Ma nứih Cơ Tu nắc muy cốh hắt ma nứih xoọc dzợ zư đớc bh’rợ bhrợ t’váih apêê pr’hoọm cơnh: tăm, tăm t’viêng, t’viêng, bhrôông, rơớc, bhoóc tơợ apêê pr’đươi âi vêy cóh crâng ca coong đoọng pa cahưm ha a din âng đay. Pr’hoọm coh xa nập a din âng ma nưih Cơ Tu vêy u liêm căh nắc ting ặt ooy cr’noọ bh’rợ âng ma nứih bhrợ t’váih a đoo. Tu cơnh đêếc, nghệ thuật lúc pr’hoọm đoọng ha k’páih nắc muy cr’chăl đanh đoọng pa chô kinh nghiệm tơợ lang n’nâu tước lang n’tốh bơơn lêy nắc c’năl bh’rợ âng ma nưih Cơ Tu.
A din ta luôn pa tệêt lâng xa nập ty đanh âng pân đil Cơ Tu
Ting n’nắc, kiêng vêy pr’hoọm bhrôông, ma nứih Cơ Tu pay n’căr lâng a pul âng tơơm a hứ, a hó; pr’hoọm tăm, tăm t’viêng nắc pay tơơm ta rọom; pr’hoọm rơớc bhrợ t’váih tơợ a pul ma rớt... Đươi năl cơnh bhrợ t’váih pr’hoọm, tu cơnh đêếc xa nập âng ma nưuíh Cơ Tu liêm bhưưng ang. Đợ ta la a din âng ma nưuíh Cơ Tu bơơn bhrợ t’váih tơợ a cọ a bốc bhriêl g’lăng lâng tr’pang têy z’hai t’bách âng pân đil. Đh’rứah lâng n’nắc nắc đợ cr’liêng a rác bhrợ pa cắh ooy pr’đươi pr’dua, ooy pr’ặt tr’mông lâng crâng ca coong bhrợ t’váih râu chr’nắp la lay cắh choom tr’vịt lâng ngai. Ha dang cơnh xa nập âng ma nưih pân đil buôn taanh lâng apêê x’rắ pô, pr’đươi pr’dua, liêm pr’hay âng ma nứih pân đil, nắc xa nập âng ma nưuíh pân jưih nắc c’leh cơnh bhoọt, coóih, t’ghêy a đhăh dzăm,... bơơn ra pặ bhrợ pa bhlâng liêm cra, bhrợ pa dưr c’léh bhréh k’rơ âng pân jứih.
Râu buôn bơơn lêy bhlâng cóh bấc xa nập âng ma nứih Cơ Tu pr’hoọm tăm t’viêng nắc prhoọm bha lâng bơơn đươi dua bấc bhlâng đoọng pa chăm apêê c’bhúh x’rắ. Buôn nì,pân đil Cơ Tu kiêng ta la a din vêy x’rắ cr’dzíc dzắc nắc muy taanh apêê n’jéh k’paih bhoóc ploh cóh bhai tăm t’viêng, bhrợ cóh đưl bhai căh cậ pa zum lâng apêê pr’hoọm cơnh bhrôông đoọng apêê x’ră dưr n’léh lấh mơ. Pr’hoọm rơớc năc bơơn đươi dua bấc bhlâng nắc đọong p’têệt apêê x’rắ lâng pr’hoọm bhrôông cóh ta la bhai. Ha dợ pr’hoọm bhoóc bơơn đươi dua đoọng bhrợ t’váih râu liêm tân taach. Pa bhlâng nắc, coh apêê ta la bhai âng Cơ Tu chr’nắp bhlâng nắc vêy t’boọ a rác. Râu pa zum bhlưa bhoóc âng a rác đhị pr’đơợ tăm t’viêng âng ta la bhai bhrợ t’váih râu liêm la lay. Đh’rứah lâng n’nắc nắc đoo pr’hoọm cơnh bhrôông, rơơc bhrợ pa liêm lấh. Đoọng vêy váih đợ xa nay liêm, pân đil Cơ Tu bil zăng bấc cr’chăl tơợ choh k’paih, taanh, bhrợ t’váih pr’hoọm pa tước taanh clăng lâng poh pa noh... nắc đoo muy cr’chăl pa bhrợ cắh đhêy ặt.
Moọt apêê bêl bhiệc bhan vel, Tết ty đanh, ma nưih Cơ Tu cóh apêê chr’hoong da ding ca coong Nam Giang, Đông Giang lâng Tây Giang, tỉnh Quảng Nam công dzợ đươi dua xa nập ty đanh. Đợ xa nập Cơ Tu xoọc đâu công bơơn đươi dua tơợ apêê pr’đươi hiện đại cơnh chỉ, len lâng n’dhơ a rác pa chăm âng ma nưih Kinh đoọng taanh, n’đhang công bơơn pa cắh ting pr’chăp lâng pr’hoọm ty đanh vêy tơợ a hay. Nâu đoo công nắc râu bhriêl g’lăng n’đhang công dzợ zư đớc chr’nắp ty đanh âng ma nưih Cơ Tu zư đớc đợ tước nâuc âi./.
SẮC MÀU TRÊN NỀN TRANG PHỤC THỔ CẨM CƠTU
Bài và ảnh: CTV Nguyễn Văn Sơn
Để có bộ trang phục truyền thống đẹp, người Cơ Tu đã có nhiều bí quyết trong việc tạo ra màu sắc từ các nguyên liệu tự nhiên cho sợi vải. Hiện nay, cách tạo màu cho sợi vải không còn phổ biến, tuy nhiên, trang phục truyền thống với nhiều gam màu đặc trưng, trang trí hoa văn vẫn được người Cơ Tu bảo tồn, gìn giữ cho đến nay. Nguyễn Văn Sơn, CTV Đài TNVN có bài viết nói về cách tạo màu cho sợi vải của người Cơ Tu như sau. Bà con và các bạn cùng nghe nhé !
Tộc người Cơ Tu là một trong số ít tộc người hiện nắm giữ nhiều bí quyết trong việc tạo ra các sắc màu như: đen, chàm, xanh, đỏ, vàng, trắng từ những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên để trang trí cho tấm vải thổ cẩm truyền thống. Sắc màu trên trang phục thổ cẩm Cơ Tu có đẹp, bắt mắt hay không, phụ thuộc vào ý đồ của người thợ tạo ra nó. Vì vậy, nghệ thuật pha màu cho sợi vải là cả một quá trình đúc kết kinh nghiệm từ đời này sang đời khác được xem là bí quyết của người Cơ Tu.
Với 3 tống màu vàng, đỏ, đen cùng họa tiết hoa văn trang trí nhẹ nhàng, sinh động,
trang phục truyền thống đã tạo nên sự hấp dẫn cho thanh niên, thiếu nữ Cơ Tu
Theo đó, muốn có màu đỏ, người Cơ Tu lấy vỏ và củ của cây ahứ, ahó; màu đen, màu chàm (xanh đen) dùng cây tà râm; màu vàng tạo từ củ ma rớt… Nhờ biết cách tạo màu sắc, nên trang phục truyền thống của người Cơ Tu rất bắt mắt, hấp dẫn. Những tấm vải thổ cẩm truyền thống của người Cơ Tu được tạo nên từ óc sáng tạo và đôi tay khéo léo của người phụ nữ. Cùng với đó là những hạt cườm mô phỏng về các vật dụng, ký tự tượng hình mô phỏng về cuộc sống gắn bó với thiên nhiên tạo nên giá trị đặc trưng không lẫn lộn với ai được. Nếu như trang phục của người phụ nữ thường được đan dệt với các hình tượng hoa hòe, vật dụng gắn với sự mềm mại, quyết rũ của người phụ nữ, thì trang phục của người đàn ông thường là biểu tượng gươm, giáo, sừng thú vật,… được sắp xếp cực kỳ tinh tế, làm tăng nét mạnh mẽ, hoang dã gắn với sức mạnh sinh tử của tự nhiên.
Trong không gian lễ hội, trang phục truyền thống góp phần bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc Cơ Tu
Điều dễ nhận thấy trong nhiều bộ trang phục của người Cơ Tu màu chàm là màu sắc chủ đạo được sử dụng nhiều nhất để trang trí các môtíp hoa văn. Thông thường, phụ nữ Cơ Tu muốn tấm vải có hoa văn gợn sóng thì chỉ chạy những sợi chỉ màu trắng nổi trên nền vải chàm, ở mép vải hoặc kết hợp với các màu khác như màu đỏ để các hoa văn gợn sóng xuất hiện rõ nét hơn. Màu vàng lại được sử dụng chủ yếu để gắn kết các hoa văn liền kề phối hợp với màu đỏ trên tấm vải. Còn màu trắng được sử dụng để tạo nền tương phản trong tấm vải thổ cẩm. Đặc biệt, trên các tấm vải thổ cẩm truyền thống Cơ Tu có giá trị lớn thường được người phụ nữ gắn kết các hạt cườm chì tạo ra sự nổi bật. Sự kết hợp giữa màu trắng của hạt cườm trên nền chàm của tấm vải tạo sự tương phản lớn giữa sáng và tối. Cùng với đó là các gam màu như đỏ, vàng điểm tô cho tấm vải tạo nên nét sinh động, bớt nhàm chán. Để có những bộ trang phục truyền thống, người phụ nữ Cơ Tu mất khá nhiều thời gian từ trồng bông, dệt vải, tạo màu cho đến đan dệt và phối màu sắc hoa văn chi tiết…. là cả một quá trình lao động không biết mệt mỏi.
Vào những dịp hội làng, Tết cổ truyền, người Cơ Tu ở các huyện miền núi Nam Giang, Đông Giang và Tây Giang, tỉnh Quảng Nam vẫn sử dụng trang phục truyền thống. Và những bộ trang phục thổ cẩm Cơ Tu hiện nay cũng được sử dụng từ các vật liệu hiện đại như chỉ, len và cả hạt cườm trang trí của người kinh để đan dệt, nhưng vẫn mô phỏng theo lối văn hóa tư duy và màu sắc cổ điển vốn có xưa nay. Đây cũng chính là sự linh động, sáng tạo những vẫn giữ nguyên giá trị xưa cổ mà người Cơ Tu lưu giữ và bảo tồn được cho đến hiện tại./.
Trong các màu thì người Cơ Tu luôn coi trọng màu chàm đen và màu đỏ. 2 màu sắc này không thể thiếu trong đời sống, gắn với tín ngưỡng như một sức mạnh siêu thần
Viết bình luận