Bh’rợ bhrợ cha âng t’coóh Hồ Văn Mong.
Thứ hai, 00:00, 05/10/2015

T’coóh Hồ Văn Mong manuýh acoon cóh Ca Dong ắt cóh chr’val Trà Mai, chr’hoong Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam nắc vêy bấc ngai n’năl tước lâng bh’rợ pa dưr kinh tế liêm choom. Bh’rợ kinh tế âng đoo cắh muy bhrợ đoọng ha díc điêl đoo băn 9 cha nắc k’coon cha học, ting n’nắc xoọc đâu kinh tế âng pr’loọng đông đoo nắc liêm choom bhlâng cóh chr’hoong. PV Kim Cương vêy bha ar xrặ ooy bh’rợ bhrợ pa dưr kinh tế âng t’cooh Hồ Văn Mong, đhanuôr lâng pr’zớc đương xơợng.

 Công cơnh bấc apêê ta đhâm c’mor đhanuôr Ca Dong cóh chr’hoong Trà My cóh xoọc ahay ( c’moo 2003 chr’hoong Trà My tr’pác 2 chr’hoong Bắc Trà My lâng Nam Trà My), lang p’niên âng t’coóh Hồ Văn Mong công đoọng g’lêếh c’rơ ha bh’rợ đương zúp zooi ha bh’rợ zâl arọp a bhuy. C’moo 1975, k’tiếc k’ruung vêy ta pa chô ađoo văl chô ooy vel đông bhrợ cán bộ chr’val Trà Mai. Tơợ bêl bơơn k’điêl lâng vêy 9 cha nắc k’coon, pr’ắt tr’mông âng đoo zr’nắh k’đháp pa bhlâng. Lâng đợ zên lương cán bộ âng 2 díc điêl, lâng đợ ha rêê âng 2 díc điêl t’bhlâng bhrợ têng công cắh zập ch’néh ch’na đoọng ha pr’loọng đông đươi. Apêê k’coon ting t’ngay dưr pậ banh, đh’rứah lâng bh’rợ lướt học, bhrợ ha đoo k’noọ nắc bhrợ têng cơnh ooy đoọng pa dưr kinh tế k’rơ lấh mơ. T’coóh Hồ Văn Mong xay moon cr’noọ âng đay.

Acu k’noọ, ha dang đhơ lo bhrợ ha rêê nắc cắh choom dưr k’van. Tu tơợ ahay tước nâu cơy đhanuôr acoon cóh ắt mamông nắc đươi bấc ooy ha rêê đhuốch nắc cắh vêy ngai choom dưr k’van. Cóh nâu cơy nắc cắh choom dưr k’van tơợ ha rêê đhuốch. Acu k’noọ kiêng xăl pr’ắt tr’mông nắc xăl bhrợ bh’rợ cơnh lơơng, cơnh băn bấc a ọc, băn a tứch, muy p’nong bơơn pay pa chô m’bứi nắc công nhâm mâng lấh mơ. Ha dợ đhơ lo bhrợ ha rêê, c’moo đâu bhrợ đhị đâu, c’moo tốh bhrợ đhị tốh nắc kinh tế cắh nhâm mâng.

K’noọ nắc bhrợ, cắh vêy zên pr’loọng đông t’coóh Mong văn zên n’đắh chính sách zúp zooi đhanuôr bhrợ cha, k’rong chóh t’nơơm quế Trà My k’dâng 3 hecta, chóh bhơi băn c’roóc, pếch a bóc băn axiu, băn 1 p’nong a ọc căn lâng 2 p’nong a ọc conh đoọng bhrợ m’ma, bhrợ têng p’xoọng 2 hân noo ruộng lâng ha rêê, ting n’nắc chóh pazêng rau chr’nóh chr’bêết đoọng đươi dua cóh pr’loọng đông lâng pa câl đoọng vêy zên. Đhị đêếc cậ, t’coóh Mong công ta luôn chêếc n’năl bh’rợ bhrợ têng kinh tế liêm choom n’lơơng đoọng chóh bhrợ têng lêy cơnh băn a ọc crâng, băn tr’pai. Chêếc n’năl ooy kỹ thuật zư lêy t’nơơm chr’nóh, bh’năn băn tơợ pazêng lớp pa choom âng ngành nông nghiệp chr’hoong, báo, đài… đoọng chêếc n’năl p’xoọng.

Xang đợ rau zr’nắh k’đháp cóh tr’nơớp, tước nâu cơy bh’rợ kinh tế zazum âng pr’loọng đông t’coóh Mong nắc nhâm mâng lâng dưr váih liêm choom bhlâng. Xang 5 c’moo, bhươn quế Trà My âng đoo công tơớp choom ng’pay pa chô. Zập c’moo t’nơơm quế Trà My pay pa chô 2 chu ( loọ n’căr) pay pa chô lấh 50 ức đồng, c’roóc k’zệt p’nong, zập c’moo pa câl tơợ 2 – 3 p’nong bơơn mơ 15- 20 ức đồng cóh muy c’moo, a ọc zập c’moo pa câl 2 rúuh, muy rúuh tơợ 4 – 5 p’nong, pác lơi zên băn nắc công dzợ bơơn pay pa chô 10 ức đồng, p’lêê, p’coo r’véh r’đoọng công chô đơơng ta luôn thu nhập ha pr’loọng đông. Đhanuôr cóh cr’noon công bhui har vêy kinh nghiệm âng đoo đoọng ting lêy bhrợ. Pr’căn Nguyễn Thị Xuân Reng – Tổ trưởng Hội Nông dân tổ 4, chr’val Trà My, chr’hoong Nam Trà My bhui har prá:

Tơợ bêl ahay tước nâu cơy t’coóh Mong ta luôn nắc manuýh pa choom bh’rợ bhrợ cha đoọng ha đhanuôr. Đoo bhêl họp tổ, họp cr’noon ađoo ta luôn ta đang moon đhanuôr ta luôn pa dưr pr’ắt tr’mông, nắc bhrợ têng cơnh ooy đoọng pr’loọng đông vêy thu nhập cơnh băn a ọc, băn c’roóc, chóh r’véh r’đoong… cắh muy cơnh đêếc, a đoo nắc dzợ muy cóh pazêng pr’loọng đông bha lâng cóh bh’rợ zúp zooi đhanuôr ooy m’ma a ọc, a tứch… chêếc ta moóh lêy bêl đhanuôr jéh k’ăy.

Lâng bh’rợ bhrọ kinh tế liêm choom âng đay, díc điêl t’coóh Hồ Văn Mong nắc công nhâm loom ooy kinh tế âng pr’loọng đông. 9 cha nắc k’coon công ơy tốt nghiệp đại học, cao đẳng apêê trường. Xoọc đâu ơy vêy 6 cha nắc ơy lướt bhrợ cán bộ cóh chr’hoong, dzợ 3 cha nắc k’coon xoọc lướt học ( 2 cha nắc đại học lâng 1 ra văng thi đại học). k’noọ cớ đợ t’ngay c’xêê pa bhrợ zr’nắh k’đháp, ađoo nắc công haanh déh ooy rau bh’nơơn bh’rợ âng đay ơy choom bơơn bhrợ. Rau haanh déh âng đoo nắc ơy zúp zooi vel đông xăl ooy cr’noọ bh’rợ tơợ pazêng bh’nơơn bh’rợ âng đoo bơơn bhrợ. T’coóh Hồ Văn Mong prá:

Nâu cơy nắc ch’mêết lêy bhrợ ting cơnh khoa học kỹ thuật. Lang ta đhâm c’mor nâu cơy nắc bơơn lêy, học công ting t’ngay đươi dua khoa học kỹ thuật. Nâu cơy nắc vêy bấc pr’đơợ liêm buôn lấh mơ ahay, đhanuôr nắc công n’năl xăl chr’nóh chr’bêết, bh’năn băn đoọng pa dưr kinh tế, cơnh bhrợ zr’lụ b’băn… K’van k’bhộ bhlâng nắc cắh pân moon nắc pa châng lâng pr’ắt tr’mông âng đhanuôr l’lăm ahay nắc công bấc rau tr’xăl liêm choom. Đươi kỹ thuật ooy bh’rợ bhrợ kinh tế n’jứah nắc vêy rau cha, vêy rau đớc. pr’loọng đông công câl zập pr’đươi cơnh xe máy, ti vi, tủ chriết, vi tính ng’moon zazum nắc zập ặ

 

CÁCH LÀM KINH TẾ CỦA ÔNG HỒ VĂN MONG

           

Ông Hồ Văn Mong người dân tộc Ca Dong ở xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam được nhiều người biết đến với mô hình phát triển kinh tế hiệu quả. Mô hình kinh tế của ông không những giúp vợ chồng ông nuôi 9 người con ăn học, thành đạt mà hiện kinh tế gia đình cũng thuộc hàng khá trong huyện. PV Kim Cương có bài viết về cách làm kinh tế của ông Hồ Văn Mong, mời bà con và các bạn cùng nghe.

             Cũng như bao thanh niên dân tộc Ca Dong ở huyện Trà My lúc bây giờ ( năm 2003 huyện Trà My tách thành 2 huyện Bắc Trà My và Nam Trà My), tuổi trẻ của ông Hồ Văn Mong cũng cống hiến cho công việc hậu phương phục vụ cho chiến trường. Năm 1975, đất nước thống nhất ông trở về địa phương làm cán bộ xã Trà Mai. Từ khi lập gia đình với 9 người con lần lượt ra đời, kinh tế gia đình ông trở nên khó khăn chật vật mọi bề. Với đồng lương cán bộ của 2 vợ chồng, vài cái rẫy 2 vợ chồng dày công làm lụng vẫn không đảm bảo đủ lương thực cho gia đình. Các con ngày càng lớn, cùng với nhu cầu học tập càng cao, buộc ông phải suy nghĩ làm sao có thể phát triển kinh tế khá hơn. Ông Hồ Văn Mong chia sẽ những suy nghĩ của mình trong những ngày đầu:

            Tôi nghĩ, nếu cứ bám vào rẫy thì không thể phát triển được. Vì từ trước đến giờ người đồng bào người ta sống bám vào rẫy có thấy ai giàu có đâu. Thời đại ngày càng tiến bộ như bây giờ không thể phát triển bằng việc làm rẫy được. Tôi nghĩ rằng muốn thay đổi cuộc sống thì phải chuyển sang làm cách khác như nuôi nhiều heo, nuôi gà mỗi con lời 1 ít cũng được nó ổn định hơn. Chứ làm rẫy năm nay làm chổ này, năm sau làm chổ kia kinh tế bấp bênh lắm, không ổn định.

            Nghĩ là làm, không có vốn gia đình ông Mong mạnh dạn vay nguồn vốn chính sách hỗ trợ cho nông dân sản xuất, đầu tư trồng cây quế Trà My khoảng 3ha, trồng cỏ nuôi bò, đào ao thả cá, nuôi 1 con heo nái và 2 con đực giống để làm giống, thêm 2 vụ ruộng và rẫy, đồng thời tăng gia trồng các loại rau, củ, quả để phục vụ nhu cầu cho gia đình và bán kiếm thêm đồng ra đồng vào. Bên cạnh đó, ông Mong cũng thường xuyên tìm hiểu các mô hình kinh tế có hiệu quả khác để làm thử nghiệm như nuôi heo rừng lai, nuôi thỏ. Thu thập tài liệu về tập kỹ thuật chăm sóc cây trồng, con vật nuôi từ các lớp tập huấn của ngành nông nghiệp huyện, báo, đài…để tìm hiểu thêm.

             Sau những khó khăn ban đầu gặp phải, đến nay mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình ông Mong đã dần ổn định và khá lên trông thấy. Sau 5 năm, vườn cây quế Trà My của ông cũng bắt đầu cho thu nhập. Mỗi năm, cây quế Trà My thu hoạch 2 lần (lột vỏ) thu về bình quân trên 50 triệu đồng, đàn bò hàng chục con gia đình bán tỉa dần mỗi năm vài con cũng được 15-20 triệu đồng/năm, đàn lợn mỗi năm suất chuồng 2 lứa, mỗi lứa từ 4-5 con trừ các chi phí cũng trên dưới 10 triệu đồng, các sản phẩm cây trái, rau quả vườn nhà cũng là một nguồn thu nhập thường xuyên cho gia đình…Bà con thôn, xóm cũng vui mừng có được những kinh nghiệm thực tiễn của ông để về áp dụng làm theo. Bà Nguyễn Thị Xuân Reng – Tổ Trưởng Hội Nông dân tổ 4, xã Trà Mai, huyện Nam Trà My phấn khởi cho biết:

Từ trước đến giờ ông Mong luôn là người rất nhiệt tình bày vẻ, hướng dẫn cách làm ăn cho bà con. Những khi họp tổ, họp thôn ông luôn vận động bà con, thời buổi phát triển “chân lấm tay bùn” mãi cũng không được, phải làm cách nào đó để có thu nhập cho gia đình như nuôi heo, nuôi bò, trồng rau củ quả gì đó... Không những thế, ông cũng là một trong những hộ đi đầu trong việc giúp bà con về con giống heo, gà… thăm hỏi bà con khi dau ốm….

            Với cách làm kinh tế hiệu quả của mình, vợ chồng ông Hồ Văn Mong một phần nào yên tâm với kinh tế gia đình. 9 người con cũng lần lượt tốt nghiệp đại học, cao đẳng các trường. Hiện đã có 6 người con đi làm cán bộ ở huyện, còn 3 người con đang đi học ( 2 đứa đại học và 1 đứa chuẩn bị thi đại học). Nghĩ lại những tháng ngày lao động vất vả, ông cảm tự hào với những thành quả của mình đạt được. Cái tự hào của ông đơn giản đã giúp đồng bào quê ông thay đổi nhận thức từ những thành quả mà ông đạt được. Ông Hồ Văn Mong cho biết:

             Bây giờ mình phải bám theo khoa học kỹ thuật. Thế hệ trẻ bây giờ được ăn học cũng dần biết cách áp dụng kỹ thuật rồi. Thời buổi bây giờ có nhiều điều kiện hơn trước đây nhiều, bà con nhìn thấy được cũng chuyển đổi cây trồng, con vật nuôi phát triển kinh tế như làm trang trại, chăn nuôi… Giàu có thì không dám nói nhưng so với cuộc sống đồng bào trước đây thấy cũng phát triển hơn hẳn. Áp dụng kỹ thuật vào làm kinh tế vừa có của ăn có của để. Nhà cửa cũng sắm sửa đầy đủ như xe máy, tivi, tủ lạnh, vi tính nói chung là đầy đủ./.

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC