Phùng Văn Hùng, tỵ nắc sinh viên lớp Tài chính Doanh nghiệp, Khoa Tài chính ngân hàng, trường Đại học Đà Nẵng đhị Kon Tum. A đoo pân juýh n’nâu nắc đớp tăm, clóp kính lâng k’chăng xay moon: Tu kiêng lan crâng tơợ bêl dzợ nắc sinh viên cóh c’moo x’rịa. Tước nâu cơy, ha dang xay moon lêy bhrợ cớ bh’rợ tr’nêng, Hùng công lêy pay bh’rợ chóh lan, xăl tu pa bhrợ cóh ngân hàng cắh cậ cóh ngành tài chính.
Bhươn lan Hùng Dũng đhị 225 Phạm Văn Đồng, phường Lê Lợi, thành phó Kon Tum, tỉnh Kon Tum bhrợ ha ta mooi lêy công c’jệ lêy đhị rau la liêm âng crâng. Xoọc đâu nắc hân noo lan crâng chớh pô. Lấh 3 r’bhâu ch’đhung lan crâng ga mắc, k’tứi cóh muy la liêm lâng đợ rau đha hum âng lấh 60 lan xoọc chớh pô, cơnh: Trúc phật bàn, Giả Hạc, Trầm, Kèn, Trúc Mành Kon Tum, Thuỷ Tiên, Hoàng lan… chắt váih muy bha lâng, bha lâng nắc ng’dzông ta đhun, cắh cậ đợ pô vêy ta pazum đh’rứah vêy đợ rau la lay, bhrợ ha manuýh lêy kiêng pa bhlâng.
Bh’rợ ha Hùng chóh bhrợ la công doọ lấh k’đháp. C’moo 2014 nắc sinh viên c’moo x’rịa, vêy na noo cóh Tây Bắc k’dua chêếc lêy đhị zr’lụ đoọng pa câl lan n’đắh Bắc ooy Kon Tum, a đoo sinh viên nắc lướt tước ooy pazêng zr’lụ pa câl lan đhị thành phố Kon Tum đoọng pa câl hàng ha na noo lâng công pa choom ch’mêết lêy lan crâng đoọng xay moon ooy ta mooi câl.
Lấh bêl học, zập t’ngay, a đoo đớc bấc t’ngay đoọng chêếc n’năl ooy lan tước bêl kiêng, tỵ ơy vêy c’năl ooy maketing vêy ta pa choom cóh trường, a đoo sinh viên khoa Tài chính vêy cr’noọ pa câl lan crâng.
Đoọng vêy zên cóh tr’nơớp, Hùng đớc đoo bêl doọ rau tr’vâng đoọng chêếc n’năl p’xoọng, tơợ bh’rợ lướt xe chở ta mooi, bhrợ p’xoọng cóh căng – tin trường, lướt pa bhrợ cóh bh’rợ bhiệc bhan tước ooy pa câl pô, bóng bàu cóh t’ngay bhiệc bhan, lươt đơơng hàng, pa câl đác cóh bình… Vêy cơnh cậ ađoo pân juýh kiêng tr’câl tr’bhlêy n’nâu nắc dzợ đơơng âng hàng chr’nắp tước ooy pazêng hội chợ tơợ lơơng tước ooy Kon Tum p’cắh, pác đoọng ooy apêê sinh viên đh’rứah ting bhrợ đoọng vêy p’xoọng thu nhập.
Hùng lum rau pr’đoọng xoọc bêl chêếc ta bơơn zên lâng k’tiếc bhươn đoọng chóh lan nắc lum pr’zớc vêy đhơ nớc Dũng, n’niên c’moo 1990, công kiêng lan crâng, nắc cắh ơy vêy pr’đơợ đoọng bhrợ têng cơnh cr’noọ cr’niêng pa trơơi m’am lan crâng. Bơr a nhi pr’zớc bơơn tr’lum nắc ngoọ cơnh: axiu bơơn vêy đác, tr’zúp tr’zooi đh’rứah bhrợ têng bhươn lan Hùng Dũng. Hùng bhrợ têng n’đắh maketing tr’câl tr’bhlêy ha dzợ Dũng bhrợ têng n’đắh bh’rợ kỹ thuật chóh, bhrợ m’ma.
Xang bấc c’xêê t’bhlâng bhrợ têng, Hùng nắc vêy 10 ức đồng zên bhrợ, vêy k’tiếc đong Dũng đoọng bhrợ bhươn, Hùng pay hàng tơợ na noo cóh Tây Bắc đơơng lan crâng chô tr’xăl, pa câl đhị thành phố Kon Tum.
Cóh tr’nơớp bhươn lan cắh tước 60 chậu lâng muy bơr rau lan crâng Tây Bắc lâng Tây Nguyên. Xang n’nắc tơợ zên lời pa câl lan, Hùng k’rong bhrợ đoọng ha lan Tây Nguyên bấc lấh mơ. Bhrợ t’bhứah thị trường, Hùng lướt ooy Tây Bắc, lướt ooy Sài Gòn, xiêr ooy Gia Lai, Đắk Nông pa choom prá xay kinh nghiệm lâng apêê a noo l’lăm chóh bhrợ, đoỌng bhrợ t’bhứah bhươn lan tước 800m2.
Hùng xay truíh, vêy bêl ta mooi tước nhăn câl muy chậu pô lan la liêm lâng 1,1 ức đồng, nắc ađoo cắh ơy pa câl, tu chr’nắp lấh n’nắc. Xang n’nắc, chậu lan n’nâu crêê boo rắh ga mắc nắc ting t’ngay dưr răng, Hùng pa bhlâng kiêng ren. Hân đhơ cơnh đêếc, xang đoo bêl zr’nắh k’đháp, a đoo nắc t’bhlâng bhrợ têng k’rơ lấh mơ, pa chô kinh nghiệm chóh pô lan lâng bh’rợ pa câl lan crâng.
A đoo pân juýh Phùng Văn Hùng xay moon: Xoọc đêếc, tơợ bh’rợ chêếc n’năl, lêy thị trường lan crâng đhị Kon Tum cắh ơy ngai bhrợ, tu cơnh đêếc nắc ađay lướt ooy pazêng zr’lụ đăn đêếc đoọng chêếc ta moóh h’cơnh ng’bhrợ têng, chô ma bhrợ, ma pa chô kinh nghiệm. Đươi vêy c’năl bơơn học cóh trường ooy bh’rợ tài chính, nắc acu lêy bh’rợ pa câl lan crâng đhị Kon Tum vêy bấc rau liêm choom, vêy c’lâng bh’rợ pa dưr bh’rợ tr’câl tr’bhlêy đanh đươnh nắc t’bhlâng bhrợ têng. Xoọc đâu bh’rợ tr’câl tr’bhlêy pa têết lâng rau kiêng lan crâng, kiêng lơi công cắh choom.
Xay moon ooy pazêng rau lan xoọc chớh pô cóh bhươn, Hùng xay moon: Cóh tr’nơớp k’conh k’căn công cắh kiêng đoọng acu pa câl lan crâng, nắc tu t’bhlâng nhăn k’conh k’căn đoọng bhrợ têng. Lâng xoọc đâu, lêy bhươn lan crâng ga mắc pa bhlâng cóh Kon Tum âng Hùng, k’conh k’căn nắc công doọ dzợ lấh k’rang.
Xang Tết nắc cr’chăl lan k’nặ chớh pô, c’xêê 3, nắc tơớp tước hân noo lan crâng chớh pô bấc, zư lêy zr’nắh k’đháp lấh mơ lâng bấc rau bh’rợ tr’nêng, hân đhơ cơnh đêếc a đoo pân juýh n’nâu nắc dzợ bhui har lâng rau liêm choom cóh tr’nơớp tơợ bh’rợ tr’nêng âng đay. Xoọc đâu, pác lơi zên bhrợ têng, phân bón, muy c’moo bhươn lan Hùng Dũng pay pa chô tơợ 300- 400 ức đồng.
Rau liêm choom âng a đoo pân juýh Phùng Văn Hùng đoọng lêy, ha dang la lua ng’kiêng, apêê pr’zớc nắc bơơn đợ rau liêm choom cóh c’lâng bh’rợ bhrợ cha âng đay./.
Khởi nghiệp từ đam mê lan rừng
Nhờ khả năng kinh doanh tích lũy được khi học đại học cùng với kỹ thuật chăm sóc, Phùng Văn Hùng, chàng trai sinh năm 1992 từ Gia Lai lên đất Kon Tum khởi nghiệp bằng chính niềm đam mê lan rừng đã gặt hái được những thành công bước đầu. Từ 10 triệu đồng tiền vốn, chỉ trong vòng 3 năm vườn lan của Hùng nay đã có giá trị vài trăm triệu đồng. Đây là một trong những mô hình mang lại hiệu quá cao trên vùng đất như ở Kon Tum nói riêng và miền núi nói chung.
Phùng Văn Hùng, vốn dĩ là sinh viên lớp Tài chính Doanh nghiệp, Khoa Tài chính Ngân hàng, trường Đại học Đà Nẵng phân hiệu tại Kon Tum. Chàng trai trẻ có nước da ngăm đen, đôi kính cận và nụ cười duyên chia sẻ: Đam mê với lan từ khi còn là sinh viên năm cuối. Đến giờ, nếu lựa chọn lại, Hùng vẫn chọn vườn lan thay vì làm việc trong ngân hàng hay ngành tài chính.
Vườn lan Hùng Dũng tại địa chỉ 225 Phạm Văn Đồng, phường Lê Lợi, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum khiến khách tham quan choáng ngợp trước vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng. Hiện nay là mùa lan rừng bung hoa. Hơn 3 nghìn giỏ lan rừng lớn nhỏ trong một không gian mê hoặc hương thơm sắc màu với trên 60 chủng loại khác nhau đua sắc như: Trúc phật bà, Giả Hạc, Trầm, Kèn, Trúc Mành Kon Tum, Thủy Tiên dẹt, Hoàng lan… loại đơn thân trồng giò, thân thòng treo ngược hay những loại ghép lũa đều có những nét riêng mê hoặc người xem.
Cơ duyên đến với lan rừng của Hùng cũng rất ngẫu nhiên. Năm 2014 là sinh viên năm cuối, được người anh tận Tây Bắc nhờ tìm mối bỏ lan phía Bắc vào Kon Tum, cậu sinh viên mon men đến các cửa hàng bán lan tại thành phố Kon Tum chào hàng giúp anh và cũng tập tành làm quen với những cành lan rừng để tư vấn khách hàng.
Ngoài thời gian học, mỗi ngày, cậu dành thời gian tìm hiểu về lan cho đến khi đam mê lúc nào không biết, sẵn vốn kiến thức maketing được học trong trường, chàng sinh viên khoa Tài chính nảy ra ý tưởng kinh doanh lan rừng.
Để có vốn bước đầu, Hùng dành tất cả thời gian rảnh để làm thêm, từ việc chạy xe ôm, làm thêm trong căng-tin trường, chạy bàn đám cưới đến bán hoa, bóng bay ngày lễ, giao hàng thuê, bán nước bình... Thậm chí anh chàng mê kinh doanh còn nhận cung cấp những mặt hàng nhu yếu phẩm cho các hội chợ từ nơi khác đến Kon Tum triển lãm, chia cho các bạn sinh viên cùng làm kiếm thêm thu nhập.
Hùng gặp may khi đang trong lúc loay hoay tìm nguồn vốn và đất vườn để trồng lan thì gặp một người bạn tên Dũng, sinh năm 1990, cũng đam mê lan nhưng chưa có điều kiện thực hiện ước mơ nhân giống lan rừng. Hai người bạn gặp được nhau như "cá gặp nước", hỗ trợ nhau cùng thành lập vườn lan Hùng Dũng. Hùng chuyên về maketing kinh doanh còn Dũng chuyên về kỹ thuật nuôi trồng, nhân giống.
Sau vài tháng miệt mài tích lũy, Hùng có được 10 triệu đồng tiền vốn, có đất nhà Dũng lập vườn, Hùng mạnh dạn lấy hàng từ người anh ở Tây Bắc đem lan rừng về trao đổi, bán tại thành phố Kon Tum.
Lúc đầu vườn lan chưa tới 60 chậu với một số loài lan rừng Tây Bắc và Tây Nguyên. Sau đó từ tiền lời bán lan, Hùng đầu tư cho lan Tây Nguyên là chủ yếu. Mở rộng thị trường, Hùng lặn lội ra Tây Bắc, vào Sài Gòn, xuống Gia Lai, Đăk Nông học hỏi trao đổi kinh nghiệm với lớp đàn anh đi trước để về nhân rộng cho vườn lan rộng 800m2.
Hùng kể, có lần khách hàng đến trả giá chậu hoa lan đẹp với giá 1,1 triệu đồng nhưng anh chưa bán vì chưa được giá. Sau đó, chậu lan này do bị gặp mưa to mà hỏng dần và chết cây, Hùng buồn muốn khóc. Tuy nhiên, sau mỗi lần thất bại, anh lại tự động viên mình không nản chí mà luôn chịu khó tích lũy kinh nghiệm trồng hoa và đam mê với nghề kinh doanh lan rừng.
Chàng thanh niên Phùng Văn Hùng cho biết: “Lúc đó, qua tìm hiểu, thấy thị trường lan rừng tại Kon Tum chưa ai làm, nên mình mạnh dạn đi các khu vực lân cận học hỏi cách làm, về tự làm, tự rút kinh nghiệm. Nhờ kiến thức học trong trường về lĩnh vực tài chính nên mình thấy kinh doanh lan rừng tại Kon tum có lợi nhuận, có hướng phát triển dài lâu nên quyết định theo nghề. Giờ nghề kinh doanh gắn chặt với đam mê lan rừng muốn dứt cũng không ra được.”
Giới thiệu các loại lan đang cho hoa rực rỡ trong vườn, Hùng tâm sự: Lúc đầu bố mẹ cũng không đồng ý với quyết định kinh doanh lan rừng của Hùng nhưng anh nhất mực xin bố mẹ một cơ hội khẳng định bản thân. Và giờ đây, nhìn vườn lan rừng bề thế nhất Kon Tum của Hùng, bố mẹ vơi đi phần nào lo lắng.
Sau Tết là thời gian lan nghỉ dưỡng để bung hoa, tháng 3, bắt đầu vào mùa lan rừng rộ hoa, chăm sóc lại càng thêm vất vả với cả trăm việc không tên nhưng chàng trai trẻ vẫn luôn nở nụ cười mãn nguyện với những thành công bước đầu. Hiện tại, trừ chi phí công chăm sóc, phân bón, một năm vườn lan Hùng Dũng cho lợi nhuận từ 300-400 triệu đồng.
Tấm gương của chàng trai Phùng Văn Hùng cho thấy, nếu thực sự đam mê, các bạn trẻ sẽ gặt hái được thành công trên con đường khởi nghiệp của riêng mình./.
Bài và ảnh: TTXVN
Viết bình luận