G’luh chợ z’lâh k’noong k’tiếc vêy ta bhrợ coh cr’chăl Tết, đhanuôr căh muy tr’câl tr’bhlêy hàng hoá ting n’năc năc dzợ tr’lum, bhui har prá xay, prá xay văn hoá âng pazêng acoon coh 2 n’đăh k’noong k’tiếc Việt - Lào, ting zư lêy râu chr’năp pr’hay âng đhanuôr acoon coh zr’lụ da ding k’coong, xay p’căh ghít xa nay đoàn kết nhâm mâng coh đanh đươnh âng đhanuôr 2 k’tiếc k’ruung tr’đăn.
Đoọng đơơh tước ooy chợ đơơh, tơợ t’ngay l’lăm amoó Muk-Da, coh chr’hoong Sê Pôn, tỉnh Sa-Van-Na-Khẹt, Lào ơy tước bhrợ pazêng bha ar bha tơ lướt moot coh cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo. Tước ooy g’luh chợ z’lâh k’noong k’tiếc Muk-Da đơơng bấc a’dooh âng Đhanuôr pazêng acoon coh Lào đoọng pa câl đhị chợ.
N’đooh a’dooh âng manuyh Lào cơnh a’dooh, n’đooh, khăn pơng coh acọ, c’têệng vêy ta pa câl năc bhrợ t’vaih bấc lâh mơ hàng hoá coh g’luh chợ z’lâh k’noong k’tiếc n’nâu. Pazêng râu cha năm coh n’đooh a’dooh âng manuyh Lào zêng năc râu liêm pr’hay pa bhlâng văn hoá ty đanh năc vêy ta lêy pay, zư lêy lâng pa trơơi coh bấc lang manuyh. Amoo Muk-Da prá xay, g’luh tr’nơơp đơơng pa câl n’đooh a’dooh ooy g’luh chợ, đợ hàng âng amoó năc vêy bấc bhlâng ta mooi tước lêy lâng câl: “Nâu đoo năc g’luh tr’nơớp acu ting pâh ooy g’luh chợ chr’năp pr’hay cơnh g’luh chợ k’noong k’tiếc Lao Bảo n’nâu. Acu đơơng ooy đâu bấc bhlâng n’đooh a’dooh cơnh ty đanh, pazêng xa nấp vêy đợ râu la lay âng manuyh Lào zi đoọng xay p’căh tước bấc ơl manuyh Việt Nam”.
Coh pazêng t’ngay x’rịa c’moo 2024, hân đhơ prang zr’lụ xuôi boo cha kêết vaih coh prang phố da ding k’coong Lao Bảo, chr’hoong Hương Hoá, tỉnh Quảng Trị dzợ vêy p’răng đh’rưah lâng cha kêệt. Coh pazêng c’lâng lướt, đhanuôr, ta mooi tước ooy g’luh chợ k’noong k’tiếc Lao Bảo năc căh muy chêêc câl hàng hoá ting n’năc năc chêêc n’năl râu chr’năp pr’hay coh g’luh chợ coh tr’nơớp vêy ta bhrợ đhị đâu.
Amoó Nguyễn Trúc Dương, ắt coh thị trấn Lao Bảo, chr’hoong Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị prá xay, tước ooy g’luh chợ k’noong k’tiếc n’nâu, đhanuôr, ta mooi chêêc n’năl râu t’mêê, râu chr’năp pr’hay coh văn hoá âng đhanuôr Vân Kiều, Pa Cô lâng đợ râu chr’năp pr’hay coh văn hoá âng đhanuôr k’tiếc k’ruung pr’zớc Lào. Ting cơnh amoó Nguyễn Trúc Dương, tước ooy g’luh chợ n’nâu, ta mooi bơơn lêy râu chr’năp pr’hay lâng đợ chr’năp âng văn hoá phi vật thể vêy ta zư đớc tơợ lang n’nâu tước ooy lang n’tôh âng đhanuôr Vân Kiều, Pa Cô lâng pazêng c’bhuh acoon coh Lào đhi noo tơợ pr’múa, cr’liêng pr’hát ghít cơnh j’niêng cr’bưn âng manuyh ắt coh da ding k’coong. “G’luh chợ k’noong k’tiếc Lào Bảo năc g’luh chợ chr’năp pr’hay tu râu tr’clai văn hoá bhlưa 2 k’tiếc k’ruung Việt - Lào lâng p’căh văn hoá, râu ty đanh âng manuyh acoon coh đhị chr’hoong da ding k’coong Hướng Hoá. Bêl ting pâh ooy g’luh chợ năc acu lêy bấc pa bhlâng manuyh, bhui har. Rơơm kiêng g’luh chợ n’nâu vêy ta bhrợ coh zập tuần đoọng choom xay p’căh văn hoá ha 2 k’tiếc k’ruung”.
G’luh chợ z’lâh k’noong k’tiếc vêy ta bhrợ coh t’ngay x’rịa âng c’moo 2024, hơnh deh hân noo ha pruốt t’mêê c’moo 2025. Thị trấn Lao Bảo coh pazêng t’ngay x’rịa hân noo ha pruốt năc dzợ vêy đhí vaih coh tr’clá âng mặt t’ngay, đhr’năng plêệng k’tiếc la lay âng zr’lụ phố da ding k’coong đăn lâng k’tiếc k’ruung pr’zớc Lào. Đợ apêê pr’zớc Lào căh muy đơơng âng tước ooy chợ đợ pr’đươi, hàng hoá âng k’tiếc k’ruung đay ting n’năc năc bhrợ t’vaih g’luh chợ lâng đợ tiết mục nghệ thuật ghít bhlâng râu chr’năp pr’hay văn hoá. Apêê pr’zớc Lào ắt mamông coh cr’noon Đen - Sa-Van, tỉnh Sa- Vẳn-Na- Khẹt đơơng ooy g’luh chợ t’nơớt Sải chay Lào - Việt Nam, xa nul Aluốt phụ thay thòn khăm, T’nơớt phòn lâng k’dua apêê đại biểu, đhanuôr coh chợ ộm buah. Pa chô ooy xa nay bh’rợ chr’năp pr’hay âng đhanuôr pr’zớc Lào, manuyh Vân Kiều - Pa Cô coh da ding k’coong Trường Sơn năc biểu diễn đợ pr’hát, pr’múa ty đanh xăl đoọng ha p’rá ta đang k’dua tước pâh lâng hơnh deh ta mooi.
Đoọng ra văng ha g’luh chợ, moó Hồ Hoạ Mi, coh chr’val A Bung, chr’hoong Đakrông, tỉnh Quảng Trị ơy đớc bấc t’ngay c’xêê chêêc lêy pr’đươi, zêệ bhrợ đợ chr’na đha năh la lay âng đhanuôr đay. “Ra văng bấc bhlâng cơnh ch’neh, a’tứch lâng pazêng chr’na đha năh coh zr’lụ da ding k’coong âng đay cơnh avị hor, lêệ a’ọc ta hor. Tơợ g’luh chợ n’nâu acu công bơơn giao lưu văn hoá bhlưa Việt Nam - Lào. Xoọc đâu công đăn Tết năc chợ bhrợ t’vaih râu bhui har lâng chêêc n’năl văn hoá âng zr’lụ miền âng 2 k’tiếc k’ruung Việt -Lào, chr’nắp pr’hay pa bhlâng”.
G’luh chợ k’noong k’tiếc Lào Bảo đơơng âng râu rơơm kiêng ooy bh’rợ bhrợ t’vaih lâng pa dưr văn hoá, muy râu liêm pr’hay chr’năp pa bhlâng, la lay coh zr’lụ da ding k’coong n’đăh mặt t’ngay lơớp tỉnh Quảng Trị. T’cooh Lê Bá Hùng, Chủ tịch UBND thị trấn Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị prá xay, vel đong rơơm kiêng g’luh chợ n’nâu ta luôn vêy ta bhrợ, dưr vaih muy zr’lụ tước la lay coh c’lâng bh’rợ pa têệt pazêng zr’lụ du lịch, ting t’pâh ta mooi, ting t’ngay t’bấc hàng hoá đợ pr’đươi du lịch: “Bhrợ g’luh chợ k’noong k’tiếc Lao Bảo đoọng giao lưu văn hoá, chr’na đha năh bhlưa đhanuôr 2 n’đăh k’noong k’tiếc, tr’câl tr’bhlêy hàng hoá chr’noh chr’bêệt. Azi bhrợ lâh 50 zr’lụ hàng pazêng hàng hoá r’veh r’đoong âng đhanuôr Vân Kiều, pazêng pr’đươi OCOP, đợ chr’na đha năh âng đhanuôr k’tiếc k’ruung pr’zớc Lào đơơng âng”./.
PHIÊN CHỢ TẾT XUYÊN BIÊN GIỚI
Bắt đầu từ tháng 12 năm 2024, cứ đến thứ 7 hàng tuần, những người bạn Lào ở bên kia biên giới nằm sát cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị lại đem những sản vật của địa phương đến với chợ phiên xuyên biên giới. Chợ phiên xuyên biên giới diễn ra dịp giáp Tết, người dân không chỉ trao đổi mua bán hàng hóa mà còn gặp gỡ, vui chơi, giao lưu văn hóa của các dân tộc 2 bên biên giới Việt - Lào, góp phần lưu giữ nét đẹp độc đáo, đặc trưng của đồng bào vùng cao, thể hiện sinh động tình đoàn kết gắn bó lâu đời của người dân 2 nước láng giềng.
Để kịp đến phiên chợ sớm, từ ngày hôm trước chị Muk- Da, ở huyện Sê Pôn, tỉnh Sa- Van- Na- Khẹt, Lào đã làm các thủ tục nhập cảnh qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo. Đến với phiên chợ xuyên biên giới, chị Muk- Da mang theo nhiều thổ cẩm đặc trưng của Nhân dân các bộ tộc Lào để bày bán tại phiên chợ.
Trang phục thổ cẩm của người Lào như áo, váy, khăn đội đầu, thắt lưng được bày bán làm tăng thêm sự phong phú về chủng loại hàng hóa trong phiên chợ xuyên biên giới này. Mỗi nét hoa văn thổ cẩm trên trang phục của người Lào đều là tinh hoa văn hóa dân gian đã được chọn lọc, gìn giữ và truyền lại qua nhiều đời. Chị Muk- Da tâm sự, lần đầu tiên đem thổ cẩm đến với phiên chợ, gian hàng của chị đã thu hút rất đông du khách đến xem và mua. “Đây là lần đầu tiên tôi tham gia một phiên chợ đặc biệt như chợ phiên biên giới Lao Bảo này. Tôi mang đến đây rất nhiều sản phẩm thổ cẩm truyền thống, các bộ trang phục có sẵn mang nét đặc trưng của người Lào chúng tôi để quảng bá, trưng bày và giới thiệu đến đông đảo người Việt Nam”.
Những ngày cuối năm 2024, dù khắp vùng đồng bằng mưa rét bao phủ nhưng phố núi Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị vẫn trải nắng vàng pha chút heo may se lạnh. Trên những con đường, người dân, du khách tìm đến chợ phiên biên giới Lao Bảo không đơn thuần chỉ để tìm mua hàng hóa mà còn trải nghiệm những nét độc đáo ở phiên chợ lần đầu tiên được tổ chức tại đây.
Chị Nguyễn Trúc Dương, ở thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị tâm sự, đến với phiên chợ biên giới, người dân, du khách trải nghiệm những điều mới mẻ, thú vị về bản sắc văn hóa địa phương của đồng bào Vân Kiều- Pa Cô và những nét độc đáo trong văn hóa của nhân dân nước bạn Lào. Theo chị Nguyễn Trúc Dương, đến với phiên chợ nay, du khách được hòa mình vào không gian văn hóa đặc sắc với các giá trị văn hóa phi vật thể được lưu giữ từ ngàn đời của đồng bào người Vân Kiều, Pa Cô và các bộ tộc Lào anh em qua các điệu múa, lời ca mang đậm hơi thở của núi rừng. “Chợ phiên biên giới Lao Bảo là phiên chợ độc đáo vì có sự giao thoa văn hóa giữa 2 nước Việt- Lào và quảng bá văn hóa, truyền thống của người đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao Hướng Hóa. Khi tham gia phiên chợ thì tôi thấy không khí náo nhiệt, tươi vui. Mong rằng phiên chợ sẽ diễn ra hàng tuần để có thể quảng bá văn hóa cho 2 đất nước”.
Chợ phiên xuyên biên giới diễn ra vào những ngày cuối cùng của năm 2024, đón chào mùa xuân mới năm 2025. Thị trấn Lao Bảo những ngày cuối đông vẫn còn đó những cơn gió heo may pha trong ánh nắng ấm, nét thời tiết đặc trưng của vùng phố núi giáp với nước bạn Lào. Những người bạn Lào không chỉ mang đến phiên chợ những sản vật, hàng hóa của đất nước mình mà còn mở đầu phiên chợ bằng những tiết mục nghệ thuật giàu bản sắc văn hóa. Các bạn Lào sinh sống tại bản Đen- Sa- Van, tỉnh Sa- Vẳn- Na- Khẹt mang đến phiên chợ điệu múa Sải chay Lào - Việt Nam, điệu Sáo phụ thay thòn khăm, Múa phòn và mời rượu các đại biểu, người dân tại phiên chợ. Đáp lại những tình cảm của nhân dân nước bạn Lào, người Vân Kiều - Pa Cô trên dãy Trường Sơn đã biểu diễn những điệu dân ca dân vũ truyền thống thay cho lời mời nồng nhiệt và mến khách.
Để chuẩn bị cho phiên chợ, chị Hồ Họa Mi, ở xã A Bung, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị đã dành nhiều thời gian tìm kiếm nguyên liệu, chế biến những món ăn đặc trưng của đồng bào mình. “Đã chuẩn bị rất nhiều như gạo, gà và các món đặc sản vùng miền của mình như cơm lam, thịt nướng ống tre. Qua phiên chợ mình cũng được giao lưu nền văn hóa giữa Việt Nam và Lào. Hiện cũng giáp Tết rồi nên phiên chợ tạo không khí vui chơi và thưởng thức những nét văn hóa của vùng miền của 2 đất nước Việt- Lào, rất tuyệt vời."
Chợ phiên biên giới Lao Bảo mang sự kỳ vọng về việc ra đời và phát triển loại hình văn hóa, một nét đẹp vô cùng độc đáo, thú vị, riêng có ở vùng cao phía Tây tỉnh Quảng Trị. Ông Lê Bá Hùng, Chủ tịch UBND thị trấn Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị cho biết, địa phương mong muốn xây dựng và duy trì chợ phiên trở thành một địa chỉ trên hành trình kết nối các điểm du lịch, góp phần thu hút du khách, từng bước đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. “Tổ chức chợ phiên biên giới Lao Bảo để giao lưu văn hóa, ẩm thực giữa cư dân 2 bên biên giới, trao đổi mua bán hàng hóa nông lâm sản. Chúng tôi tổ chức hơn 50 gian hàng bao gồm hàng hóa nông lâm sản của bà con dân tộc thiểu số Vân Kiều, các sản phẩm OCOP, các sản phẩm ẩm thực của người dân nước bạn Lào đưa sang giao lưu”./.
Viết bình luận