Bh’rợ pa goóh êế bh’năn
Thứ sáu, 00:00, 16/09/2016

            Pa goóh êế bh’năn nắc c’lâng bh’rơ chr’nắp bêl ra văng lúc ooy k’tiếc đoọng chóh n’loong. Pa goóh êế bh’năn t’mêê vêy pr’đươi pa dzoóc nhiệt độ z’zăng dal cóh cr’chăl ha bhệ cloóch  dưr váih phân hữu cơ đoọng c’chêệt cr’liêng k’tang lâng c’bhúh pr’lúh cr’ay n’jứah bhrợ k’rơ cr’chăl ha bhệ cloóch dưr váih chất hữu cơ, t’váih râu liêm crêê ha chr’nóh. Cóh n’ặt t’rúih “ Jưn jứah xay moon ng’cơnh choom bhrợ cha” t’ngay đâu, ahêê đh’rứah chơớc năl ng’cơnh n’đắh bh’rợ pa goóh êế bh’năn n’nâu:

                 Vêy 3 c’lâng bh’rợ chr’nắp, nắc ting pr’đơợ đoọng đươi dua đoọng liêm choom:

               1. Đhum ta púih:

               Bêl pay êế đhị đong c’roọl đoọng pa góoh, êế bơơn ra pặ ting clang đhị vêy léh doó vêy clấp đác, n’đhang cắh choom pa tanh. Xang n’nắc rắh đác ooy êế, k’đhơợng đớc râu púih cóh êế 60-70%. Choom lúc p’xoọng 1% vôi bột ( dáp lêy ting clơơng)  đhị đhr’năng êế vêy bấc râu tr’lúc. Lúc p’xoọng 1-2% supe lân đoọng k’đhơợng đạm. Xang n’nắc bhác lụ prang t’nôm êế. Zấp t’ngay rắh đác ooy bh’nọ êế.

                 Xang 4-6 t’ngay, nhiệt độ cóh bh’nọ êế choom dzoóc tước 60độ C. zấp râu vi sinh vật dưr xăr váih chất hữu cơ pa dưr đơớh lâng k’rơ. Zp râu vi sinh vật kiêng bấc khí  nắc bấc bhlâng. Tu c’bhúh vi sinh vật pa bhrợ k’rơ tu cơnh đêếc nhiệt độ cóh bh’nọ êế dưr púih đơớh bhlâng. Đoọng k’đhơợng nhâm ha vi sinh vật kiêng bấc khí pa bhrợ liêm nắc choom k’đhơợng đớc đợ êế  ra bụ, đh’hi.

                   Bh’rợ tôm t’púih nắc đoọng u liêm cóh bh’rợ c’chêệt apêê cr’liêng bhơi nhấc, pay lơi đợ pr’lúh cr’ay. Cr’chăl bhrợ nắc z’zăng đơớh. nắc đhêêng 30-40 t’ngay nắc xang, êế pa goóh  choom ặ đương dua. N’đhơ cơnh đê ếc, bh’rợ n’nâu vêy cắh liêm choom nắc đoo bil bấc đạm

                      2. Bhrợ pa chriết

                  Êế bơơn pay đhị đong c’roọl, ra pặ ting clang lâng đị pa tanh. Đhị zấp clang êệ nắc xái 2 % phân lân. Xang n’nắc ủ k’tiếc bha bhui cắh cậ k’tiếc lụ goóh m’bhí pa glêy, xang n’nắc đị pa tanh. Buôn nắc êế bơơn ra pặ bhứah 2-3 m, dal nắc ting ooy n’juối dal âng k’tiếc. apêê clang bơơn ra pặ pa tước dal 1,5- 2 m. xang n’nắc bhác lụ ooy ngoài.

                   Tu crêê dị pa tanh tu cơnh đêếc cóh bh’nọ êế cắh vêy oxy, môi trường cắh zấp khí, khí cacbonic cóh bh’nọ êế dưr bấc. Vi sinh vật pa bhrợ k’zíh, tu cơnh đêếc nhiệt độ cóh bh’nọ êế cắh dzoóc dal nắc đhêêng ặt đhị 30-35 độ C. Đạm cóh bh’nọ êế bấc nắc ặt đhị amôn cacbonat, nắc đhr’năng k’đháp dưr váih amôniăc, tu cơnh đêếc đợ đạm doó lấh bil bấc. Ting bh’rợ n’nâu, cr’chăl bhrợ n’nâu đanh 5-6 c’xêê nắc vêy choom đươi. N’đhơ cơnh đêếc êê vêy chất lượng lấh bhrợ t’púih.

                 3. Bhrợ đhum ta púih l’lăm, pa chriết t’tun:

                  Êế bh’năn pay ra pặ ting clang oó âi đơớh ch’đị pa tanh. Đớc cơnh đêếc đoọng vi sinh pa bhrợ k’rơ cóh 5-6 t’ngay. Bêl nhiệt độ bơơn 50-60 độ C nắc tơợp cha đị pa tanh đoọng xăl bha nọ êế dzang ooy đhr’năng cắh zấp khí.

                  Xang bêl cha đị pa tanh nắc ra pặ cớ clang êế bh’năn n’lơơng, cắh cha đị pa tanh. Đớc nắc cơnh 5-6 t’ngay đoọng vi sinh vật pa bhrợ. Bêl âi tước 50-60 độ C nắc cha đị pa tanh.

                 Cứ cơnh đêếc pa tước bêl bơơn bấc mơ cr’noọ nắc bhác lụ prang bh’nọ êế. Cr’chăl dưr váih âng bh’nọ êế cơnh đâu: đhum ta púih đoọng ha êế tơợp clấp lâng ra bụ, xang n’nắc nắc xăl bhrợ pa chriết cơnh lâng bh’rợ cha đị pa tanh clang êế đoọng k’đhơợng zư đớc đạm cắh đớc u bil.

                Đoọng bhrợ  ha êế đơớh u clấp lâng ra bụ cóh cr’chăl bhrợ ta púih, apêê đoo đươi muy bơr êế n’lơơng bhrợ piêng cơnh cơnh êê ma nứih, êế a tứch a đha… êế piêng bơơn đoọng p’xoọng ooy clang êế bêl cắh âi cha đị pa tanh.

                      Bhrợ êế cơnh đâu nắc choom bhrợ u đơớh lấh t’piing lâng bhrợ pa chriết, n’đhơ cơnh đêếc vêy cr’chăl đanh lấh mơ bhrợ ta púih.

                 Ting cr’đơơng cr’chăl vêy cr’noọ đươi dua êế nắc đươi   bh’rợ liêm glặp đoọng n’jứah k’đhơợng vêy êế đươi dua crêê bel n’jứah bơơn k’đhơợng liêm chất lượng./.

               

 

 

KỸ THUẬT Ủ PHÂN CHUỒNG

 

          Kỹ thuật ủ phân chuồng là biện pháp cần thiết trước khi trộn với đất để trồng cây. Ủ phân vừa có tác dụng sử dụng nhiệt độ tương đối cao trong quá trình phân huỷ chất hữu cơ để tiêu diệt hạt cỏ dại và mầm mống côn trùng, bệnh cây vừa thúc đẩy quá trình phân huỷ chất hữu cơ, đẩy nhanh quá trình khoáng hoá để khii bón vào đất phân hữu cơ có thể nhanh chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Trong tiết mục Cùng nhau bàn cách làm ăn hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về kỹ thuật ủ phân chuồng này.

 

            Có 3 phương pháp ủ phân cơ bản, tùy theo điều kiện để áp dụng cho hiệu quả:

           1. Ủ nóng : 

            Khi lấy phân ra khỏi chuồng để ủ, phân được xếp thành từng lớp ở nơi có nền không thấm nước, nhưng không được nén. Sau đó tưới nước phân lên, giữ độ ẩm trong đống phân 60 – 70%. Có thể trộn thêm 1% vôi bột (tính theo khối lượng) trong trường hợp phân có nhiều chất độn. Trộn thêm 1 – 2% supe lân để giữ đạm.               Sau đó trát bùn bao phủ bên ngoài đống phân. Hàng ngày tưới nước phân lên đống phân.

           Sau 4 – 6 ngày, nhiệt độ trong đống phân có thể lên đến 60oC. Các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ phát triển nhanh và mạnh. Các loài vi sinh vật háo khí chiếm ưu thế. Do tập đoàn vi sinh vật hoạt động mạnh cho nên nhiệt độ trong đống phân tăng nhanh và đạt mức cao. Để đảm bảo cho các loài vi sinh vật háo khí hoạt động tốt cần giữ cho đống phân tơi, xốp, thoáng.

           Phương pháp ủ nóng có tác dụng tốt trong việc tiêu diệt các hạt cỏ dại, loại trừ các mầm mống sâu bệnh. Thời gian ủ tương đối ngắn. Chỉ 30 – 40 ngày là ủ xong, phân ủ có thể đem sử dụng. Tuy vậy, phương pháp này có nhược điểm là để mất nhiều đạm.

             2. Ủ nguội : 

           Phân được lấy ra khỏi chuồng, xếp thành lớp và nén chặt. Trên mỗi lớp phân chuống rắc 2% phân lân. Sau đó ủ đất bột hoặc đất bùn khô đập nhỏ, rồi nén chặt. Thường đống phân được xếp với chiều rộng 2 – 3 m, chiều dài tuỳ thuộc vào chiều dài nền đất. Các lớp phân được xếp lần lượt cho đến độ cao 1,5 – 2 m. Sau đó trát bùn phủ bên ngoài.

                Do bị nén chặt cho nên bên trong đống phân thiếu oxy, môi trưởng trở nên yếm khí, khí cacbonic trong đống phân tăng. Vi sinh vật hoạt động chậm, bởi vậy nhiệt độ trong đống phân không tăng cao và chỉ ở mức 30 – 35oC. Đạm trong đống phân chủ yếu ở dạng amôn cacbonat, là dạng khó phân huỷ thành amôniăc, nên lượng đạm bị mất giảm đi nhiều.

            Theo phương pháp này, thời gian ủ phân phải kéo dài 5 – 6 tháng phân ủ mới dùng được. Nhưng phân có chất lượng tốt hơn ủ nóng.

               3. Ủ nóng trước, nguội sau : 

            Phân chuồng lấy ra xếp thành lớp không nén chặt ngay. Để như vậy cho vi sinh vật hoạt động mạnh trong 5 – 6 ngày. Khi nhiệt độ đạt 50 – 60oC tiến hành nén chặt để chuyển đống phân sang trạng thái yếm khí.

Sau khi nén chặt lại xếp lớp phân chuồng khác lên, không nén chặt. Để 5 – 6 ngày cho vi sinh vật hoạt động. Khi đạt đến nhiệt độ 50 – 60oC lại nén chặt.

              Cứ như vậy cho đến khi đạt được độ cao cần thiết thì trát bùn phủ chung quanh đống phân. Quá trình chuyển hoá trong đống phân diễn ra như sau: ủ nóng cho phân bắt đầu ngấu, sau đó chuyển sang ủ nguội bằng cách nén chặt lớp phân để giữ cho đạm không bị mất.

               Để thúc đẩy cho phân chóng ngấu ở giai đoạn ủ nóng, người ta dùng một số phân khác làm men như phân bắc, phân tằm, phân gà, vịt… Phân men được cho thêm vào lớp phân khi chưa bị nén chặt.

                Ủ phân theo cách này có thể rút ngắn được thời gian so với cách ủ nguội, nhưng phải có thời gian dài hơn cách ủ nóng.

                Tuỳ theo thời gian có nhu cầu sử dụng phân mà áp dụng phương pháp ủ phân thích hợp để vừa đảm bảo có phân dùng đúng lúc vừa đảm bảo được chất lượng phân./.

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC