“Pẻng tải” nắc râu ch’na cha buôn lêy cóh pr’ắt tr’mung manứih Nùng. moÓt m’pâng c’xêê 7, hân đhơ cóh vel bhươl cắh cậ cóh đhị zr’lụ k’tiếc t’mêê, manứh Nùng buôn bhrợ bánh nâu đoọng bhuốih tô bhúh, đoọng ha conh a’căn, pr’loọng đông đh’rứah cha. Ooy t’ruíh Văn hoá đhi noo hêê acoon cóh tuần nâu, ahêê đh’rứah chấc lêy năl ooy bánh “Pẻng tải” âng manứih Nùng ấ:
Ting cơnh xa’nay t’ruíh bh’lêê bh’la âng manứih Nùng, xoọc bêl bhua Lý Thái Tông thế kỷ X, đhanuôr Nùng, Tày zr’lụ k’coong ch’ngai Cao Bằng nắc ơy bhrợ bánh Tải đoọng ha zâp chiến binh âng đơơng bhrợ ch’na cha lướt zêl lêệng a’rập a’bhưi. Bánh bơơn tắc bhrợ tr’bơr đoọng buôn t’bắc đơơng lướt vốch truíh c’lâng, nắc bơơn ta moon Pẻng tải (bánh âng đơơng). XoỌc đâu, bánh vêy bấc pr’đợc lalay cơnh bánh đeo, bánh vắt vai, bánh đoàn kết.
Vêy bấc cơnh bhrợ têng bánh, ting cơnh âng đay kiêng, j’niêng cr’bưn bhrợ têng, ắt mamung âng manứih Nùng lalay cơnh, cơnh Nùng An, Nùng Dín, Nùng Phan Slình… k’rong pazưm cớ nắc lêy cung mr’đoo pr’đươi bh’rợ cơnh cha’nêếh đêệp, hi’la a’xông, a’tuông zâp râu, mè, lêệ a’ọc… manứih Nùng moon, đoọng âng đơơng ha tô bhúh, a’bhướp a’dích, đoọng ha k’conh k’căn, băn padưr apêê p’niên, zâp râu pr’đươi bhrợ bánh zêng vêy váih cóh bhươn đông lâng tự chóh, bơơn bhrợ nắc đoo chr’nắp bhlâng.
Bánh truyền thống âng manứih Nùng buôn bhrợ ooy zâp t’ngay bhiệc bhan vêy 2 râu, pác bhrợ ting cơnh c’lâng bh’rợ bhrợ bột bánh (đợc cóh ngoai nhân bánh) nắc đêệp prí đường lâng đêệp hi’la a’xông đường. hadang bhrợ bột tơợ đêệp lâng prí đường nắc lêy đươi prí n’oong đoọm liêm nắc bánh vêy doọ k’dzụa lâng choom đợc đenh. Bột ta bhrợ tơợ đêệp lâng hi’la a’xông vêy bấc râuz r’nắh k’đhạp, bhrợ bấc cơnh lấh. hi’la a’xông nắc lêy púah pa’goóh. Hi’la goóh nắc âng đơơng clóh pa’nhoonh, pị lơi đác, bhrợ pa’nhoonh paliêm. Đường phèn cắh cậ đường bát zêệ pa’chêện hr’lục lâng hi’la a’xông nâu váih mưy râu mật a’yêm. T’moót bột hr’lục paliêm lâng mật xang nặc âng đơơng clóh pa’nhoonh. Xang clóh bột liêm lâng mật nâu nắc lêy xa’xil, r’boọt, váih pr’hoọm t’viêng tăm. Xơợng đha’hưm âng đêệp, đha’hưm âng mật, hi’la a’xông pazưm đh’rứah đha’hưm yêm cắh dzợ cơnh. Nhân âng 2 râu bánh nâu nắc bhrợ lâng r’zong pa’đing xang nặc clóh hr’lục lâng đường bát.
Lâng râu bánh cha zâp t’ngay cắh cậ đoọng pa’câl ooy chợ nắc bhrợ têng ba buôn lấh mơ lâng 2 râu pr’đươi bhlâng nắc cha’nêếh đêệp lâng a’tuông. Cha’nêếh đêệp bơơn troọm đợc mơ 4-5 tiếng, âng đơơng bhrợ t’váih bột, xang nặc bhrợ padưr cóh chi’đhung bhai dông đợc cóh tir đoọng mơ hooi goóh lứch đác đoọng hr’lục lâng đường. nhân bánh bơơn bhrợ lâng r’zong pa’đing, a’tuông t’viêng, chi’pọc, a’tuông bhrông, a’tuông tăm… đoọng pa’xoọng yêm đha’hưm lấh mơ ha bánh.
Nhân bánh hadang bhrợ tơợ a’tuông bơơn âng đơơng clóh hr’lục lâng đường. zâp râu nhân a’tuông t’viêng, a’tuông bhrông, a’tuông tăm kiêng yêm đha’hưm, hadợ doọ chấh nắc lêy troọm đớc cóh đác pứih mơ 2 tiếng xang nặc đơơng úh pa’chêện. xang nặc lêy t’moót đường lâng hr’lục m’bứi, pay c’lóh clóh pa’nhoonh lâng bhrợ têng ting cr’liêng.
Zâp râu Pẻng tải zêng bơơn tôm bhrợ lâng hi’la prí púah pa’goóh, úh đợc mơ 30 phút nắc choom ặ. Xang bêl úh pa’chêện, apêê pay chr’vắc c’niêng tắc pazưm bánh váih tr’bơr, đông đớc đhị đông đha’hư mát, đợc mơ 3-5 t’ngay doọ vêy c’cool hư. Bánh đha’hưm ngam âng đường, râu đha’hưm r’boọt âng cha’nêếh đêệp lâng âng nhân a’tuông. Bêl đợc đenh bánh cung doọ choom goóh, choom âng đơơng bóh tr’bứi cắh cậ pa’đing đoọng bánh r’boót cớ, bơơn cha xơợng mưy cơnh đha’hưm yêm lalay.
Pẻng tải-bánh đoàn kết dưr váih ch’na cha a’yêm, râu văn hoá liêm chr’nắp âng acoon cóh Nùng. Râu đha’hưm yêm lướt păr cóh zâp vel đông cơnh ngoọ bhrợ padưr cớ cr’noọ hay k’noọ ooy vel bhươl, truyền thống chắp kiêng k’tiếc k’ruung, đoàn kết zêl lêệng a’rập a’bhưi âng manứih Nùng moon lalay lâng đhanuôr zâp acoon cóh Việt Nam moon zr’nưm
“Pẻng tải” - Món ngon của đồng bào Nùng
“Pẻng tải” là món ăn quen thuộc trong đời sống người Nùng. Vào giữa tháng 7, dù ở quê hương hay trên những vùng đất mới, người Nùng thường làm bánh này để cúng tổ tiên, biếu cha mẹ, gia đình cùng ăn. Trong tiết mục Văn hoá các dân tộc anh em tuần này, chúng ta cùng tìm hiểu về bánh “Pẻng tải” của người Nùng nhé.
Theo chuyện kể dân gian của người Nùng, thời vua Lý Thái Tông (thế kỷ X), đồng bào Nùng, Tày vùng cao (Cao Bằng) đã làm bánh “tải” cho các chiến binh đem theo làm lương thực ra vùng biên ải đánh giặc ngoại xâm. Bánh được xâu thành từng cặp để đeo trên người cho thuận tiện hành quân nên được gọi là pẻng tải (bánh mang theo). Ngày nay, bánh có nhiều tên gọi khác như bánh đeo, bánh vắt vai, bánh đoàn kết.
Có nhiều cách làm bánh do sở thích, tập quán canh tác, sinh sống của các “nhánh” người Nùng khác nhau như: Nùng An, Nùng Dín, Nùng Phan Slình,…Chung quy lại vẫn từ các nguyên liệu chính như gạo nếp, lá gai, đậu các loại, mè, thịt heo… Người Nùng quan niệm, để dâng lên tổ tiên, biếu cha mẹ, nuôi lớn con trẻ, các nguyên liệu làm bánh đều có sẵn trong vườn nhà và tự trồng, thu hoạch được mới gọi là đáng quý.
Bánh truyền thống mà người Nùng thường làm trong các ngày lễ cúng có 2 loại, chia theo cách làm bột bánh (phần bọc phía ngoài nhân bánh) là nếp chuối đường và nếp lá gai đường. Nếu làm bột từ nếp và chuối đường phải dùng loại chuối mốc chín thì bánh mới không bị chua và để được lâu. Phần bột mà làm từ nếp và lá gai có phần vất vả, nhiều công đoạn hơn. Lá gai phải tước bỏ gân lá, phơi khô. Lá khô đem ninh nhừ, vắt ráo nước, thái mịn. Đường phèn hay đường bát đun sôi, trộn với lá gai thành một thứ mật hơi sền sệt. Cho bột vào nhào thật đều với mật này đều rồi đem giã nhuyễn trong cối đá. Bột giã xong nhìn mịn màng, dẻo quánh, màu xanh đen. Mùi nếp, mùi mật, mùi lá gai quyện vào nhau tỏa hương thơm lừng. Nhân của 2 loại bánh này đều làm bằng vừng rang giã nát trộn đường bát.
Đối với loại bánh ăn thường ngày hay để bán ở chợ thì thường đơn giản hơn với 2 nguyên liệu chính là gạo nếp và đậu. Gạo nếp được ngâm trong 4 – 5 giờ, đem xay thành bột, rồi đựng trong túi vải treo lên giá cho rỉ hết nước để trộn đường. Nhân bánh được làm bằng mè rang, đậu xanh, đậu phộng, đậu đỏ, đậu đen… để tăng thêm vị và sự bổ dưỡng hơn cho chiếc bánh.
Nhân bánh nếu làm từ lạc được đem rang lên giã trộn đường. Các loại nhân đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen muốn ngon mềm, bùi mà không nhão thì phải ngâm nước nóng khoảng 2 giờ rồi đem hấp chín. Sau đó, thêm đường vào đảo sơ trên bếp, dùng chày giã mịn và vo viên.
Các loại “pẻng tải” đều được gói bằng lá chuối phơi khô, hấp trong khoảng 30 phút là chín. Sau khi hấp chín, người ta lấy tăm tre xâu bánh thành từng đôi, treo lên sào nứa nơi góc nhà thoáng mát, để được 3 – 5 ngày không hỏng mốc, ôi thiu. Bánh có vị ngọt thanh của đường, sự dẻo thơm của nếp và ngọt bùi của nhân lạc. Khi để lâu mà bánh bị khô lại có thể đem nướng sơ trên than hồng hay rán lại cho bánh mềm, thưởng thức thêm được một vị ngon riêng khó tả.
"Pẻng tải" – bánh đoàn kết trở thành món ăn, đặc sản, nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Nùng. Mùi hương thơm thoang thoảng lan tỏa khắp xóm làng như gợi nhớ đến quê hương, truyền thống yêu nước, đoàn kết đánh đuổi giặc ngoại xâm của người Nùng nói riêng và cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung./.
Viết bình luận