Băn a đúh công nghiệp nắc muy bh’rợ vêy âng chô bh’nơơn liêm dal.
A đúh công nghiệp băn cóh a bóc xi măng nắc lêy vêy cơnh k’rang lêy crêê cơnh nắc vêy âng chô bh’nơơn liêm dal. T’ngay đâu, ahêê nắc đh’rứah chếêc lêy năl bơr pêê râu pa ghít cơnh đâu:
A đúh công nghiệp choom băn đhị a bóc xi măng, đớc cóh a bóc cắh cợ nắc đăng quần đhị mương bhươn, clung ruộng ha dợ nắc lêy vêy đác k’ruung zêng ( oó k’rịa lấh 5%0). Nhiệt độ đác liêm choom mơ 25-32 độ C, liêm choom bhlầng nắc 28-30 độ C. Tu đác liêm sạch doó nha nhự. Choom đươi dua đác giếng, đác k’ruung cắh cợ nắc đác cóh a bóc đoọng băn a đúh.
Mr’cơnh cơnh lâng a đúh bơơn cóh clung, a đúh cóh công nghiệp cung kiêng chọoh chr’pan zập râu acoon nạ ma mông… đhơ cơnh đéec, a đúh công nghiệp dzợ choom băn lâng pazêng bh’năn cơnh bh’năn cr’liêng cắh cợ nắc bh’năn tự bhrợ t’váih cơnh a xiu k’tứi zập râu ha dợ bha bhăm đoọng nhar, n’cam ơy ta zệê bhrợ…
Vêy 3 cr’chăl âng a đúh đhị dưr pậ nắc ahêê lêy pa ghít:
A bhung ( tợơ bêl chéh tước bêl váih 4 bệê dzung): dâng mơ 21-28 t’ngay. Chọoh zập râu acoon nạ vêy cóh môi trường đác cắh cợ nắc n’cam nhar. A đúh m’ma ( 2g-50g): Kiêng ma mông cóh zr’lụ đăn đhị đác, chọoh râu chr’na bh’năn cóh tự nhiên: côn trùng, a xiu k’tứi, m’pan, a puối lâng chọoh râu bh’năn cr’liêng. A đúh ga mắc nắc ( 200-300g): Tợơ 8-10 c’xêê a đúh ơy dưr pậ lâng choom lệch cr’liêng.
A đúh công nghiệp hân noo lrrjcjh cr’liêng nắc moọt hân noo boo ( c’xêê 5-11). Đợ cr’liêng muy chu lệch nắc tợơ 1000-4000 cr’liêng lâng mặ lệch 3-4 chu cóh muy c’moo, cr’chăl lệch cớ nắc tợơ 3-4 tuần.
Chớih pay lâng bhrợ têng abóc băn nắc lêy ap ghít cơnh đâu:
Lêy đhị đăn buôn k’rang lêy, k’đhợơng lêy a đúh. A bóc bhứah tợơ 6-30m2, đhậu 1,2-1,5m, đắh c’loọng nắc vêy tráng xi măng, lót gạch men cắh cợ nắc bạt nilon cung choom. A bóc nắc choom pa nong lâng pa hooi đác đhơ đhơ bêl.
A bóc nắc lêy bhrợ boọng ch’ngai tợơ dứp a bóc nắc mơ 50cm ( bhứah tợơ 40-50cm) đoọng liêm buôn cóh bhiệc bhrợ pa liêm, k’rang lêy a đúh zập t’ngay. Lêy bhrợ chr’tốp lâng lưới đoọng z’ar p’răng oó lấh pứih. Oó plum bhrợ đh’ngợp pazêng a bóc. Đhiêr a bóc cắh cợ nắc đắh piing lêy vêy lưới oó đoọng a mọ, k’xenh, a chim đhác… moọt đắh t’coọng a đúh.
A bóc tợơ lấh bêl bhrợ têng nắc lêy rao pa sạch xi măng lâng bhiệc trâm ooy đác lâng pa hooi bấc chu đác ( choom pay bha lầng prí xrắt k’tứi t’moọt ooy a bóc trâm dâng 1 tuần xang nắc pa hooi đác rao pa sạch xi măng đấh lấh). Tợơ ơy rao pa sạch xi măng mơ 3-4 tuần, ch’mệêt lêy độ pH đác cóh a bóc bơơn tợơ 6.5-7.0 nắc băn p’lóh a đúh. Pa liêm pa sạch a bóc lâng đác Chlorine cắh cợ nắc a zươu bhrậu allăm băn p’lóh a đúh.
Bêl băn a đúh m’ma nắc lêy đhị bêl pleng áih mát ( đấh ra diu cắh cợ nắc hi bu). T’moọt a đúh ooy a bóc, tưới đác đoọng a a đúh lóih r’dợ ắt ma mông cóh đác, xang đếêc nắc p’lóh băn.
Đợ ng’băn nắc:
C’xêê tr’nợơp: 150-200 p’nong/m2
C’xêê t’tun: 100-150 p’nong/m2
C’xêê x’rịa: 80-100 p’nong/m2
Lêy khử trùng lâng za nươu bhrậu căh cợ Iodine lalăm p’lóh băn.
Lêy chớih bh’năn chr’noóh công nghiệp cr’liêng vêy bấc đạm, lấh mơ vêy choom băn p’xoọng bh’năn tự nhiên ( a puối bươu rớơc, bha ruy, gooy).
Ha dang đươi dua bh’năn chr’noóh t’mêê nắc lêy rao pa sạch, zệê sơ cắh cợ nắc khử trùng lalăm đoọng chọoh. Vêy 2 cơnh đoọng chọoh: đọong chọoh cóh pa pan cắh cợ nắc vước bh’năn chr’noóh ooy abóc. Đợ bh’năn chr’noóh đoọng chọoh nắc lêy đhị đợ u bấc a đúh cóh a bóc. Cr’chăl đoọng chọoh lâng đợ bh’năn chr’noóh đoọng chóh:
C’xêê tr’nợơp ( 5-100g): 3-4 chu/t’ngay. Bh’năn chr’noóh 7-10%
C’xêê t’tun nắc a tốh ( 100-200g): 2-3 chu/t’ngay. Bh’năn chr’noóh 3-5%.
A đúh chọoh bấc chr’noóh moọt hi bu dưm lâng cóh hi dưm ( tu cơnh đếêc chr’noóh cóh hi bu lân ghi dưm bấc lấh 2-3 chu chr’noóh bêl t’ngay bhrương).
Bh’rợ k’rang lêy, k’đhợơng lêy tu đác cóh a bóc nắc pa ghít lêy:
C’xêê tr’nợơp, 2-3 t’ngay nắc xăl đác muy chu, mực đác lêy đhị cr’chăl 20-30cm đoọng zư đớc đác doó lấh nha nhự lâng nhiệt độ đác doó lấh tr’xăl ting cơnh nhiệt độ môi trường.
C’xêê t’tun nắc a tốh xăl đác zập t’ngay, mực đác cóh a bóc nắc oó lấh m’pâng a chắc âng a đúh. Tu cơnh đếêc nắc lêy ta luôn phun đác đoọng ha đúh đhị pleng p’răng đhâng. Ha dang pa xiêr đác mơ 10-20cm nắc pay đươi t’clắh bhan ép cắh cợ nhựa choom dơng cóh đác đoọng a đúh ắt.
Lêy ch’mệêt ta luôn a đúh đoọng vêy cơnh bhrợ têng đấh loon ha dang crêê pr’lúh cr’ay. Ha dang crêê pr’lúh cr’ay nắc đoọng ắt lalay tợơ a bóc đoọng pa dứah. Ta luôn pa xoọng vitamin, men tiêu hoá, za nươu kháng sinh liều n’hil luúc đhị chr’noóh đoọng pa k’rơ lâng đương zêl cr’ay đoọng ha đúh.
Lấh 3-3,5 c’xêê nắc a đúh clợơng mơ 200g/p’nong, choom coóp pa câl pa zêng cắh cợ nắc lấh 2,5 c’xêê choom đoọng ắt lalay, đoo p’nong pậ nắc coóp pa câl lalăm, đợ mơ dzợ nắc băn mơ m’pâng tước muy c’xêê dzợ nắc pa zâl zêng./.
Nuôi ếch công nghiệp trong bể xi măng
Nuôi ếch công nghiệp đang là một nghề cho thu nhập cao.
Ếch công nghiệp nuôi trong bể xi măng cần phải có kỹ thuật chăm sóc đúng cách thì mới cho hiệu quả kinh tế. Hôm nay, chúng ta cùng tham khảo một số điểm lưu ý sau đây:
Ếch công nghiệp có thể nuôi được ở hồ xi măng, lồng trong ao hay đăng quần nơi mương vườn, đồng ruộng nhưng phải có nguồn nước ngọt hoàn toàn (độ mặn không quá 5%o). Nhiệt độ nước thích hợp trong khoảng 25-32 độ C, tốt nhất 28-30 độ C. Nguồn nước sạch không bị ô nhiễm. Có thể sử dụng nước giếng, nước sông hay nước ao hồ để nuôi ếch.
Giống như ếch đồng hoang dã, ếch công nghiệp cũng thích ăn mồi động vật sống, di động như các lồi côn trùng, giun, ốc… Tuy nhiên, Ếch công nghiệp vẫn sử dụng được hoàn toàn thức ăn tĩnh như thức ăn viên nổi hay thức ăn tự chế biến (cá tạp băm nhỏ, cám nấu…)
Có ba giai đoạn phát triển của ếch cần lưu ý:
Nòng nọc (từ khi nở đến khi mọc đủ 4 chân): khoảng 21- 28 ngày. Ăn các loài động vật phù du có trong môi trường nước hoặc cám nhuyễn. Ếch giống (2g - 50g): Thích sống trên cạn gần nơi có nước, ăn thức ăn tự nhiên: côn trùng, cá nhỏ, giun, ốc và đã sử dụng được thức ăn viên. Ếch trưởng thành (200-300g): Từ 8-10 tháng tuổi ếch đã trưởng thành và có thể sinh sản.
Ở ếch công nghiệp mùa vụ sinh sản chính vẫn là vào mùa mưa (tháng 5-11). Số lượng trứng một lần sinh sản từ 1.000 – 4.000 trứng/ếch cái và ếch có thể đẻ 3 – 4 lần trong năm, thời gian tái sinh sản của ếch cái từ 3 – 4 tuần.
Chọn và thiết kế hồ nuôi nên chú ý mấy điểm sau:
Chọn vị trí xây hồ gần nơi ở để thuận tiện trong việc chăm sóc, quản lý ếch nuôi. Hồ có diện tích từ 6 - 30 mét vuông, thành hồ cao 1.2 – 1.5m, bên trong tráng xi măng, lót gạch men hay lót bạt nylon đều được. Hồ phải có khả năng cấp, thoát nước chủ động.
Hồ phải chừa cửa ra vào cách đáy hồ 50 cm (rộng từ 40 – 50 cm) để thuận tiện trong việc làm vệ sinh, chăm sóc ếch hàng ngày. Nên làm mái che bằng lưới để lọc ánh sáng và giảm nắng gắt. Không nên che mát hoàn toàn bể nuôi. Xung quanh hoặc phía trên miệng hồ cần có lưới bảo vệ đề phòng chuột, rắn, chim, cò … vào ăn ếch.
Hồ sau khi xây hoặc sửa xong phải tẩy rửa chất xi măng bằng cách ngâm nước và xả nhiều lần (có thể dùng thân cây chuối chặt nhỏ cho vào hồ ngâm 1 tuần rồi xả bỏ sẽ nhanh sạch chất xi măng hơn). Sau khi ngâm tẩy chất xi măng khoảng 3 – 4 tuần, kiểm tra độ pH nước trong hồ đạt từ 6.5 – 7.0 là thả ếch vào nuôi được. Vệ sinh, chà rửa hồ sạch sẽ, khử trùng bằng Chlorine hoặc thuốc tím trước khi thả ếch vào nuôi.
Khi thả ếch giống vào nuôi nên tiến hành lúc trời mát (sáng hoặc chiều). Cho thùng ếch vào hồ, mở nắp và tưới nước của hồ nuôi lên ếch để ếch từ từ quen dần với môi trường nước mới rồi mới thả ra hồ nuôi. Mật độ thả nuôi:
Tháng thứ nhất : 150-200 con/mét vuông.
Tháng thứ hai : 100-150 con/mét vuông.
Tháng thứ ba : 80-100 con/mét vuông
Nên khử trùng ếch bằng thuốc tím hoặc Iodine trước khi thả nuôi.
Chọn thức ăn công nghiệp dạng viên có độ đạm cao, ngoài ra, có thể cho ăn bổ sung thêm thức ăn tự nhiên (ốc bươu vàng, sâu quy, trùn quế).
Nếu sử dụng thức ăn tươi sống nên rửa sạch, luộc sơ hoặc khử trùng nhẹ trước khi cho ăn. Có 2 cách cho ăn: cho ăn trên sàn ăn hoặc rải thức ăn vào hồ. Lượng thức ăn cho ăn căn cứ theo ước tính % trọng lượng đàn ếch và theo thực tế kiểm tra trên sàn ăn. Thời gian và lượng cho ăn:
Tháng đầu (5 - 100g): 3- 4 lần ngày. Lượng thức ăn 7- 10% trọng lượng thân.
Tháng thứ 2 trở đi (100 - 250g): 2 - 3 lần ngày. Lượng thức ăn 3 - 5% trọng lượng thân
Ếch ăn mạnh vào chiều tối và ban đêm (lượng thức ăn vào chiều tối và ban đêm gấp 2 - 3 lượng thức ăn ban ngày).
Việc chăm sóc, quản lý nguồn nước trong bể cần lưu ý:
Tháng đầu, 2 – 3 ngày thay nước một lần, mực nước duy trì ở mức 20 - 30 cm để giữ cho nước ít bị ô nhiễm và nhiệt độ nước ít bị thay đổi theo nhiệt độ môi trường.
Tháng thứ hai trở đi thay nước mỗi ngày, mực nước trong bể nên khống chế ngập khoảng 2/3 thân ếch. Nên thường xuyên phun nước tưới ếch nhất là vào lúc trưa nắng. Nếu khống chế độ sâu nước 10 - 20 cm thì phải sử dụng sàn gỗ ghép, tấm nhựa nổi, bè tre… để ếch lên cạn trú ngụ.
Kiểm tra quan sát thường xuyên các hoạt động của ếch để phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp bị bệnh. Trường hợp ếch bị bệnh phải tách riêng ra khỏi hồ để điều trị. Thường xuyên bổ sung Vitamin, thuốc bổ, men tiêu hóa, thuốc kháng sinh liều nhẹ vào khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho ếch.
Sau 3 – 3,5 tháng nuôi ếch đạt trọng lượng trung bình 200g/con, có thể thu hoạch tòan bộ hoặc sau 2,5 tháng nuôi có thể tách những con lớn ra bán trước, số còn lại nuôi thêm 0,5 – 1 tháng nữa thì thu hoạch. /.
------
Viết bình luận