Bha ar P’rá Cơ Tu – Râu hâng hơnh âng đha nuôr Cơ Tu
Thứ năm, 00:00, 18/10/2018
P’rá lâng chữ xrắ nắc đoo bơr râu chr’nắp bhlâng âng c’bhúh văn hóa ty đanh; nắc đoo cr’van chr’nắp bhlâng âng acoon ma nứih. Cơnh lâng râu rơơm kiêng zư đớc lâng pa dưr đợ râu chr’nắp văn hóa ty chr’nắp âng ma nưuíh Cơ Tu, t’coóh Bhơriu Liếc, Bí thư Huyện ủy Tây Giang, tỉnh Quảng nam âi đớc đoọng lấh 14 c’moo đoọng p’zay pa chắp ch’mêệt lêy lâng xrắ pa glúh bha ar P’rá Cơ Tu. Nâu đoo nắc bêệ bha ar tr’nơợp âng đha nuôr Cơ Tu bơơn pa chắp ch’mêệt lêy z’zăng liêm ta níh cơnh nắc muy bêệ sách giáo khoa. Bêệ bha ar n’nâu dưr váih bhrợ crêê cơnh cr’noọ rơơm kiêng âng bấc ơl âng đha nuôr Cơ Tu tỉnh Quảng Nam moon la lay; dh’rứah chroi đoọng zư đớc văn hóa ty chr’nắp âng acoon cóh hêê. Pa bhlâng nắc, p’rá lâng chữ Cơ Tu vêy pr’đơợ bơơn zư đớc lâng pa dưr cóh đhr’năng cơnh xoọc đâu.

 

  Zấp t’ngay công cơnh đêếc, âi bêl doó tr’vâng, t’coóh vel Bhơriu Pô ặt cóh vel A Rấh, chr’val Lăng, chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam nắc pay cậ bêệ bha ar “ P’rá Cơ Tu” bơơn ha đớc pa liêm cóh túh pa lúh đọc. T’coóh Pố moon, cơnh lâng đoo, bha ar n’nâu chr’nắp nắc cơnh cr’van ty. Vêy bha ar P’rá Cơ Tu n’nâu âi, bh’rợ zư đớc lâng pa dưr đợ râu chr’nắp văn hóa âng đha nuôr vêy buôn lấh mơ. “Vêy bha ar n’nâu, a cu pa chắp bh’rợ pa choom lâng pa choom đoọng p’rá Cơ Tu ha pêê cán bộ ma nứih Kinh đấc pa bhrợ ooy đâu buôn bặ lấh, bh’rợ xay trúih ooy chính sách lâng pháp luật âng Đảng lâng Nhà nước buôn lấh. Đh’rứah lâng đợ râu chr’nắp âng văn hóa ma nứih Cơ Tu công bơơn zư đớc lâng pa dưr liêm lấh, loom chắp hơnh acoon ma nứih công bơơn pa dưr. Moon pa zum váih bha ar n’nâu nắc đoo râu rơơm kiêng lâng hâng hơnh âng đha nuôr Cơ Tu”.

Sở Công nghệ và Khoa học tỉnh Quảng Nam trao Bằng công nhận Công trình nghiên cứu " Sách Tiếng Cơ Tu" cho tác giả Bhơriu Liếc

L’lăm a hay, đha nuôr Cơ Tu muy vêy p’rá a năm, cắh âi vêy chữ xrặ. Đoọng u buôn ha bh’rợ p’too moon đha nuôr bhrợ cách mạng, c’moo 1956, c’bhúh chữ Cơ Tu âi dưr váih âng t’cóoh Quách Xân ( Conh A xơớp) lâng t’coóh Lê Hồng mao (Conh Ta Lăng) pa chắp ch’mêệt lêy lâng xrắ t’váih. Ch’mêệt râu chr’nắp, c’bhúh chữ Cơ Tu âng a nhi đoo n’nâu z’zăng liêm crêê, bhrợ pa dưr đhị pr’đơợ chữ phổ thông ( P’rá Việt), pa chô ooy p’rá Cơ Tu lâng c’bhúh chữ Latin. C’bhúh chữ Cơ Tu t’mêê dưr váih âi bơơn t’moọt pa choom đoọng tr’nơợp đhị muy bơr trường cóh apêê chr’hoong Nam Giang, Đông Giang lâng Tây Giang… Tước c’moo 1965, c’bhúh chữ Cơ Tu nắc âi bơơn đươi dua bhứah cóh apêê bh’rợ tr’nêng hành chính, p’too pa choom, văn hóa – văn nghệ cóh vel bhươl Cơ Tu. Pa bhlâng nắc, ta la xa nay tin “ Gung dưr” ( Vùng lên) nắc Ta la xa nay tin bơr râu p’rá Cơ Tu – Kinh tr’nơợp bơơn dưr váih. C’bhúh chữ xrắ Cơ Tu dưr váih clặ t’nil chr’nắp cóh bh’rợ pa dưr chữ lâng p’rá, zooi đha nuôr Cơ Tu bơơn năl bấc râu, năl ghít ooy cách mạng, ooy Đảng, ooy Ava Hồ. Đươi vêy cơnh đêếc, đha nuôr Cơ Tu muy loom ting Đảng, tinh Ava Hồ bhrợ cách mạng liêm choom.

N’đhơ cơnh đêếc, xang lấh 1975, chữ Cơ Tu k’dâng lêy hắt dzợ ngai k’rang tước. Lấh 10 c’moo đăn đâu, đợ apêê chắp kiêng văn hóa Cơ Tu âi p’zay pa chắp ch’mêệt lêy lâng pa dưr chữ Cơ Tu. Choom xay moon tước bhlâng nắc bha ar P’rá Cơ Tu âng Bhơriu Liếc, Bí thư Huyện ủy Tây Giang xrắ bhrợ. T’coóh Liếc moon, đhị pr’đơợ chữ Cơ Tu âi vêy l’lăm đh’rứah lâng k’rong xơợng boóp p’rá chroi đoọng âng apêê t’coóh t’ha, apêê ngai năl ghít ooy p’rá lâng văn hóa Cơ Tu đoọng bhrợ bhr’lậ pa crêê glặp lâng cr’chăl xoọc đâu. Tơợ đêếc, t’coóh bhrợ pa dưr c’bhúh chữ âng đha nuôr Cơ Tu liêm glặp lấh. Cr’noọ x’ría bhlâng nắc ng’cơnh choom đoọng đha nuôr buôn đọc, buôn xrắ lâng buôn năl bhlâng. Xang lấh 14 c’moo p’zay pa chắp ch’mêệt lêy, bha ar P’rá Cơ Tu âi dưr váih đhị râu hâng hơnh cắh cơnh âng bấc ơl acoon ma nứih Cơ Tu Cóh Quảng Nam. Anoo A lăng Aráy, Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thể thao chr’hoong Tây Giang, tỉnh Quảng Nam xay moon: “Acu pa bhlâng bhui harr bêl bha ar P’rá Cơ Tu âng a dêy Liếc âi bơơn xrắ pa glúh. Tơợ ha nua, a cu âi ting xơợng apêê t’coóh t’ha moon ma nứih Cơ Tu hêê vêy chữ, n’đhang a cu cắh âi năl xrắ năl đọc chữ Cơ Tu. P’rơơm tơợ đâu a tốh, bê; bha ar P’rá Cơ Tu n’nâu nắc đha nuôr Cơ Tu vêy choom đọc, choom xrắ chữ âng hêê. Đh’rứah lâng chroi đoọng zư đớc văn hóa Cơ Tu moon pa zum”.

P’căn Lê Thủy Trinh, Phó Giám đốc Sở Khoa học lâng Công nghệ tỉnh Quảng Nam xay moon, Hội đồng ch’mêệt lêy xay moon pa bhlâng dal ooy bh’rợ n’nâu. Bh’rợ n’nâu pa cắh râu lứch loom luônh công cơnh râu k’rong pa zum apêê bha ar pa tơ bấc ơn lâng choom chắp đươi. “Nâu đoo nắc muy bh’rợ âi chroi đoọng zư đớc, pa dưr P’rá Cơ Tu công cơnh văn hóa ty chr’nắp âng ma nứih Cơ Tu. nắc muy bh’rợ liêm choom ha pêê cơ quan lâng Sở Giáo dục, Đào tạo; Sở Nội vụ n’đhơ apêê chr’hoong vêy đươi dua p’rá Cơ Tu cóh vel đong tỉnh, choom pay bhrợ đoọng pa choom p’rá Cơ Tu. Đhị đêếc nắc vêy chroi đoọng zư đớc lâng pa dưr p’rá Cơ Tu cóh cr’chăl hay”.

Bha ar P’rá Cơ Tu âng Bhơriu Liếc xrắ bhrợ nắc muy chu cớ clặ t’nil muy bhr’dzang lướt chr’nắp cóh bh’rợ pa dưr p’rá, chữ xrắ moon la lay lâng văn hóa ty chr’nắp âng acoon cóh Cơ Tu moon pa zum. Nâu đoo nắc cắh muy bh’rợ pa chắp ch’mêệt lêy khoa học, cơnh lâng đha nuôr Cơ Tu nắc đoo pa zêng râu hâng hơnh, pa zêng râu bh’riêl g’lăng, z’hai t’bách chr’nắp cắh cơnh./.

 

Sách Tiếng Cơ Tu –

Niềm tự hào của đồng bào Cơ Tu

                                                                   Alăng Lợi

Tiếng nói và chữ viết là hai thành tố quan trọng nhất của vốn văn hóa truyền thống; là tài sản vô giá của dân tộc.Với mong muốn gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Cơ Tu, ông Bhơriu Liếc, Bí thư Huyện ủy Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã dành hơn 14 năm dày công nghiên cứu và xuất bản cuốn sách Tiếng Cơ Tu. Đây là cuốn sách đầu tiên của đồng bào Cơ Tu được nghiên cứu tương đối bài bản như  sách giáo khoa để giảng dạy. Cuốn sách này ra đời đáp ứng được sự mong mỏi của đông đảo bà con Cơ Tu tỉnh Quảng Nam; đồng thời góp phần gìn giữ, bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc. Đặc biệt, ngôn ngữ Cơ Tu có cơ hội lưu giữ và phát triển trong xu thế xã hội phát triển hiện nay.

  Ngày nào cũng vậy, cứ lúc nào rảnh tay, già làng Bhơriu Pố ở thôn A Rấh, xã Lăng, huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam lại lấy cuốn sách “Tiếng Cơ Tu” được cất kỹ trong tủ ra đọc. Già Pố bảo, đối với ông, cuốn sách này như một gia tài vô giá. Có sách Tiếng Cơ Tu này rồi, việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. “Có sách này rồi, tôi nghĩ việc dạy và học tiếng Cơ Tu cho các cán bộ người Kinh sẽ dễ dàng hơn, việc tuyên truyền về chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước dễ dàng hơn. Đồng thời những giá trị văn hóa dân tộc Cơ Tu cũng theo đó sẽ được bảo tồn, gìn giữ và phát triển hơn, lòng tự hào dân tộc sẽ khơi dậy. Nói chung sách này ra đời là điều mong mỏi và niềm tự hào của đồng bào Cơ Tu.

Trước đây, đồng bào Cơ Tu chỉ có tiếng nói, chưa có chữ viết. Để thuận lợi cho việc tuyên truyền, vận động bà con  làm cách mạng, năm 1956, hệ thống chữ Cơ Tu ra đời do ông Quách Xân (Conh A Xơớp) và ông Lê Hồng Mao (Conh Ta lăng) nghiên cứu, biên soạn. Về cơ bản, hệ thống chữ Cơ Tu của hai ông tương đối hoàn chỉnh, xây dựng trên cơ sở chữ cái phổ thông (tiếng Việt), phiên âm ra tiếng Cơ Tu bằng hệ chữ Latin. Hệ thống chữ Cơ Tu vừa ra đời đã được đưa vào giảng dạy thử nghiệm tại một số trường ở các huyện Nam Giang, Đông GiangTây Giang... Đến năm 1965, hệ thống chữ Cơ Tu cơ bản đạt yêu cầu và được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động hành chính, tuyên truyền giáo dục, văn hóa – văn nghệ ở cộng đng người Cơ Tu. Đặc biệt, tờ tin “ Gung dưr” (Vùng lên) là Tờ tin in song ngữ Cơ Tu – Kinh đầu tiên được ra đời. Hệ thống chữ viết Cơ Tu ra đời đánh dấu bước ngot lịch sử trong việc phát triển ngôn ngữ, giúp đồng bào Cơ Tu mơ mang kiến thức, hiểu biết về cách mạng, về Đảng, về Bác Hồ. Nhờ đó, đồng bào Cơ Tu một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ làm cách mạng thắng lợi.

Tuy nhiên, sau 1975, chữ Cơ Tu hầu như ít ai quan tâm đến. Hơn 10 năm gần đây, những người có tâm huyết, yêu văn hóa Cơ Tu đã dày công nghiên cứu và khôi phục chữ viết Cơ Tu. Nổi bật nhất là cuốn sách Tiếng Cơ Tu của tác giả Bhơriu Liếc, Bí thư Huyện ủy Tây Giang. Ông Liếc chia sẻ, trên cơ sở chữ viết Cơ Tu trước đây cùng với việc thu thập các ý kiến của các già làng, nghệ nhân, những bậc tiền bối và những người am hiểu về tiếng nói và văn hóa Cơ Tu để cải tiến, cải biên cho phù hợp với thời đại. Từ đó, ông xây dựng hệ thống chữ cái của đồng bào Cơ Tu hoàn thiện hơn. Mục đích cuối cùng là làm sao làm sao để bà con dễ đọc, dễ hiểu và dễ viết nhất. Sau hơn 14 năm dày công tìm tòi, nghiên cứu, cuốn sách Tiếng Cơ Tu đã ra đời trong niềm hân hoan và tự hào của bao người con Cơ Tu ở Quảng Nam. Anh A lăng ARáy, Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thể thao huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam thổ lộ:Tôi rất vui và tự hào khi sách Tiếng Cơ Tu của mình được ra đời. Từ nhỏ tôi đã từng nghe các cụ bảo người Cơ Tu mình có chữ viết, nhưng đến giờ, tôi chỉ biết nói chứ chưa biết đọc và viết chữ Cơ Tu. Hy vọng khi có sách Tiếng Cơ Tu này, bà con Cơ Tu sẽ biết đọc và viết chính chữ viết của mình. Đồng thời góp phần gìn giữ và bảo tồn ngôn ngữ Cơ Tu nói riêng và văn hóa dân tộc Cơ Tu nói chung.

Bà Lê Thị Thủy Trinh, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam nhận định, Hội đồng thẩm định đánh giá rất cao về công trình này. Công trình thể hiện tâm huyết cũng như sự thu thập tài liệu, tư liệu phong phú và đáng tin cậy. “Đây là một công trình đã góp phần bảo tồn, phát triển Tiếng Cơ Tu cũng như là văn hóa truyền thống của người Cơ Tu là một công trình tham khảo có ích cho các cơ quan và sở Giáo dục đào tạo; Sở Nội vụ hay các huyện có sử dụng tiếng Cơ Tu trên địa bàn tỉnh có thể sử dụng để học Tiếng Cơ Tu; qua đó sẽ góp phần giữ gìn và phát triển tiếng Cơ Tu trong thời gian đến.

Cuốn sách Tiếng Cơ Tu của tác giả Bhơriu Liếc ra đời đánh dấu một bước ngoặt trong phát triển ngôn ngữ nói riêng và văn hóa truyền thống của dân tộc Cơ Tu nói chung. Đây không chỉ là một công trình nghiên cứu khoa học mà với đồng bào Cơ Tu là cả một niềm tự hào, cả một kho tàng tri thức vô giá./.

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC