năm, 08:08, 21/03/2024 Xuân Lãm Xuân Lãm
Đợ râu t’bhlâng lâng bâc c’lâng bh’rợ ooy t’bil ha ul pa xiêr đha rưt âng tỉnh Đăk Nông âi đơơng chô bh’nơơn ghit lêy coh bh’rợ n’nâu. Coh 20 c’moo ha nua, Đăk Nông năc muy coh 10 tỉnh vêy bh’rợ pa xiêr đha rưt đơơh bhlâng prang k’tiêc lâng dzoọng l’lăm coh zr’lụ Tây Nguyên.

 

 

Đhị zr’lụ k’tiêc hụ hâp boọng pêch lâng k’tang bhơi, t’cooh Điểu Tim, Trưởng vel  Bu N’Drung, chr’val Đăk Bul So, chr’hoong Tuy Đức, đoọng năl: Pr’loọng đong xooc k’rong c’rơ bhrợ pa liêm cớ k’tiêc đoọng choh tơơm mắc ca bêl hân noo boo tươc. L’lăm a hay, 2 héc ta n’nâu choh amoot. Xang n’năc tơơm a moot crêê răng chêêt z’broọ. Pr’đoọng năc pr’loọng đong dzợ 2 héc ta cà phê xooc liêm, tu cơnh đêêc công dzợ vêy râu pa chô đươi chr’năp pa câl cà phê hân noo t’mêê năc a hay z’zăng dal.

Truih xa nay ooy vel bhươl, t’cooh Điểu Tim xay moon, l’lăm a hay ma nưih M’Nông coh Tuy Đức doó diing ăt zâp đhị n’đhang năc chơơc lươt tal bhrợ zâp ooy, luônh ha ul ca bhố năc g’nưm ooy plêêng. Tơợ bêl bhrợ t’vaih chr’hoong Tuy Đức k’noọ 20 c’moo, đha nuôr năc ha dợ tơơp pa choom bhrợ ruộng, zâp c’moo 2 hân noo bhrợ têng tu cơnh đêêc doó dzợ k’rang căh zâp ch’na cha. T’cooh Điểu Tim moon ghit: Bhrợ ca van năc kiêng bơr pêê c’moo dzợ, n’đhang t’bil đha rưt năc zâp pr’loọng đong coh vel zêng choom bhrợ: “Coh vel zi xooc đâu đha nuôr âi năl cơnh bhrợ cha đoọng pa dưr tr’mông tr’meh pr’loọng đong. Coh bhrợ têng ha rêê ha lai cơnh bhrợ ruộng, choh cà phê, amoot… đha nuôr âi năl đươi dua kỹ thuật đoọng vêy bh’nơơn dal lâh. Nâu câi vêy bâc xa nay xay pa căh đoọng đha nuôr xơợng, lêy lâng ting pa choom cơnh bhrợ têng. Tu cơnh đêêc năl cơnh đươi dua apêê liêm crêê âng khoa học kỹ thuật đoọng zư x’mir lêy tơơm chr’noh. Bhrợ ha rêê đhuôch dưr k’rơ, tr’mông tr’meh đha nuôr âi yêm têêm lâh a hay”.

T’cooh Trần Quốc Toàn, Phó Chủ tịch UBND chr’val Đăk Buk So đoọng năl, coh zr’lụ k’noong k’tiêc vêy rup ma nưih acoon coh ăt ma mông n’đhang cơnh lâng râu k’rong bhrợ zâp prang âng Nhà nước lâng t’bhlâng dưr z’lâh âng đha nuôr, đợ pr’loọng đha rưt âng chr’val âi xiêr đơơh ting c’moo. Tơợ đợ pr’loọng đha rưt lâh 50% đhị đâu 5 c’moo, nâu câi xiêr dzợ 8,5%. Đha nuôr acoon coh nâu câi âi pân vă zên đoọng k’rong bhrợ pa dưr tơơm công nghiệp cơnh a moot, cà phê, mắc ca tu cơnh đêêc râu pa chô zên công z’zăng ta clơ. T’cooh Trần Quốc Toàn xay moon, chr’val Đăk Buk So âi bhrợ têng xang 17 cr’noọ xa nay vel bhươl t’mêê lâng xooc t’bhlâng tươc c’moo 2025 vêy năc chr’val tr’nơơp âng chr’hoong k’noong k’tiêc Tuy Đức bơơn xay moon chr’val vel bhươl t’mêê: “Nâu câi c’năl âng đha nuôr n’đăh đhr’niêng bh’rợ choh bêêt âi tr’xăl. Đha nuôr âi năl đươi dua apêê c’lâng bh’rợ khoa học kỹ thuật ooy ha dưr dal chất lượng bh’nơơn. Lâh đhị đêêc pr’đơợ hạ tầng âng vel bhươl công bơơn k’rong bhrợ pa dưr công âi bhrợ crêê cr’noọ pa dưr ha đha nuôr”.

Đh’rưah lâng pa dưr apêê tơơm chr’noh cơnh ha roo ruộng, clang ngô…, tơơm công nghiệp cơnh amoot, cà phê…, chr’hoong Tuy Đức âi đơơng t’moot ra pă tơơm chr’noh muy râu tơơm công nghiệp t’mêê năc đơơng chô bh’nơơn liêm choom, năc đoo tơơm mắc ca. Tơợ 2 héc ta tơơp choh lêy c’moo 2010, tươc đâu prang chr’hoong âi vêy lâh 3.100 héc ta mắc ca. Coh đêêc, 1350 héc ta âi choom pêêh pay, bh’nơơn c’moo 2023 năc 1.800 tấn cr’liêng. T’cooh Đinh Ngọc Nhân, Chủ tịch UBND chr’hoong Tuy Đức đoọng năl, k’tiêc k’bunh liêm g’buh lâng plêêng k’tiêc đh’hi tân taach prang c’moo năc đợ pr’đơợ liêm đoọng vel đong pa dưr k’rơ đợ bh’nơơn ha rêê đhuôch chr’năp dal. Xooc, prang chr’hoong vêy 10 bh’nơơn OCOP, coh đêêc 2 bh’nơơn bơơn xa nay 4 sao năc clang ngô lâng măc ca. “Chr’hoong xooc za nươr moot ooy pr’đơợ liêm t’piing ooy quỹ k’tiêc, plêêng k’tiêc pa bhlâng liêm buôn ha bh’rợ bhrợ ha rêê đhuôch, đợ tơơm chr’noh vêy chr’năp dal cơnh cà phê, amoot, mắc ca. Pa bhlâng năc tơơm mắc ca, bâc zr’lụ  bơơn choh n’đhang Tuy Đức năc vêy pr’đơợ liêm bhlâng”.

P’ghit pa dưr ha rêê đhuôch năc pr’đơợ bha lâng, chr’hoong k’noong k’tiêc Tuy Đức âi mă bơơn đợ bh’nơơn choom hơnh deh coh bh’rợ pa xiêr đha rưt. Lêy t’bhưah năc prang tỉnh Đăk Nông, c’moo 2023 đợ pr’loọng đha rưt âng tỉnh xiêr 2,8%, coh đêêc pa xiêr đha rưt cơnh lâng pr’loọng acoon coh đhị đêêc năc lâh 8%. Ting t’cooh K’Khét Atô, Phó trưởng Ban Acoon coh tỉnh Đăk Nông, tơợ bêl bhrợ t’vaih tỉnh c’moo 2004 tươc đâu, tỉnh ta luôn xay moon pa xiêr đha rưt năc bh’rợ bha lâng. Đh’rưah lâng bh’rợ xơợng bhrợ liêm apêê chính sách âng Nhà nước cơnh lâng zr’lụ zr’năh k’đhap, zr’lụ đha nuôr acoon coh, apêê bh’rợ xa nay cr’noọ cr’niêng k’tiêc k’ruung, tỉnh dzợ vêy bâc chính sách la lay cơnh lâng ma nưih acoon coh, zooi đoọng zâp prang zooi đha nuôr ooy tr’mông tr’meh, p’too pa choom, văn hóa….

Đợ râu t’bhlâng lâng bâc c’lâng bh’rợ âng tỉnh âi đơơng chô bh’nơơn choom hơnh deh bêl dap lêy coh 20 c’moo ha nua, Đăk Nông năc muy coh 10 tỉnh vêy bh’rợ pa xiêr đha rưt đơơh bhlâng prang k’tiêc lâng dzoọng l’lăm zr’lụ Tây Nguyên. Đợ pr’loọng đha rưt âng tỉnh âi xiêr tơợ 33,7% moot x’ría c’moo 2004 xiêr dzợ 5,2%. T’cooh K’Khét Atô đoọng năl, Đăk Nông bơơn cr’noọ xa nay coh c’moo đâu xiêr 3% pr’loọng đha rưt, t’bhlâng tươc lưch c’moo 2025 năc doó dzợ vêy pr’loọng đha rưt ting cr’noọ xa nay t’mêê. “Lâh apêê chính sách âng Trung ương năc tỉnh Đăk Nông dzợ vêy chính sách la lay âng vel đong, cơnh chính sách zooi đoọng lãi suất bêl đha nuôr vă zên bhrợ têng kinh doanh, chính sách zooi đoọng học tập ha coon a đhi đha nuôr acoon coh, đề án zư lêy pa dưr văn hóa acoon coh âng tỉnh Đăk Nông… Zâp đoo chính sách n’năc âi chroi đoọng ha dưr dal pr’ăt tr’mông ha đha nuôr. Cr’chăl ha nua, tỉnh Đăk Nông bơơn xay moon năc pa xiêr đha rưt đơơh bhlâng coh zr’lụ Tây Nguyên”./.

Ấn tượng giảm nghèo Đắk Nông

Những quyết tâm, nỗ lực và hàng loạt giải pháp về xóa đói giảm nghèo của tỉnh Đắk Nông đã mang lại kết quả rõ rệt trong lĩnh vực này. Trong 20 năm qua, Đắk Nông là một trong 10 tỉnh có tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhất cả nước và đứng đầu khu vực Tây Nguyên.

Trước khu đất nham nhở hố đào và cỏ dại, ông Điểu Tim, Thôn trưởng bon Bu N’Drung, xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức, cho biết: Gia đình đang dồn sức cải tạo lại đất để trồng cây mắc ca khi mùa mưa đến. Trước kia, 2 héc ta này trồng hồ tiêu. Sau đó cây tiêu bị dịch bệnh chết hàng loạt. May là gia đình còn 2 héc ta cà phê đang cho thu hoạch tốt, nên vẫn có nguồn thu nhờ giá cà phê vụ vừa rồi khá cao.

Kể chuyện bon làng, ông Điểu Tim tâm sự, trước kia người M’ Nông ở Tuy Đức không du cư nhưng lại du canh, cái bụng đói no nhờ nước trời. Từ khi thành lập huyện Tuy Đức gần hai chục năm trước, bà con mới làm quen với việc làm ruộng nước, mỗi năm 2 vụ lúa nên không còn lo thiếu lương thực. Ông Điểu Tim khẳng định: Làm giàu thì cần vài ba năm nữa, nhưng xóa nghèo thì tất cả các gia đình trong bon đều làm được: “Ở bon chúng tôi hiện nay bà con đã biết cách làm ăn để phát triển kinh tế gia đình. Trong sản xuất nông nghiệp như làm ruộng nước, trồng cà phê, tiêu... bà con đã biết áp dụng kỹ thuật để có năng suất hơn. Bây giờ có nhiều thông tin đại chúng để bà con nghe, xem học theo cách sản xuất, nên biết cách áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để chăm sóc cây trồng. Sản xuất nông nghiệp phát triển, kinh tế bà con đã ổn định hơn trước đây rất nhiều”.

Ông Trần Quốc Toàn, Phó Chủ tịch UBND xã Đắk Búk So cho biết, ở vùng biên giới có đông người dân tộc thiểu số sinh sống nhưng với sự đầu tư toàn diện của Nhà nước và cố gắng vươn lên của người dân, số hộ nghèo của xã đã giảm nhanh qua từng năm. Từ chỗ số hộ nghèo chiếm hơn 50% cách đây 5 năm, nay giảm chỉ còn 8,5%. Bà con dân tộc thiểu số giờ đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư phát triển cây công nghiệp như tiêu, cà phê, mắc ca nên thu nhập kinh tế khá lên. Ông Trần Quốc Toàn thông tin, xã Đắk Búk So đã hoàn thành 17 tiêu chí nông thôn mới và đang phấn đấu đến năm 2025 sẽ là xã đầu tiên của huyện biên giới Tuy Đức được công nhận xã nông thôn mới. “Bây giờ nhận thức của bà con về tập tục canh tác đã thay đổi. Bà con đã vận dụng, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật về nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó cơ sở vật chất hạ tầng của thôn bon cũng được đầu tư xây dựng cũng đã đáp ứng nhu cầu phát triển cho bà con”

Cùng với phát triển các cây lương thực như lúa nước, khoai lang.., cây công nghiệp như hồ tiêu, cà phê.., huyện Tuy Đức đã đưa vào cơ cấu cây trồng một loại cây công nghiệp mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, đó là cây mắc ca. Từ 2 héc ta trồng thử nghiệm năm 2010, đến nay toàn huyện đã có trên 3.100 héc ta cây mắc ca. Trong đó 1.350 héc ta đã cho thu hoạch, sản lượng năm 2023 là 1.800 tấn hạt. Ông Đinh Ngọc Nhân, Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức cho biết, đất đai màu mỡ và khí hậu mát mẻ quanh năm là những lợi thế để địa phương phát triển những loại nông sản cho giá trị cao. Hiện, toàn huyện có 10 sản phẩm OCOP, trong đó 2 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao là khoai lang và mắc ca. “Huyện đang dựa vào lợi thế so sánh về quỹ đất đai, khí hậu rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, những cây nông nghiệp hàng hoá có giá trị kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu, mắc ca. Đặc biệt là cây mắc ca, nhiều vùng trồng được nhưng Tuy Đức có lợi thế nhất.”

Chú trọng phát triển nông nghiệp là nền tảng, huyện biên giới Tuy Đức đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong công tác giảm nghèo. Nhìn rộng ra toàn tỉnh Đắk Nông, năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm 2,8%, trong đó giảm nghèo đối với hộ dân tộc thiểu số tại chỗ là hơn 8%. Theo ông K’Khét Atô, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Nông, từ khi tái lập tỉnh năm 2004 đến nay, tỉnh luôn xác định giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm. Cùng với việc thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước đối với vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, các chương trình mục tiêu quốc gia, tỉnh còn có những chính sách riêng đối với người dân tộc thiểu số, hỗ trợ toàn diện giúp bà con cả về kinh tế, giáo dục, văn hóa…

Những quyết tâm, nỗ lực và hàng loạt giải pháp của tỉnh đã mang lại kết quả đáng mừng khi thống kê trong 20 năm qua, Đắk Nông là một trong 10 tỉnh có tỷ lệ giảm nghèo nhanh nhất cả nước và đứng đầu khu vực Tây Nguyên. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh đã giảm từ 33,7% vào cuối năm 2004 xuống còn 5,2%. Ông K’Khét Atô cho biết: Đắk Nông đặt mục tiêu trong năm nay giảm 3% hộ nghèo, và phấn đấu đến hết năm 2025 cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn mới. “Ngoài các chính sách của Trung ương thì tỉnh Đắk Nông còn có chính sách đặc thù của địa phương, như chính sách hỗ trợ lãi suất khi bà vay vốn sản xuất kinh doanh, chính sách hỗ trợ học tập cho con em đồng bào dân tộc thiểu số, đề án bảo tồn phát huy văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Đắk Nông… Tất cả những chính sách đó đã góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào. Thời gian qua, tỉnh Đắk Nông được đánh giá là giảm hộ nghèo nhanh nhất trong vùng Tây Nguyên”./.

Xuân Lãm

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC