Cóh pazêng c’moo đăn đâu, bh’rợ băn c’roóc cóh k’tiếc k’ruung hêê dưr váih k’rơ. Hân đhơ cơnh đêếc, pazêng pr’loọng đong nắc lứch bhrợ bh’rợ băn la léh ma muúch, nắc đợ rau liêm choom cắh lấh bấc. Cóh t’ruíh: Jưn jứah xay moon h’cơnh choom bhrợ cha bêl đâu, xay truíh tước ooy đhanuôr muy bơr rau bh’rợ bha lâng cóh bh’rợ băn c’roóc pay lêệ liêm choom tơợ bh’rợ prá xay lâng t’coóh A Nin, đhanuôr Giẻ - triêng, trưởng c’bhúh pr’loọng đong băn c’roóc đhị cr’noon Lao Mưng, chr’val Phước Xuân, chr’hoong da ding k’coong Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Ting cơnh t’coóh A Nin, đoọng băn c’roóc liêm choom, đhanuôr nắc n’năl ghít bh’rợ bha lâng cóh bh’rợ lêy pay m’ma, kỹ thuật băn lâng bh’rợ zâl cha groong pr’lúh…
Tr’nơớp đhanuôr ch’mêết lêy ooy bh’rợ lêy pay m’ma: Đhanuôr bêl lêy pay m’ma nắc ch’mêết lêy ooy a chắc âng c’roóc liêm, da dơơl ga mắc, ta đhưa ga mắc, u đhậu. Lâng c’roóc đoọng băn l’mặ nắc lêy pay đợ c’roóc vêy n’hang ga mắc.
C’rol công nắc bh’rợ đhanuôr choom k’rang bhrợ liêm: Đoọng nhâm mâng c’roóc choom váih, bêl băn nắc lêy bhrợ liêm c’rol. Đhanuôr bhrợ têng liêm ghít bh’rợ cóh hân noo ha ót nắc c’rol céch, hân noo ch’noọng nắc l’thai. Bhrợ têng đhị đhăm k’tiếc dal lâng vêy g’roong lái cóh toor c’rol đoỌng zâl r’rooi, k’gơu… Cum nắc griing, doọ c’tiêr lâng nắc đớp ta tấp m’bứi đoọng đác choom hooi: T’coóh A Nim prá: “Bhrợ têng ch’ngai đong k’dâng tơợ 10 tước 25 mét. Dal ooy xr’pợ nắc dal nắc mơ a tốh a năm đoọng đác doọ choom chêếh ooy c’rol. Cắh ơy vêy zên đoọng bhrợ c’rol nhâm mâng nắc tếch n’loong tơợ crâng chô bhrợ, cóh ha y chroo nắc bhrợ liêm lấh mơ, bhrợ cum đớp ta tấp m’bứi muy n’đắh đoọng đác choom hooi, êế c’roóc loong. Chr’na đoọng ha c’roóc nắc pazêng bhơi goóh, bhơi t’mêê lâng a rong…”
Xoọc đâu, vêy bơr cơnh bh’rợ băn c’roóc bha lâng nắc p’lóh băn lứch lâng bh’rợ n’jứah p’lóh băn n’jứah băn cóh c’rol. Ha dang đhanuôr ắt đhị zr’lụ vêy đhăm k’tiếc ga mắc, bhơi liêm, nắc choom p’lóh c’roóc tơợ 8- 10 tiếng đồng hồ cóh muy t’ngay, đoọng bơơn cha pazêng rau bhơi xấc lâng doọ bil bấc g’lêếh c’rơ lướt bơơn bhơi. Buôn nắc muy t’ngay c’roóc cha tơợ 20- 25 kg bhơi t’mêê nắc liêm choom. Cóh đhr’năng băn c’roóc cóh zr’lụ cắh vêy đhăm k’tiếc bhứah, nắc pr’zớc n’jứah p’lóh băn cóh bhươn lâng cóh c’rol. Lâng bh’rợ n’nâu, c’roóc vêy ta p’lóh đhị đhăm k’tiếc k’dâng 4 tiếng đồng hồ cóh muy t’ngay. Ha mơ dợ nắc lướt bơơn bhơi đoọng ha c’roóc cha đhị c’rol.
T’coóh A Nin công xay moon ghít: đh’rứah lâng bh’rợ bhrợ nhâm mâng bh’rợ zư lêy chr’na bấc ơl, bêl băn c’roóc, đhanuôr nắc nhâm mâng vêy zập đác ộm, tu rau đâu nắc muy cóh pazêng rau bha lâng crêê tước ooy đhr’năng dưr ga mắc âng c’roóc. Ting cơnh a noo A Nin, băn zư c’roóc nắc bh’rợ chr’nắp cóh bh’rợ băn c’roóc pay lêệ, rau bha lâng đhị rau dưr váih âng c’roóc… Lấh n’nắc nắc dợ ng’họm ha c’roóc cóh zập t’ngay, ch’mêết lêy ghít ooy bh’rợ ng’họm đác cóh zập t’ngay, zâl đhr’năng puýh páih cóh hân noo ch’noọng, zâl cha kêết đoọng ha c’roóc cóh hân noo ha ót, đoọng ộm zập đác, sạch… T’coóh A Nin xay moon kinh nghiệm băn zư c’roóc: “Cóh hân noo n’nâu, azi pay bạt za đâl đoọng ha c’roóc. N’jăng nắc đhanuôr cóh đâu cắh vêy, tu bhrợ ha roo ha rêê ch’ngai nắc cắh vêy n’jăng đoọng ha c’roóc cha, nắc cr’dua manuýh lướt bơơn bhơi đoọng ha c’roóc. Pleng k’tiếc xơớt goóh nắc p’lóh cóh toor đong, đoọng têy dzung c’roóc k’rơ, ha dang đanh ng’crol cóh c’rol nắc buôn liệt. Kinh nghiệm cóh bêl ahay công cơnh đêếc, crol muy đhị nắc cắh vêy u crêê ha c’roóc, đoo bêl boo ngân nắc ng’crol. Azi p’loóh c’roóc tơợ 7 giờ 30, 8 giờ đoọng doọ dợ vêy đh’lúc cóh axậ đoọng ha c’roóc cha, buôn váih gur, cắh crêê ha c’roóc. Đương tước bêl pleng goóh nắc choom p’lóh.”
Đhanuôr lâng pr’zớc ch’mêết lêy bh’rợ zâl pr’lúh đoọng ha c’roóc, zư c’rol liêm sạch; t’bhlâng lêệng c’chêết a mó, cha đhe, k’gơu buôn pa trơơi pr’lúh cóh zr’lụ băn c’roóc, ta luôn ch’mêết lêy c’roóc bêl n’léh váih rau cắh liêm crêê.
Đhanuôr lâng pr’zớc bhrợ têng liêm choom bh’rợ tiêm phòng, bhrợ đoọng ha c’roóc mặ zâl pr’lúh tụ huyết trùng, bhíh buunh boóp tr’ploóc chr’coóp… đhị đêếc cậ, đhanuôr zâl gur ha c’roóc.
Cơnh đêếc, kiêng băn c’roóc pay lêệ chô đơơng bấc rau liêm choom ooy kinh tế, đhanuôr nắc n’năl muy bơr rau xa nay bha lâng lâng bhrợ têng crêê cơnh kỹ thuật n’tếh đoọng vêy đợ rau liêm choom ooy kinh tế bấc lấh mơ.
KỸ THUẬT CHĂN NUÔI BÒ THỊT
----------
(CTV Ngọc Diệp+ Ngọc Luýt)
Trong những năm gần đây, chăn nuôi bò thịt ở nước ta đang có xu hướng phát triển mạnh. Tuy nhiên, hầu hết các gia đình đều áp dụng hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ nên chưa đạt hiệu quả cao. Tiết mục “ Cùng nhau bàn cách làm ăn” hôm nay thông tin đến bà con một vài kỹ thuật cơ bản trong chăn nuôi bò thịt cho hiệu quả cao qua trao đổi với ông A Nin, dân tộc Giẻ- triêng, Nhóm Trưởng nuôi bò nhóm hộ ở thôn Lao Mưng, xã Phước Xuân, huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam.
Theo ông A Nin, để chăn nuôi bò đạt được năng suất cao, bà con cần nắm vững những nguyên tắc cơ bản như cách chọn giống, kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc và vệ sinh phòng bệnh…
Đầu tiên bà con cần chú ý đến việc chọn giống: Bà con khi chọn giống bò cần chọn những con có ngoại hình đẹp, thân hình chữ nhật (mông nở, vai nở, ngực sâu). Đối với bò phế canh chọn nuôi vỗ béo cần phải có bộ khung xương to vững chắc.
Chuồng trại cũng là việc bà con cần đặc biệt quan tâm: Để đảm bảo sức khỏe cho bò, trong quá trình chăn nuôi, cần chú ý đến hệ thống chuồng trại. Bà con cần hướng tới mục tiêu đông ấm, hè mát để thiết kế chuồng sao cho phù hợp. Xây dựng nơi cao ráo, thoáng mát và có màng lưới bao xung quanh chuồng để chống ruồi, muỗi và các côn trùng khác xâm nhập. Nền chuồng phải cứng, không trơn trượt và có độ dốc để dễ thoát nước. Ông A Nin chia sẻ thêm:“Làm cách xa nhà khoảng từ 10 đến 25 mét. Chiều cao thì có độ cao để mưa không tạt vào chuồng bò. Chưa có điều kiện thì làm sơ sài chặt cây rừng, tương lai đến sẽ làm khác hơn, làm cho nền nghiêng qua một bên để dễ dội, cho phân trôi qua một bên. Nguồn thức ăn chủ yếu của bò gồm các loại cỏ tươi, rơm rạ, cỏ khô, thức ăn xanh thô và củ, quả…”
Hiện nay, có hai hình thức nuôi bò cơ bản là chăn thả toàn diện và bán chăn thả. Nếu bà con ở khu vực có đất rộng, cỏ tốt, có thể thả bò trên bãi khoảng 8-10 tiếng/ngày, giúp tận dụng nguồn thức ăn tươi mà không tốn sức cắt và vận chuyển về chuồng. Thường mỗi ngày bò bổ sung được khoảng 20-25 kg cỏ tươi là tốt nhất. Trong điều kiện chăn nuôi bò ở những nơi ít bãi chăn, bà con cần áp dụng hình thức bán chăn thả. Với hình thức này, bò sẽ được thả trên bãi khoảng 4 tiếng/ ngày. Còn lại, bà con sẽ phải kiếm thức ăn bổ sung tại chuồng nuôi.
Ông A nin cũng lưu ý tới bà con: Cùng với việc chuẩn bị nguồn thức ăn, bà con cần chú ý đảm bảo nguồn nước uống vì đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của bò. Theo ông A Nin, nuôi dưỡng chăm sóc là khâu quan trọng trong chăn nuôi bò thịt, nó quyết định đến sự phát triển của đàn bò... Ngoài ra bà con cần tắm chải cho bò hàng ngày, chú ý chống nóng về mùa hè, chống rét về mùa đông, cung cấp nước uống đầy đủ, sạch sẽ… Ông A Nin chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc bò:“Vào mùa này, chúng tôi tập trung bạt để che lại cho bò. Rơm thì bà con ở đây không có, do làm lúa rẫy ở xa không có rơm để tủ cho bò được, cho bò ăn ở trong chuồng, phân công đi chặt cây cỏ cho bò ăn. Thời tiết ráo ráo thì thả quanh cho bò đi để khỏe chân tay, nếu nhốt trong chuồng thì cũng dễ bị liệt. Kinh nghiệm hồi xưa cũng vậy, nhốt một chỗ thì không tốt cho bò, chỉ khi nào mưa quá mới nhốt lại. Mình thả bò ra khỏi chuồng trong khoảng thời gian 7h30, 8h để sương tan bớt, sớm quá thì sương còn đọng ở lá thì bò ăn dễ bị nhiễm giun, không tốt cho bò. Đợi trời ráo thì mới thả bò ra.”
Bà con cũng cần chú ý tới việc vệ sinh phòng bệnh cho bò; giữ khu vực chuồng bò luôn được sạch sẻ; tích cực diệt chuột, dán, ve, ruồi muỗi có thể truyền bệnh vào khu vực chăn nuôi bò; thường xuyên kiểm tra theo dõi đàn bò khi có dấu hiệu biểu hiện không bình thường cần can thiệp ngay.
Bà con cũng cần thực hiện tốt lịch tiêm phòng, giúp bò chống lại các loại bệnh phổ biến như tụ huyết trùng, lở mồm long móng,… Bên cạnh đó, bà con cần tẩy giun cho bò thường xuyên.
Như vậy, muốn chăn nuôi bò thịt đem lại lợi ích kinh tế, bà con cần nắm chắc một số vấn đề cơ bản và làm tốt những yêu cầu kỹ thuật như trên. Điều này sẽ quyết định đến thành công chăn nuôi bò thịt và cho hiệu quả kinh tế cao.
Chúc bà con thành công./.
Viết bình luận