N’niên váih ooy mưy pr’loọng đông cắh vêy truyền thống bhrợ têng bh’rợ mộc thủ công, hân đhơ cơnh đêếc, lâng râu zay ta’níh, t’bhlâng dưr zi’lấh zr’nắh k’đhạp, anoo A Lăng Brư (30) cóh vel A Lua, chr’val Dang, chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam nắc ơy bhrợ têng liêm choom lâng bh’rợ mộc. Nắc bh’rợ nâu zúp đoọng ha noo lâng pr’loọng đông dưr zi’lấh đha’rứt đhị vel đông đay.
N’niên váih cóh mưy pr’loọng đông đha’rứt lâng bấc đhi noo, pr’ắt tr’mung zâp t’ngay âng pr’loọng đông A Lăng Brư nắc mưy g’nưm ooy ha’rêê. Zr’nắh k’đhạp, ta’bhứch bấc râu, A Lăng Brư nắc đấh lơi học đoọng chấc lêy zooi zúp pr’loọng đông t’bơơn t’mung.
C’moo 2001, A Lăng Brư nắc đăng ký lướt pachoom bh’rợ mộc 3 c’xêê đhị chr’hoong Hiên ty a’hay, xoọc đâu nắc chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. pachoom đhị đâu xang, nắc anoo chô nhăn ting lướt pa bhrợ lâng apêê anoo, a’dêy bhrợ têng liêm choom lấh đoọng vêy pa’xoọng kinh nghiệm lâng t’bơơn m’bứi zên zooi zúp pr’loọng đông. Bêl đêếc, chr’hoong Hiên cắh váih điện, máy móc đoọng ha bh’rợ mộc ma ta bhứch bấc râu, tu cơnh đâu nắc bhrợ têng zr’nắh k’đhạp bhlâng. Lướt zi’lấh bấc râu bhiệc bhrợ lalay cơnh đoọng t’bơơn t’mung lâng bơơn tr’bứi zên, đợ t’tưn nắc A Lăng Brư cung chô bhrợ têng cớ lâng bh’rợ mộc âng đoo ơy taluôn pachoom bhrợ l’lăm. Anoo nắc vặ zên nhà nước 20 ực đồng câl máy cưa, máy bào đoọng tự a’đay dưr bhrợ têng bh’rợ mộc. Anoo A Lăng Brư moon: “Xang bêl pachoom 3 c’xêê mộc nắc chô bhrợ. tr’nơợp lưm bấc zr’nắh k’đhạp ooy máy móc, điện đóm… bhrợ cắh liêm đấh. xoọc đâu liêm choom lấh. acu bhrợ đông, zương, tủ đoọng ha pêê chấc đặt. chính quyền cung k’rang bấc. Bấc ngai ting pa bhrợ lâng cu, moon pachoom đoọng ha pêê p’niên cung bấc.”
Lâng râu zay ta’níh, t’bhlâng dưr zi’lấh zr’nắh k’đhạp, bh’rợ mộc âng anoo A Lăng Brư ting t’ngay ting padưr pa’xớc liêm buôn. Đợ hàng âng đhanuôr cóh vel bhươl, cóh prang chr’hoong k’đươi moon anoo bhrợ ting bấc lấh mơ. Đợ tủ, zương bơơn bhrợ têng tơợ tr’pang têy liêm choom âng anoo nắc bơơn đhanuôr chắp kiêng. Hân đhơ đợ hàng apêê moon anoo bhrợ bấc nắc anoo taluôn t’bhlâng bhrợ pazao đoọng liêm crêê t’ngay c’xêê đoọng bhrợ râu tin đươi, uy tín lâng đhanuôr. XoỌc đâu, tơợ bh’rợ mộc zâp c’moo cung vêy pachô ha pr’loọng đông k’dâng 100 ực đồng.
Cắh mưy dưr zi’lấh đha’rứt đoọng ha c’la đay, A Lăng Brư dzợ vêy bhrợ đoọng bhiệc bhrợ ha bấc đha’đhâm cóh vel đông. Anoo chroót công ting t’ngay ha thợ tơợ 150-200 r’bhâu đồng. Anoo Hốih Nang, cóh vel A Đâu, chr’val Dang, manứih ting bhrợ lâng anoo Brư đoọng năl: “Acu cung t’mêê ting bhrợ lâng anoo Brư, ha đhị cắh ơy choom nắc anoo pachoom đoọng liêm ta’níh. Cắh mưy cơnh đêếc, anoo nắc dzợ k’rang lêy tước pr’ắt tr’mung âng apêê thợ.”
Ha dợ anoo Coor Lúp, Phó Bí thư Huyện Đoàn Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đoọng năl: “Cóh kênh Đoàn nắc vêy zooi zúp chính sách vặ zên, đoàn viên đha’đhâm c’moor kiêng vặ nắc lêy vặ tơợ 50-100 ực đồng. lâng anoo Brư nắc acu xay moon liêm dal bhlâng bh’rợ âng đoo tự bhrợ têng cha, zi’lấh đha’rứt. ađoo bhrợ liêm choom, bấc ngai kiêng k’đươi bhrợ. anoo cung vêy bhrợ đoọng bhiệc bhrợ ha bấc đha’đhâm cóh vel đông. Anoo A Lăng Brư nắc liêm chr’nắp đoọng apêê đha’đhâm c’moor xoọc đâu lêy ta’pưn bhrợ têng, đoọng dưr zi’lấh đha’rứt.”
Lâng cr’noọ cr’niêng, t’bhlâng dưr zi’lấh zr’nắh k’đhạp âng đay, A Lăng Brư nắc ơy dưr zi’lấh zr’nắh k’đhạp lâng bh’rợ mộc đhị vel đông đay. Anoo nắc tấm gương đoọng đha’đhâm c’moor cóh Tây Giang lêy ta’moóh pachoom, ting bhrợ têng./.
A Lăng Brư vươn lên
thoát nghèo từ nghề mộc thủ công
(A Viết Sĩ)
Sinh ra trong một gia đình không có truyền thống nghề mộc thủ công, nhưng với sự cần cù, chịu khó, anh A Lăng Brư (30 tuổi) ở thôn A Lua, xã Dang, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã thành công với nghề mộc. Chính nghề này đã giúp anh và gia đình vươn lên thoát nghèo ngay tại quê hương mình.
Xuất thân từ một gia đình nghèo lại đông anh em, cuộc sống hằng ngày của gia đình A Lăng Brư chỉ trồng chờ vào nương rẫy. Khó khăn, thiếu thốn đủ bề, A Lăng Brư đã bỏ học từ rất sớm để phụ giúp gia đình kiếm sống.
Năm 2001, A Lăng Brư quyết định đăng ký đi học nghề mộc 3 tháng tại huyện Hiên (cũ) nay là huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Học xong, anh xin theo phụ cùng các anh, các chú vững tay nghề hơn để có thêm kinh nghiệm vừa và kiếm tiền phụ giúp gia đình. Hồi đó, huyện Hiên chưa có điện, máy móc cho nghề mộc thiếu thốn nên công việc rất vất vả. Trải qua nhiều công việc khác nhau để kiếm sống và tích lũy vốn liếng, cuối cùng, A Lăng cũng quay lại với nghề mộc mà bản thân đã được học. Anh mạnh dạn vay vốn nhà nước 20 triệu đồng mua máy cưa, máy bào để tự mình đi lên bằng nghề mộc. Anh A Lăng Brư chia sẻ: “Sau khi học xong 3 tháng mộc tôi về làm. Thời gian đầu gặp rất nhiều khó khăn về máy móc, điện đóm…làm không được nhanh cho lắm. Gìơ thì tốt hơn rất nhiều, làm việc cũng nhanh. Tôi không chỉ làm nhà mà còn làm giường, tủ cho những khách hàng đặt theo yêu cầu, họ đem gỗ đến tận nhà để tôi làm. Chính quyền xã cũng rất quan tâm, luôn nhắc nhở cố gắng phấn đấu và có hỗ trợ một phần nhỏ về máy móc. Nhiều người theo tôi làm tôi cũng chỉ dạy tận tình, tạo điều kiện cho các em ở địa phương có thêm đồng ra đồng vào chút ít.”
Với sự cần cù, chịu khó, nghề mộc của A Lăng Brư ngày càng phát triển thuận lợi. Đơn hàng từ bà con trong huyện và các huyện khác ngày càng nhiều. Những chiếc tủ, giường được làm ra từ đôi bàn tay khéo léo của anh rất được bà con ưa chuộng. Dù đơn hàng nhiều nhưng anh luôn cố gắng giao đúng hẹn để tạo niềm tin, uy tín với bà con. Hiện nay, từ nghề mộc mỗi năm cho gia đình anh thu nhập khoảng 100 triệu đồng.
Không chỉ vươn lên thoát nghèo cho bản thân, A Lăng Brư còn tạo công ăn việc làm cho nhiều thanh niên trên địa bàn. Anh trả công cho thợ, từ 150 đến 200 ngàn đồng mỗi ngày. Anh Hốih Nang, ở thôn A Đâu, xã Dang, người theo làm cùng anh Brư cho biết: “Tôi cũng mới theo làm cùng anh Brư, chỗ nào mình chưa làm được thì anh ấy luôn chỉ dạy tận tình để mình vững tay nghề hơn. Không chỉ vậy, anh Brư còn quan tâm đến đời sống của anh em thợ nữa.”
Còn anh Coor Lúp, Phó Bí thư Huyện Đoàn Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết thêm: “Qua kênh Đoàn thì có hỗ trợ chính sách vay vốn, đoàn viên thanh niên nào có nhu cầu vươn lên làm kinh tế gia đình hay mở rộng sản xuất thì có thể vay 50-100 triệu đồng. Theo sự theo dõi của chúng tôi thì đến bây giờ có 5 xã đang thực hiện việc vay vốn từ kênh của Đoàn. Đối với anh Brư thì tôi đánh giá rất cao nghị lực của anh ấy tự thân lập nghiệp, vay vốn làm ăn. Hiện tại hàng của anh làm rất đẹp và được nhiều người tìm đến đặt hàng nhờ anh làm. Anh cũng tạo việc làm cho thanh niên tại địa phương nhiều, tôi cũng mong muốn những đoàn viên thanh niên khác nên học hỏi nghị lực vươn lên thoát nghèo của anh A Lăng Brư, để phát triển kinh tế, không còn đói nghèo nữa.”
Bằng nghị lực vượt khó của mình, A Lăng Brư đã vươn lên thoát nghèo bằng nghề mộc ngay trên quê hương mình. Anh là tấm gương để thanh niên Tây Giang học hỏi, noi theo./.
Viết bình luận