Bhrợ t’váih cr’van tơợ bh’rợ băn a đhắh crâng.
Thứ sáu, 00:00, 15/07/2016

 

 

     Cr’chăl ha nua, bấc đhanuôr cóh chr’val Tam Lãnh, chr’hoong Phú Ninh ơy bhrợ têng c’rol bh’năn đoọng băn a đhắh crâng cơnh xoọng cr’đe, xoọng p’lóh, a tọc, a ọc crâng, chô đơơng bấc rau liêm choom.

      Học xang Đại học Kinh tế Đà Nẵng cóh c’moo 2010, xăl tu chêếc bh’rợ pa bhrợ cơnh apêê n’lơơng, a moó Nguyễn Thị Phương ( 28 c’moo, ắt cóh cr’noon Trung Sơn, chr’val Tam Lãnh, chr’hoong Phú Ninh) nắc chô ooy vel đong đoỌng bhrợ c’rol băn xoọng cr’đe. Chêếc n’năl tơợ internet, a moó nắc n’năl cơnh bh’rợ băn lâng câl bơr p’nong xoọng cr’đe chô băn lêy. Mơ 8 c’xêê, 2 p;nong xoọng cr’đe a căn nắc ma coon 6 p’nong xoọng cr’đe a coon. A moó t’bhlâng bhrợ têng t’bhứah c’rol băn, câl p’xoọng m’ma chô băn t’bấc. Tước nâu cơy, đợ xoọng cr’đe âng a moó nắc ta luôn 100 p’nong. a moó Phương xay moon: Rau liêm crêê bhlâng đoọng ha a moó choom băn a đhắh dzăm âng crâng nắc đhr’năng crâng da ding cóh chr’val Tam Lãnh n’nâu liêm crêê. Chr’na nắc t’nơơm n’loong t’tứi, a xậ crâng nắc bêl băn doọ lum đợ rau zr’nắh k’đháp, pr’lúh công doọ ơy dưr váih.

                            

     N’đhơ cơnh đêếc, a moó lum rau zr’nắh k’đháp nắc zr’lụ pa câl xoọng cr’đe. Tu nâu đoo nắc muy rau a đhắh dzăm dợ hát, đhr’năng câl đươi công cắh lấh bấc. c’moo 2011, a moó nắc lướt tước ooy TP HCM, chêếc ta moóh a pêê pa câl chr’na đha nắh đhị đâu đoọng p’cắh lâng xay moon pa câl ooy apêê đoo. Cóh tr’nơớp nắc apêê đoo cắh kiêng pay câl, nắc xang bấc chu lướt ta moon, apêê đong pa câl chr’na đha nắh cóh đâu nắc ơy tộ pay câl m’bứi. Bấc apêê tơợ tr’nơớp tơớp đắh nắc cóh t’tun ơy loóih nắc kiêng đắh bấc lấh mơ. Tước nâu cơy, zr’lụ pa câl nắc nhâm mâng, zr’lụ b’băn âng a moó Phương nắc zr’lụ liêm crêê đoọng ha  apêê pa câl chr’na đha nắh t’tưi cóh miền Nam pay câl. A moó Phương nắc dợ bhrợ t’váih zr’lụ pazum băn pa câl pazêng vêy 30 pr’loọng đong băn xoọng cr’đe cóh prang vel đong tơợ Đà Nẵng tước ooy Quảng Ngãi. Muy ký lêệ xoọng cr’đe thương phẩm nắc vêy chr’nắp 450 r’bhâu đồng, m’bứi bhlâng zập c’xêê a moó bơơn pay pa chô 15 ức đồng, apêê ting băn lâng a moó công vêy đợ zên bơơn pay pa chô công mơ đêếc. Cắh muy mơ đêếc, cóh pazêng t’ngay c’xêê ahay, a moó công ơy băn liêm choom xoọng p’lóh.

    C’moo 2008, a noo Phan Như Phi ( 48 c’moo, ắt cóh cr’noon 7, chr’val Tam Lãnh) xang bêl rau p’too pa choom âng ooy bh’rợ băn tơợ Trạm Khuyến nông- khuyến lâm chr’hoong Phú Ninh, nắc bhrợ têng bh’rợ băn a ọc crâng. Tơợ zr’lụ băn ơy vêy cóh crâng, a noo Phi câl 8 p’nong a ọc m’ma ting cơnh bh’rợ băn p’lóh. Xang 27 c’xêê, a ọc crâng âng a noo dưr rứh tước 120 p’nong. Pa câl cóh g’lúh tr’nơớp 70 p’nong mơ 192 ức đồng, xang bêl pác lơi zên câl m’ma lâng g’lêếg băn, a noo bơơn pay pa chô lấh 100 ức đồng. Hân đhơ cơnh đêếc, x’rịa c’moo 2010, g’lúh dưr váih pr’lúh tụ huyết trùng cấp tính nắc bhrợ 43 p’nong a ọc chêết. a noo Phi xay truíh: tu xoọc đêếc acu công cắh lấh k’rang tước bh’rợ zâl cha groong pr’lúh. Bh’rợ bhrợ g’roong công cắh liêm crêê, cắh vêy bh’rợ zâl cha groong tu cơnh đêếc pr’lúh trơơi váih k’rơ.

     Xang g’lúh cắh liêm crêê n’nắc, a noo Phí t’bhlâng băn bhrợ cớ, k’rong bhrợ c’rol bh’năn nhâm mâng, đươi dua bh’rợ khoa học kỹ thuật zâl cha groong pr’lúh cóh bh’rợ b’băn. Bêl băn bấc bhlâng, đợ a ọc cóh c’rol âng a noo tước lấh 100 p’nong. Thu nhập tơợ bh’rợ băn a ọc crâng âng a noo Phi z’zăng bấc, m’bứi bhlâng lấh 150 ức đồng cóh muy c’moo. Xoọc đâu a noo xay moon đoọng ha bấc apêê đhanuôr cóh zr’lụ ting băn cơnh a noo. A noo Phi xay moon: tơợ tr’nơớp c’moo 2016 tước nâu cơy, đhr’năng cắh liêm crêê cóh chr’na đha nắh dưr váih k’rơ cóh bấc zr’lụ. Tu cơnh đêếc, chr’na đha nắh tơợ crâng nắc vêy bấc ngai kiêng đươi. Xoọc đâu, a zi doọ k’rang ooy zr’lụ pa câl, n’đhơ cơnh đêếc nắc cắh choom bhrợ t’bhứah ooy zên k’rong bhrợ âng zập pr’loọng đong dợ cắh bấc” a noo Phi xay moon.

                           

      Ting cơnh rây xay trúih tơợ UBND chr’val Tam Lãnh, cóh vel đong xoọc đâu, cóh zr’lụ vêy 10 pr’loọng đong băn a đhắh crâng, bấc bhlâng nắc xoọng cr’đe, xoọng p’lóh, a tọc, a ọc crâng. Pleng k’tiếc đhị vel đong nắc rau liêm choom đoọng bh’rợ b’băn n’nâu dưr váih. Lâng thu nhập m’bứi bhlâng k’dâng 150 ức đồng muy c’moo, bấc pr’loọng đong đharứt nắc nâu cơy choom t’bil lơi ha ul đharứt, vêy ngai dưr k’van k’bhộ tơợ bh’rợ băn a đhắh crâng. T’coóh Nguyễn Thế Vinh- Chủ tịch UBND chr’val Tam Lãnh xay moon: bh’rợ băn lêy a đhắh crâng nắc chô đơơng rau liêm choom. Cóh ha y, nắc quy hoạch đợ pr’loọng đong băn n’nâu, đoọng bhrợ t’váih k’bhúh băn a đhắh crâng Tâm Lãnh. Nâu đoo nắc zr’lụ đoọng apêê pr’loọng đong xay moon kinh nghiệm đh’rứah lâng chr’nắp bhlâng nắc t’hước ooy bh’rợ xay bhrợ rau chr’nắp âng bh’rợ tr’nêng đoọng bhrợ t’váih zr’lụ pa câl nhâm mâng, chêếc xay bhrợ bh’rợ tr’câl tr’bhlêy ga mắc./.

 

LÀM GIÀU NHỜ NUÔI THÚ RỪNG

 

     Thời gian qua, nhiều người dân ở xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh đã mạnh dạn đầu tư xây chuồng trại để nuôi thú rừng như dúi (cúi lúi), nhím, chồn hương, heo rừng, cho lợi nhuận cao.

     Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Đà Nẵng vào năm 2010, thay vì kiếm một công việc văn phòng như bao người, chị Nguyễn Thị Phượng (28 tuổi, ở thôn Trung Sơn, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh) lại trở về quê để đầu tư chuồng trại nuôi dúi. Thông qua internet, chị tìm hiểu các kỹ thuật nuôi và quyết định mua 1 cặp dúi về thử nghiệm. Chỉ trong vòng 8 tháng, 2 con dúi cái đã sinh được 6 con. Chị tiếp tục đầu tư xây chuồng trại quy mô lớn, mua thêm giống về để đẩy mạnh phát triển số lượng đàn. Đến nay, số lượng dúi tại chuồng của chị luôn duy trì ở mức hơn 100 con. “Điều kiện thuận lợi nhất để mình nuôi động vật hoang dã thành công chính là môi trường rừng núi ở xã Tam Lãnh. Khí hậu phù hợp và thức ăn chỉ là cây, lá rừng nên quá trình nuôi dúi không gặp bất kỳ khó khăn nào, kể cả dịch bệnh cũng chưa từng xảy ra” - chị Phượng nói.

     Tuy vậy, chị Phượng lại gặp khó khăn ở vấn đề đầu ra cho dúi thương phẩm. Vì đây là một loại đặc sản đắt tiền nên nhu cầu tiêu thụ cũng hết sức hạn hẹp. Năm 2011, chị phải vào tận TP.Hồ Chí Minh, tìm đến những nhà hàng hạng sang tại đây để quảng bá và đặt vấn đề với họ. Ban đầu, chị chỉ nhận được những cái “lắc đầu”, nhưng sau nhiều lần kiên trì thuyết phục, các nhà hàng đã đồng ý nhập với số lượng ít. Nhiều thực khách từ giai đoạn làm quen đã chuyển dần sang thích loại thức ăn “lạ miệng” này. Đến nay, đầu ra đã thực sự ổn định, cơ sở chăn nuôi của chị Phượng là địa chỉ uy tín cho nhiều nhà hàng lớn nhỏ tại miền Nam. Chị Phượng còn tạo được một hệ thống liên kết gồm 30 hộ chăn nuôi dúi cho mình nằm ở khắp các địa phương từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi. Một ký thịt dúi thương phẩm có giá 450 nghìn đồng, xoay vòng số lượng dúi tại chuồng, trung bình mỗi tháng chị thu nhập được khoảng 15 triệu đồng, các chi nhánh chăn nuôi cho chị cũng thu lãi ở mức tương tự. Không dừng lại ở đó, thời gian vừa qua, chị đã thử nghiệm thành công mô hình chăn nuôi nhím.

     Năm 2008, anh Phan Như Phi (48 tuổi, ở thôn 7, xã Tam Lãnh) sau khi được sự động viên và tư vấn kỹ thuật từ Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Phú Ninh, đã bắt tay vào việc chăn nuôi heo rừng. Từ trang trại có sẵn trong rừng, anh Phi mua 8 con heo giống về nuôi theo phương pháp thả rông. Sau 27 tháng, đàn heo rừng của anh nhân lên được 120 con. Xuất bán lứa đầu tiên gồm 70 con được 192 triệu đồng, sau khi trừ giống và công nuôi, anh lãi hơn 100 triệu đồng. Thế nhưng cuối năm 2010, đợt dịch tụ huyết trùng cấp tính đã làm chết 43 con heo trong đàn. Anh Phi kể: “Tại lúc đó mình cũng chủ quan, nghĩ rằng giống heo rừng này có sức đề kháng cao nên mình không quan tâm đến việc chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh. Kể cả việc lập hàng rào cũng rất thô sơ, không có sự ngăn cách nhất định nên heo dễ bị nhiễm bệnh”.

     Sau sự cố đó, anh Phi quyết tâm gây dựng lại đàn heo, đầu tư xây chuồng trại kiên cố, tiếp thu các khoa học kỹ thuật phòng, chữa bệnh trong chăn nuôi. Lúc cao điểm, số lượng heo tại chuồng của anh lên đến hơn 100 con. Thu nhập từ việc chăn nuôi heo rừng của anh Phi khá cao, trung bình hơn 150 triệu/năm. Hiện tại anh tư vấn cho nhiều người dân trong vùng áp dụng mô hình này. “Từ đầu năm 2016 đến nay, vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm rộ lên khắp nơi. Vì vậy, thực phẩm rừng chiếm ưu thế. Hiện tại, chúng tôi không lo về vấn đề đầu ra, nhưng vẫn không thể mở rộng quy mô chăn nuôi vì nguồn vốn đầu tư của mỗi hộ còn khá hạn hẹp” anh Phi chia sẻ.

     Theo thông tin từ UBND xã Tam Lãnh, trên địa bàn có gần 10 hộ chăn nuôi thú rừng theo kiểu tự phát, tập trung ở các loại như dúi, nhím, chồn hương, heo rừng. Thời tiết khí hậu tại địa phương chính là điều kiện thuận lợi cơ bản để mô hình này phát triển. Với thu nhập trung bình khoảng hơn 150 triệu/năm, nhiều hộ trước đây thuộc diện nghèo đã vươn lên thoát nghèo, thậm chí là làm giàu nhờ chăn nuôi thú rừng. “Mô hình thí điểm về chăn nuôi thú rừng do Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Phú Ninh phát động đã thực sự cho thấy hiệu quả. Sắp tới, sẽ quy hoạch các hộ chăn nuôi này lại để thành lập “Tổ hợp tác chăn nuôi thú rừng Tam Lãnh”. Đây sẽ là nơi để các hộ chia sẻ kinh nghiệm với nhau và đặc biệt là hướng tới xây dựng một thương hiệu để ổn định chắc chắn đầu ra, tìm đến những hợp đồng lớn hơn” - ông Nguyễn Thế Vinh - Chủ tịch UBND xã Tam Lãnh cho biết./.

Theo Nông thôn mới Quảng Nam

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC