Đọong t’váih pr’đợơ ha dưr liêm cóh pa dưr kinh tế, bấc c’moo đâu, đhị thị trấn zr’lụ k’noong k’tiếc Lao Bảo, chr’hoong Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị, bấc pr’loọng đong đhanuôr nắc ơy k’rong bhrợ bấc cr’nọo bh’rợ kinh tế đơơng chô bh’nơơn liêm dal, cóh đếêc vêy cr’noọ bh’rợ băn a chim Chr’laach. Nâu đoo nắc c’lâng cóh pa dưr kinhtế âng đhanuôr zr’lụ k’noong k’tiếc Lao Bảo. C’nặt t’ruíh “Jưn jứah xay moon h’cơnh choom bhrợ cha” t’ngay đâu, đhanuôr lâng pr’zợc nắc đh’rứah chếêc năl đăh cr’noọ bh’rợ băn a chim Ch’laach nâu ấ!
# C’xêê 9 c’moo 2017, tợơ lấh bêl lơi bấc c’rơ g’ếêh, chếêc năl ghít đăh băn a chim chr’laach, a noo Nguyễn Ngọc Ngân đhị bh’nụ Đông Chín, thị trấn Lao Bảo, chr’hoong Hướng Hoá nắc quyết định k’rong băn a chim chr’laach đhị đong đay. Tợơ ơy bơơn apêê chuyên gia pa choom bhrợ têng lâng r’lắp pr’đươi, a noo Ngân nắc băn p’lóh a chim bhrợ m’pan lalăm, cóh cr’chăl doó đanh cr’năn a chim chr’laach nắc dưr chô bấc bhlầng. Tước nâu kêi, anoo ơy vêy cr’năn a chim chr’laach lấh 200 p’nong, bấc đoo p’nong ơy bhrợ x’rúh lâng ting cơnh dáp lêy c’xêê 3 c’moo 2018 nâu nắc đơơng chô bh’nơơn đoọng ha pr’loọng đong. A noo Ngân moon:
Acu lêy bh’nơơn tước t’ngay đâu nắc a cu hâng bhlầng. A cu lêy đhanuôr đhị Lao Bảo căh cợ đhị Hướng Hoá lêy bhrợ ta bhứah cr’nọo bh’rợ nâu, đoọng t’pấh cr’năn a chim chr’laach chô, t’váih bh’nơơn bh’rợ đoọng ha đhanuôr.
Đhị thị trấn Lao Bảo, lấh mơ pr’loọng đong a noo Ngân nắc dzợ bơr pêê pr’loọng đong cung ơy k’rong băn a chim chr’laach lâng xoọc tr’nợơp nắc cung lêy vêy n’léh liêm choom. Bấc apêê pr’loọng đong nâu zêng đươi dua cóh bha bhung đong đay đoọng băn a chim chr’laach. Lâng chr’nắp lâng đươi dua cóh thị trường xoọc đâu, tợơ lấh 1-2 c’moo, x’rúh a chim chr’laach âng apêê nắc ơy đơơng chô zên lâng đấh đơơng chô bh’nơơn. T’coóh Trần Đại Luận, Chủ tịch Hội nông dân thị trấn Lao Bảo đoọng năl:
Cr’nọo bh’rợ nâu bơơn lêy nắc rau ha dưr liêm choom bhlầng đhị thị trấn Lao Bảo. Ha dang cóh t’tun đâu pa câl tệêm ngăn nắc a zi t’pấh đhanuôr bhrợ ta bhứah cr’noọ bh’rợ nâu đoọng vêy rau chroi k’rong pa dưr kinh tế âng vel đong.
Bh’rợ băn a chim chr’laach vêy zên k’rong bhrợ têng zăng bấc zêng đăh kinh tế lâng cr’chăl t’ngay c’xêê đoọng a chim chợơ váih cr’năn bấc, nắc vêy choom pay x’rúh. Rau đâu lêy bấc bhlầng đhị bh’rợ k’rong bhrợ têng, rau tự nhiên, kỹ thuật công nghệ lâng cơnh k’đhợơng lêy, bơơn bhrợ.
Xọoc đâu, đhị chr’hoong Hướng Hoá nắc ơy tợơp vêy bấc cr’nọo bh’rợ băn a chim chr’laach. Đhị đanh đươnh, đoọng cr’noọ bh’rợ nâu pa dưr dal bh’nơơn, bhiệc quy hoạch ha dưr đanh mâng bh’rợ băn a chim chr’laach cung cơnh k’bhúh cr’năn achim chr’laach đong nắc rau lêy pa chắp dáp tước. Chr’nắp bhlầng bh’rợ pa zưm pa dưr cóh cơ sở quy hoạch ghít liêm, g’đéch đhr’năng chóh bhrợ đong a chim chr’laach ting c’lâng tự bhrợ têng, căh ting bhrợ cơnh quy hoạch pa too pa choom, bhrợ váih rau căh liêm ha dợ nắc ma nuýh đhanuôr lêy zâng pa chô./.
NUÔI CHIM YẾN TẠI THỊ TRẤN VÙNG BIÊN LAO BẢO
Phan Liên
Để tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế, nhiều năm nay, tại thị trấn vùng biên Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư nhiều mô hình kinh tế đem lại hiệu quả, trong đó có mô hình nuôi chim yến. Đây cũng là hướng mới trong phát triển kinh tế của người dân vùng biên Lao Bảo. Tiết mục “Cùng nhau bàn cách làm ăn” hôm nay, bà con và các bạn cùng tìm hiểu về mô hình nuôi chim yến này nhé !
# Tháng 9 năm 2017, sau khi bỏ khá nhiều công sức, tìm hiểu kỹ càng về cách nuôi chim yến, anh Nguyễn Ngọc Ngân tại khóm Đông Chín, thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa đã quyết định bỏ vốn, đầu tư nuôi chim yến ngay tại nhà mình. Sau khi được các chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật và lắp đặt thiết bị, anh Ngân đã thả chim mồi, chỉ thời gian ngắn đàn yến lần lượt kéo về và không ngừng tăng lên. Đến nay, anh đã có đàn yến trên 200 con, đa số đã làm tổ và theo dự tính đến tháng 3 năm 2018 này sẽ đem lại thu nhập cho gia đình. Anh Ngân nói:
Tôi thấy thành quả đến ngày hôm nay nguyện vọng là mừng rồi. Tôi thấy bà con nông dân ở Lao Bảo hay ở Hướng Hóa cần nhân rộng mô hình này, để thu hút đàn yến về, tạo thu nhập cho bà con nông dân.
Tại thị trấn Lao Bảo, ngoài gia đình anh Ngân thì một số hộ cũng đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi chim yến và bước đầu mang lại những tín hiệu tích cực. Đa số các hộ gia đình này đều tận dụng khoảng trống trên sân thượng để nuôi chim yến. Với giá cả và nhu cầu tiêu thụ như hiện nay, chỉ sau 1 – 2 năm, nhà yến của họ sẽ thu hồi vốn và sớm mang lại thu nhập. Ông Trần Đại Luận, Chủ tịch Hội nông dân thị trấn Lao Bảo cho hay:
Mô hình này được xem là đột phá tại thị trấn Lao Bảo. Nếu sau này mà đầu ra ổn định thì chúng tôi sẽ vận động bà con nông dân nhân rộng mô hình để có sự đóng góp trong phát triển kinh tế của địa phương.
Nghề nuôi yến có mức đầu tư ban đầu khá lớn cả về kinh tế lẫn thời gian để chim phát triển bầy đàn mới có thể thu hoạch tổ. Chúng phụ thuộc nhiều vào nhà đầu tư, yếu tố tự nhiên, kỹ thuật công nghệ và cách quản lý, khai thác.
Hiện nay, tại huyện Hướng Hóa đã bắt đầu có nhiều mô hình nuôi chim yến. Về lâu dài, để mô hình này phát huy hiệu quả, việc quy hoạch phát triển bền vững nghề nuôi chim yến cũng như quần đàn chim yến nhà là điều cần phải tính đến. Đặc biệt việc phối hợp phát triển trên cơ sở quy hoạch chặt chẽ, tránh hiện tượng xây nhà yến theo lối tự phát, không tuân thủ quy hoạch dẫn đến nhiều hệ lụy mà chính người dân phải gánh chịu./.
Viết bình luận