Pa dưr loom chăp kiêng bh’rợ taanh n’đooh a’dooh Cơ Tu
Thứ tư, 17:00, 15/06/2022
Amoó Blup Thị Tép bơơn đhanuôr vel Văn hoá Đhrồng-Areh, chr’val Tà Lu, chr’hoong da ding ca coong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam chăp nhêr đươi vêy g’lăng tr’bech âng đay lâng năc ma nuyh vêy ting chroi k’rong c’rơ ooy bh’rợ pa choom lang p‘niên taanh n’đooh a’dooh. Xọoc đâu, amoó Tép năc nghệ nhân dzợ p’niên đăh taanh n’đooh a’dooh nâu.

Amoó Blup Thị Tép c’moo đâu năc mơ 30 c’moo lang, ha dợ ơy vêy k’nặ 20 c’moo pa têệt lâng bh’rợ taanh a’đooh a’dooh Cơ Tu. Amoó Tép truih, ca căn âng a’moó năc ma nuyh choom taanh bhlầng, đươi vêy cơnh đêêc năc amoó pr’đoọng bhlầng đâh bơơn ting pa choom t’taanh. Pazêng t’ngay doó lâh trơ vâng, cacăn âng amoó năc tớt puôl chỉ, đhương a ngọon đoọng taanh n’đooh đoọng ha pr’loọng đong đươi. Amoó kiêng tớt lêy mơ chi ca căn đay tớt k’xiic atác lâng apêê pr’đhang a xậ, hi la, a chim đhác pa chăm ha n’đooh a’dooh. Pazêng cr’chăl cơnh đêêc, năc amoó ting pa choom bhrợ lâng vêy ca căn pa choom đoọng. Bêl amoó Tép đhiệp 12 c’moo năc ơy choom bhrợ apêê c’nặt bh’rợ ba buôn cơnh đhương chỉ, ra pặ pr’họom, k’xiic arác t’vaih rau liêm cra coh t’la a dooh Cơ Tu. Chô đăh học, amoó năc tớt taanh. Cơnh đêêc, loom luônh chăp kiêng bh’rợ taanh a’dooh Cơ Tu năc ting bấc lâh mơ ting c’xêê c’moo. Amoó Blúp Thị Tép xay moon: “Tơợ p’niên năc a cu ơy kiêng t’taanh n’đooh nâu. Bêl lêy amế tớt taanh, a cu ting pa choom. Ơy zăng pậ năc cu ơy năl coh j’niêng xay xơ âng đhanuôr Cơ Tu hêê buôn đươi n’tuôc, n’li đoọng bhrợ jập nha đoọng ha coon n’đil bêl pay  k’diic. Acu cung cơnh đêêc, choom taanh đoọng ha y vêy rau đoọng ha coon, ha dang căh cung căh chơm. Xọoc đâu, lướt đong t’mêê apêê, hơnh p’niên k’tứi… coh k’bhuh xoọng ahêê cung đoọng n’đooh, năc rau đơ chr’năp  bhlầng.”

Đươi vêy pa choom tơợ p’niên k’tứi, bh’rợ taanh n’đooh a’dooh âng amoó Blup Thị Tép bơơn đhanuôr xay moon dal, taanh liêm. Xọoc đâu, amoó Tép ting pâh taanh lâng Tổ hợp tác taanh n’đooh Cơ Tu vel Đh’rôồng-Areh. Amoó Tép pa zay pa choom, t’pâh ađhi amoó coh vel ting pâh Tổ hợp tác đoọng pa dưr vel bh’rợ tr’nêng ty đanh. Amoó Tép yêm bhlầng loom bêl apêê n’đil coh vel zêng choom taanh. Coon n’đi âng amoó c’moo đâu 7 c’moo cung ting pa choom taanh. Ting cơnh cr’noọ pr’chăp âng amoó Tép, đoọng t’vaih k’bhuh pa têệt pa dưr, xọoc tơợp năc xay moon loom chăp kiêng lâng bh’rợ nâu. Tu năc cơnh amoó pa têệt pa dưr lâng zư lêy bh’rợ taanh n’đooh tước t’ngay đâu. Amoó Pơloong Thị Nhia, ma nuyh coh Tổ hợp tác taanh n’đooh Cơ Tu vel Đh’rôồng-Areh, chr’val Tà Lu, chr’hoong Đông Giang đoọng năl, hăt ngai vêy cơnh amoó Tép, ađoo lưch loom lâng bh’rợ tr’nêng. Năc bêl Tổ hợp tác k’đươi a moó Tép đâh pâh, đơc bh’rợ ha rêê âng đay ting pâh taanh lâng ađhi amoó lơơng. Căh muy cơnh đêêc, amoó Tép dzợ vêy c’rơ ga măc coh bhiệc pa choom bh’rợ t’taanh nâu đoọng ha pêê p’niên coh  vel: “Acu pa choom taanh n’đooh nâu tơợ đanh ặ, ha dợ t’ping lâng amoó Tép năc a cu taanh căh liêm, căh đâh mơ a đoo. Amoó Tép vêy ca căn đoo pa choom đoọng, tơợ ađoo dzợ k’tứi. Cơnh lâng amoó Tép, bh’rợ t’naanh nâu năc cơnh rau căh choom tr’lơi lâng ađoo, zập bêl cung lêy a đoo tớt taanh. Coh vel zi, apêê p’niên dâng 10-12 c’moo năc ơy ca căn k’dua amoó Tép pa choom taanh n’đooh Cơ Tu.”

Lâng loom luônh chăp kiêng, c’rơ pa zay zư lêy bh’rợ âng a căn a dêch đơc đoọng cơnh amoó Blup Thị Tép ơy chroi k’rong c’rơ âng đơơng loom chăp kiêng, lưch loom lâng bh’rợ taanh n’đooh adooh Cơ Tu cơnh lâng lang p’niên nâu kêi. Ting cơnh t’cooh Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND chr’hoong Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, đợ apêê nghệ nhân dân gian đhị chr’hoong Đông Giang ting t’ngay ting m’bứi, lang p’niên năc ting hắt lâh. C’rơ pa zay pa choom, zư lêy bh’rợ ty đanh âng apêê nghệ nhân cơnh amoó Blup Thị Tép năc choom hâng hơnh bhlầng. Cr’chăl hay, chr’hoong Đông Giang k’rang bấc tước bh’rợ zư lêy, pa dưr apêê vel bh’rợ tr’nêng, văn hoá vel đong cơnh: taanh n’đooh adooh, zập rau t’naanh, k’cooch, prá pr’ma bhrợ bhr’nooch… lâng bh’rợ p’loon tơợ zên âng apêê xa nay bh’rợ, dự án zooi đoọng ha đhanuôr. T’cooh Đỗ Hữu Tùng đoọng năl, xoọc đâu Đông Giang năc ơy lâng xoọc pa têệt lâng apêê doanh nghiệp lữ hành đoọng bhrợ apêê tour du lịch vel bhươl tước apêê vel bh’rợ tr’nêng. Nâu đoo năc c’lâng lướt đanh mâng jưah pa dưr dal thu nhập đoọng ha đhanuôr, jưah pa têệt lâng bh’rợ zư lêy vel bh’rợ tr’nêng Cơ Tu. Chr’năp bhlầng, chr’hoong năc bhrợ têng apêê chính sách, cơ chế ghit liêm đoọng t’pâh ha pêê nghệ nhân, đha đhâm c’mor, apêê pr’loọng ting pâh, zư lêy, pa dưr bh’rợ tr’nêng ty chr’năp âng đhanuôr CơTu coh vel đong: “Xọoc đâu, pazêng ma nuyh choom bh’rợ ty đanh âng ma nuyh Cơ Tu đhị chr’hoong Đông Giang m’bứi bhlầng. Tước đâu, chr’hoong Đông Giang năc xoọc chêêc lêy c’lâng bh’rợ bhrợ têng cơnh ooy đoọng ha pêê bh’rợ nâu dưr vaih bấc k’rơ lâh mơ, choom t’moọt pa choom ooy apêê trường học, căh cợ bhrợ pa dưr chỉ tiêu coh  bh’rợ bhrợ pa dưr pr’loọng đong văn hoá. Coh c’moo 2022, apêê bh’rợ du lịch vel bhươl năc tơợp bhrợ pa dưr cớ, apêê Tổ Hợp tác coh vel đong cung văl pa bhrợ cớ, chr’hoong năc lêy pa têệt pa dưr cớ, zooi đăh pa câl bh’nơơn pr’đươi âng đhanuôr ơy bhrợ têng”./.

Lan tỏa tình yêu nghề dệt thổ cẩm Cơ Tu

                                                                             PV Kim Cương

Chị Blúp Thị Tép được bà con làng Văn hóa Đhrồng – Aréh, xã Tà Lu, huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam yêu mến bởi tài năng và là người có công lớn trong việc gieo mầm tình yêu nghề dệt thổ cẩm truyền thống cho nhiều thế hệ trẻ. Hiện, chị Tép là nghệ nhân dệt thổ cẩm trẻ nhất trong vùng.

Chị Blúp Thị Tép năm nay mới ngoài 30 tuổi, nhưng đã có gần 20 năm gắn bó với nghề dệt thổ cẩm truyền thống Cơ Tu. Chị Tép kể, mẹ chị là là người dệt thổ cẩm giỏi nhất, nhì trong vùng, nên chị may mắn được tiếp xúc sớm với khung cửi. Những ngày nông nhàn, mẹ chị thường ngồi cuộn chỉ, dàn sợi để dệt vải cho gia đình. Chị thích nhất nhìn mẹ xâu cườm trang trí các hình hài cây lá, muôn thú cho tấm vải. Những lúc như vậy, chị hay bắt chước làm theo và được mẹ hướng dẫn cẩn thận. Năm 12 tuổi, chị đã làm được các khâu cơ bản từ cách luồn chỉ, phối màu sắc, xâu cườm, tạo hình trong kỹ thuật dệt thổ cẩm Cơ Tu. Rồi sau mỗi buổi đến trường, chị lại tranh thủ ngồi dệt thỏa mãn niềm đam mê. Cứ thế tình yêu với nghề dệt Cơ Tu trong chị lớn dần theo năm tháng. Chị Blúp Thị Tép chia sẻ: “Ngay khi mới tiếp xúc, tôi cảm thấy thích thú với nghề dệt thổ cẩm này. Khi thấy mẹ dệt, tôi cũng đòi mẹ dàn sợi, hướng dẫn bắt chước làm theo mẹ cho bằng được. Lớn hơn, tôi thấy trong tục cưới hỏi của người Cơ Tu, cha mẹ phải chuẩn bị các loại tấm tuốc để làm hồi môn cho con gái, cháu gái đi lấy chồng. Mình cũng vậy, phải biết dệt thổ cẩm để còn chuẩn bị cho con mình, nếu không thấy rất là kỳ. Hiện nay, đi mừng nhà mới, mừng thôi nôi... con cháu trong họ hàng, mình tặng những tấm thổ cẩm truyền thống rất là giá trị.”   

Nhờ được rèn luyện từ nhỏ, tay nghề dệt thôt cẩm của chị Blúp Thị Tép được bà con đánh giá cao, sợi vải dệt kín, mịn. Hiện, chị Tép đảm nhận khâu dệt vải trong Tổ hợp tác dệt thổ cẩm Cơ-Tu thôn Đh’rôông - A Reh. Chị Tép nỗ lực truyền dạy, vận động chị em trong làng tham gia Tổ hợp tác để phục hồi làng nghề truyền thống. Chị Tép mừng nhất là khi các bé gái trong làng dần quay lại với khung cửi. Con gái nhỏ của chị, năm nay mới 7 tuổi đã tập làm quen với các công đoạn dệt vải. Theo suy nghĩ của chị Tép, để tạo dựng thế hệ kế cận, đầu tiên phải gieo tình yêu, truyền niềm đam mê nghề truyền thống cho các em ngay từ nhỏ. Bởi đó là cách chị tiếp nối và duy trì nghề dệt cho đến hôm nay. Chị Pơ loong Thị Nhia, thành viên Tổ hợp tác dệt thổ cẩm Cơ Tu thôn Đh’rôông - A Reh, xã Tà Lu, huyện Đông Giang cho hay, hiếm có người nào như chị Blúp Thị Tép luôn hết mình với nghề. Chỉ cần Tổ hợp tác cần, chị Tép sẵn sàng gác công việc nương rẫy, tham gia cùng với chị em. Không chỉ vậy, chị Tép còn là người có công lớn trong việc đào tạo và truyền cảm hứng, niềm đam mê nghề dệt thổ cẩm cho nhiều lớp trẻ trong làng: “ Tôi học nghề dệt thổ cẩm này từ rất lâu, nhưng so với chị Tép thì tay nghề của tôi không bằng được. Bởi chị Tép được mẹ truyền dạy từ nhỏ, được rèn luyện thời gian dài. Đối với chị Tép, đan thổ cẩm như một niềm đam mê trong cuộc sống vậy, ngày nào chị cũng làm. Ở làng này, các bé gái tầm 10-12 tuổi là bắt đầu được mẹ gửi gắm cho chị Tép hướng dẫn, làm quen với việc dệt thổ cẩm Cơ Tu rồi.”

Sự nhiệt huyết, nỗ lực bảo tồn nghề truyền thống của những người như chị Blúp Thị Tép đã góp phần lan tỏa tình yêu, niềm đam mê dệt thổ cẩm trong giới trẻ. Theo ông Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, số lượng các nghệ nhân dân gian ở huyện Đông Giang ngày càng ít, giới trẻ càng hiếm hơn. Nỗ lực truyền dạy, bảo tồn nghề truyền thống của những nghệ nhân như chị Blúp Thị Tép rất đáng trân trọng. Thời gian qua, huyện Đông Giang rất quan tâm đến công tác bảo tồn, khôi phục các làng nghề, văn hóa bản địa như: dệt thổ cẩm, đan lát, điêu khắc, nói lý hát lý... bằng cách tranh thủ nguồn vốn từ các chương trình, dự án để hỗ trợ người dân. Ông Đỗ Hữu Tùng cho biết, hiện Đông Giang đã và đang liên kết với các doanh nghiệp lữ hành để xây dựng các tour du lịch cộng đồng tới các làng nghề. Đây sẽ là hướng đi bền vững vừa tăng thu nhập cho người dân, vừa gắn với công tác bảo tồn các làng nghề Cơ Tu. Đặc biệt, huyện sẽ xây dựng các chính sách, cơ chế cụ thể để khuyến khích các nghệ nhân, thanh niên trẻ, các gia đình tham gia khôi phục, bảo tồn nghề truyền thống Cơ-Tu trên địa bàn: “Hiện nay, những người biết nghề thống Cơ Tu ở huyện Đông Giang còn rất ít. Tới đây, huyện Đông Giang đang tìm các giải pháp làm sao để các nghề này trở nên phổ thông hơn, có thể sẽ đưa vào dạy trong các trường học, hay xây dựng chỉ tiêu trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Trong năm 2022, các hoạt động du lịch cộng đồng đã khởi động lại, các Tổ Hợp tác trên địa bàn cũng trở lại hoạt động, huyện tiếp tục kết nối nhằm hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm của bà con.”/.

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC