Hâu tu hr’lêêng đac buôn cr’đơơng tươc căh ma mông?
Hr’lêêng đac năc đhr’năng đac moot ooy c’lâng pr’hơơm bhrợ căh zâp oxy lâng bhrợ ha a chăc a rang căh choom p’gơt.
- Apêê đoo dap lêy dâng 4/5 đhr’năng hr’lêêng đac năc coh xooh vêy đac lâng 1/5 mơ dzợ năc căh ma mông n’đhang xooh căh vêy đac.
- Hâu tu vêy đhr’năng hr’lêêng đac năc ch xooh căh vêy đac năc tu ma nưih căh choom bh’luôh clêch p’jơh coh đac, a đoo n’năc ca pân bhrợ a chăc a rang rối loạn lâng clêch, r’ră mr’loọng lâng khó quản crêê u k’đêêng bhrợ ha ma nưih n’năc căh choom p’hơơm cr’đơơng tươc căh zâp oxy ooy a bôc lâng l’ngăt. Tơợ tr’lăp mr’loọng crêê ta k’đêêng tu cơnh đêêc đac căh choom moot ooy xooh. Năc đoo công bơơn moon năc hr’lêêng đac.
Tu cơnh đêêc bêl lum đhr’năng hr’lêêng đac năc choom đơơh xay bhrợ, đơơh pa hi hơ c’lâng pr’hơơm.
Bh’rợ cấp cứu đhị đêêc
Bh’rợ n’nâu năc choom bhrợ đơơh hân, crêê c’lâng xa nay cơnh lâng cr’noọ xa nay cấp cứu năc bhrợ pa hi hơ c’lâng pr’hơơm lâng đơơng đoọng oxy ha ma nưih hr’lêêng.Tu cơnh đêêc, bh’rợ tr’nơơp năc choom đơơng âng ma nưih hr’lêêng dzooc ooy coh:
- T’bêch đơc p’niên đhị gooh, đh’hi đhí. Ha dang p’niên l’ngăt, năc ch’mêêt lêy vêy dzợ u p’hơơm căh. Ha dang đha đhưa lêy u ta tâng năc pniên păt pr’hơơm; Plong ooy boop lâng boop 2 chu k’zih. Ha dang xang lâh n’năc p’niên công căh âi choom p’hơơm căh câ dzợ bhrộ bhrong lâng l’ngăt năc lêy cơnh da dul công păt, năc choom cha đị đha đhưa đơơh. Cha đị ooy zr’lụ đha đhưa n’dup n’hang chr’lang ting cơnh đâu:
+ Đươi 2 c’broo têy t’câm (cơnh lâng p’niên n’dup 1 c’moo) chađị đhị m’pâng lâng n’dup c’lâng p’têêt bơr n’đăh toh 1 c’broo têy( năc dâng mơ muy chr’bô têy)
+ Đươi 1 tr’pang têy ( Cơnh lâng p’niên tơợ 1 tươc 8 c’moo) căh câ 2 tr’pang têy đơc t’gơn muy ooy. Pa zum lâng cha đị da dul lâng plong pa hi tỷ lệ 5/1 ( cơnh lâng p’niên n’dup 8 c’moo) căh câ 15/2 (cơnh lâng p’niên lâh 8 c’moo).
- Năc công choom t’bhlâng xơợng bhrợ apêê bh’rợ cấp cứu n’nâu pa tươc bêl ma nưih hr’lêêng choom p’hơơm căh câ vêy râu zooi đoọng âng ma nưih y tế. Bh’rợ cấp cứu n’nâu bâc bêl năc bil đanh t’tiếng căh câ đanh lâh.
- Ha dang sơ cứu vêy choom, ma nưih hr’lêêng p’hơơm cớ, choom p’gơt têy dzung, căh câ ma nưih hr’lêêng dzợ l’ngăt n’đhang âi vêy xơợng đơơr r’ră lâng p’hơơm năc t’đang xe cấp cứu căh câ đươi pr’đươi âi vêy đơơng âng ma nưih hr’lêêng tươc cơ sở y tế đoọng cấp cứu. Cr’chăl đơơng âng năc choom n’jưah đơơng âng n’jưah cấp cứu lâng n’jưah bhrợ pa ngăn ha ma nưih hr’lêêng.
- Bêl r’ngheh, ma nưih hr’lêêng đac k’tă luh đac, năc choom đơc ma nưih ăt đhị yêm têêm, a cọ đa đêng, đơc tr’ơơih n’dup chr’lang, bhlêh xa nâp bhrợ hr’luung, cha groong đoọng oó u hêêp lâng bhr’hêêc. Năc muy lơi bêl âi hô hấp nhân tạo lâng cha đị da dul 2 tiếng, ma nưih hr’lêêng căh choom meh.
Đợ bh’rợ choom p’ghit coh cr’chăl cấp cứu hr’lêêng đac
- Căh choom k’zih k’têng coh bh’rợ cấp cứu ma nưih crêê hr’lêêng đac, xăl tu chơơc lêy cơnh t’đang xe cấp cứu, t’bhlâng chơơc lêy lâng zâp râu pr’đươi pr’dua cấp cứu… năc choom t’bhlâng chơơc lêy ng’cơnh choom cấp cứu đơơh ma nưih hr’lêêng đac.
- Căh choom p’zay chơơc bhrợ đoọng đac coh xooh hooi lưch ha mêc ma nưih hr’lêêng ha luông đhiêr đoọng dac hooi, tu bhrợ cơnh đêêc buôn ha vil lơi cr’chăl chr’năp đoọng bhrợ cấp cứu da dul xooh năc muy k’zih 4 phút a năm năc a bôc vêy đhr’năng chêêt. Coh cr’chăl cấp cứu xooh, đac coh xooh năc vêy choom a đoo hooi. Ha dang đac k’ruung, a boc năc đac buôn clâp đơơh ooy da dul.
- Bêl k’pooc da dul, năc choom p’ghit căh choom lâh k’rơ tu buôn bhrợ tr’đêêh n’hang nar, pa bhlâng năc cơnh lâng p’niên k’tứi.
Cơnh lâng hr’lêêng đac, sơ cứu đhị đêêc năc crêê kỹ thuật năc đợ râu chr’năp bhlâng, quyết định tươc râu ma mông ma meh lâng đhr’năng crêê di chứng tươc a bôc âng ma nưih hr’lêêng đac.
Đoọng cha groong hr’lêêng đac zâp ngai choom p’ghit tươc apêê bh’rợ cơnh đâu:
- P’niên k’tứi bêl bh’luôh năc choom bơơn ma nưih ga rứa ch’mêêt lêy ta luôn lâng căh choom lu lơ, bhrợ bh’rợ râu lơơng cơnh đọc sách, pa prá, cha ơh bài…
- Ăt coh đong vêy p’niên k’tứi choom bhlâng năc choom đơc c’thau đac, cr’độ đac ga măc, ha dang vêy năc choom ta gât pa liêm đoọng oó đơc p’nieen ta lâh.
- Đong ngai vêy a boc bh’luôh năc choom groong pa liêm lâng vêy p’loọng k’đâp đoọng p’niên doó choom ta hơ, veey c’bhuh chuông p’rơơt bêl p’niên moot.
- Choom đoọng p’niên bh’luôh đơơh ( lâh 4 c’moo)./.
Cách phòng tránh đuối nước cho trẻ em
PV tổng hợp
Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đăng tải nhiều vụ trẻ em đuối nước rất thương tâm do sự bất cẩn của người lớn. Đuối nước không chỉ xảy ra ở sông, suối, ao hồ,... mà còn có thể xảy ra ở ngay tại nhà, nơi làm việc, nhà trường, nhà trẻ ..vv. Vì thế các bậc phụ huynh, thầy cô giáo, mọi người cần có hiểu biết cách phòng và kĩ năng xử trí tai nạn đuối nước là rất cần thiết.
Vì sao đuối nước thường dẫn đến tử vong?
Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu oxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động.
- Người ta thống kê thấy khoảng 4/5 trường hợp chết đuối mà trong phổi có nước và 1/5 còn lại chết đuối nhưng phổi không có nước.
- Sở dĩ có tình trạng chết đuối mà trong phổi không có nước là do người không biết bơi bất ngờ bị chìm trong nước, nạn nhân hoảng sợ khiến các phản xạ bị rối loạn làm cơ thể bị chìm, phản xạ co cơ nắp thanh quản và đóng khí quản lại làm nạn nhân không thở được dẫn đến thiếu oxy não và bất tỉnh. Từ chỗ nắp thanh quản bị đóng nên nước cũng không vào phổi được. Đó cũng được gọi là chết đuối khô.
Vì vậy khi gặp trường hợp đuối nước cần xử trí khẩn trương, kiên trì, ngay tại chỗ để giải phóng đường hô hấp.
Nguyên tắc cấp cứu tại chỗ
Nguyên tắc này cần khẩn trương, đúng phương pháp với mục đích cấp cứu là giải phóng đường thở và cung cấp oxy cho nạn nhân. Do vậy việc làm đầu tiên cần đưa nạn nhân ra khỏi nước:
- Đặt trẻ nằm ở chỗ khô ráo, thoáng khí. Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem có còn thở không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực. Nếu lồng ngực không di động tức là trẻ đã ngưng thở; thổi ngạt miệng qua miệng 2 cái chậm. Nếu sau đó trẻ vẫn chưa thở lại được hoặc còn tím tái và hôn mê thì xem như tim đã ngưng đập, cần ấn tim ngoài lồng ngực ngay. Ấn vào vùng nửa dưới xương ức theo cách như sau:
+ Dùng 2 ngón tay cái (đối với trẻ dưới 1 tuổi) ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối hai đầu vú 1 đốt ngón tay (tức khoảng bằng bề ngang một ngón tay).
+ Dùng 1 bàn tay (đối với trẻ từ 1-8 tuổi) hoặc 2 bàn tay đặt chồng lên nhau (đối với trẻ hơn 8 tuổi và người lớn) ấn vào phía trên mỏm ức 2 đốt ngón tay. Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỷ lệ 5/1 (đối với trẻ dưới 8 tuổi) hoặc 15/2 (đối với trẻ trên 8 tuổi).
- Vẫn phải tiếp tục thực hiện các động tác cấp cứu này cho đến khi nạn nhân tự thở lại được hoặc có sự giúp đỡ của nhân viên y tế. Việc cấp cứu này đôi khi phải mất hàng giờ hoặc lâu hơn.
- Nếu sơ cứu có kết quả, nạn nhân thở lại, cử động giãy giụa, hay nạn nhân vẫn còn mê nhưng đã có mạch và nhịp thở thì gọi xe cấp cứu hay dùng mọi phương tiện sẵn có chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế có trang bị hồi sức cấp cứu. Quá trình vận chuyển vẫn phải tiếp tục cấp cứu và đắp giữ ấm cho nạn nhân.
- Khi tỉnh lại, nạn nhân sẽ nôn ra nước, nên phải để nạn nhân ở tư thế an toàn, đầu nằm nghiêng, kê gối dưới hai vai, nới rộng quần áo, phòng cho nạn nhân không bị ngạt trở lại vì sặc chất nôn. Chỉ bỏ cuộc khi đã hô hấp nhân tạo và ép tim được 2 tiếng mà không thấy nạn nhân phục hồi.
Những việc cần chú ý trong quá trình cấp cứu đuối nước:
- Không được chậm trễ trong cấp cứu người bị đuối nước, thay vì tìm cách gọi xe cấp cứu, tìm cho được và đầy đủ các phương tiện cấp cứu . v.v... thì phải bằng mọi cách và khả năng hiểu biết cấp cứu nạn nhân ngay
- Không nên cố tìm cách cho nước trong phổi nạn nhân chảy hết ra ngoài bằng cách xốc nước (vác nạn nhân chạy vòng vòng cho nước chảy ra) vì như thế sẽ bỏ lỡ thời gian vàng cho việc làm hồi sức cấp cứu tim phổi mà chỉ cần chậm trễ 4 phút thôi là não có nguy cơ bị chết! Trong quá trình hồi sức cấp cứu tim phổi, nước trong phổi sẽ tự động thoát ra ngoài. Nếu là nước sông, hồ thì nước sẽ thấm vào hệ tuần hoàn rất nhanh do hiện tượng thẩm thấu (nước sông có nồng độ loãng hơn máu).
- Khi làm xoa bóp tim ngoài lồng ngực, cần chú ý không quá mạnh vì có thể làm gãy xương sườn nạn nhân, nhất là trẻ nhỏ.
Với ngạt nước, sơ cứu tại chỗ đúng kỹ thuật là những yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến sự sống còn và khả năng bị di chứng não của người bị nạn.
* Để phòng tai nạn đuối nước mọi người cần lưu ý đến những việc sau đây:
- Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác như đọc sách, tán chuyện gẫu, chơi bài…
- Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.
- Nhà khá giả có hồ bơi nên rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em không mở cửa được, có hệ thống báo động khi trẻ em vào.
- Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi)./.
Viết bình luận