Bhrợ t’váih pr’hoọm cóh chuốh
Thứ bảy, 00:00, 29/12/2018
Apêê t’ngay n’nâu, nang pô cha năm bhứah ga mắc lấh 2 hécta âng a noo Trương Như Sơn, ặt đhị vel An Trung, chr’val Duy Trung, chr’hoong Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam xoọc m’bhốc váih đương t’ngay chóh pô. Cơnh lâng đha đhâm kỹ sư nông nghiệp n’nâu, pô cha năm nắc đoo bhrợ t’váih a đoo ặt ma mông lâng râu chắp kiêng âng đay.Tơợ râu chắp kiêng lâng grơơ loom, pa zum lâng m’bưi pr’đoọng âi chô đơơng tước ha Sơn bh’rợ tr’nêng ting t’ngay ting yêm têêm.

 

Dáp tước đâu, a noo Trương Như Sơn vêy k’noọ 15 c’moo ặt bhrợ lâng bh’rợ chóh pô cha năm. Tỵ nắc kỹ sư nông nghiệp, k’noọ nắc ặt ma mông lâng apêê bầu ươm đhị trúih chuốh bhoóc nắc bh’rợ cắh k’đháp. N’đhơ cơnh đêếc, bêl dzang moọt bhrợ, a noo nắc ha dợ bơơn lêy bấc zr’nắh k’đháp. Lang p’niên, râu chắp kiêng lâng cắh k’pân k’đháp… nắc đoo pr’đơợ ga mắc bhlâng âng a noo bêl đêếc, bêl zên cắh vêy, k’tiếc công lướt vặ. n’niêng váih cóh đhăm k’tiếc bha đưn Tiên Phước, n’đhang a noo Sơn rạch chô lâng vel đong âng ca căn cóh chr’val Duy Trung, chr’hoong Duy Xuyên đoọng bhrợ cha tu bơơn lêy cóh đâu vêy bấc pr’đơợ liêm, liêm glặp lâng cr’noọ bh’rợ pa bhlâng nắc bh’rợ tr’câl tr’bhlêy.

Tết c’moo 2005, nắc đoo cr’chăl cắh choom ha vil cóh lang a noo Sơn. Tu, nắc đoo bêl 2.000 chậu pô cha năm âng a noo tơợp chóh lêy cóh zr’lụ đong âng nga ngắh đhị k’tiếc Gờ Dỗi, âng chr’val Duy Trung cắh âi loon chớh pô nắc âi bơơn đha nuôr tước câl lứch. Bh’nơơn bh’rợ lấh mơ cơnh râu đương kía n’ắnc âi đoọng ha Sơn tơợp bhrợ liêm choom, p’têệt p’rơơm. C’moo 2016, a noo nắc vêy tơợp ta pưn râu chắp kiêng. Sơn grơơ loom vặ k’noọ 200 ức đồng, vặ lấh 8.000 mét vuông k’tiếc đhị Bha nụ Công nghiệp Tây An đoọng chóh pô Tết. Đoọng vêy m’ma, a noo nắc moọt tước Đà lạt chô đơơng lấh 200 r’bhâu đoong pô lâng  ma mai bhrợ lấh 30 r’bhâu chậu, đoọng chóh pa trơơi. N’dhdơ nắc boo cắh cậ p’răng, zấp t’ngay a noo công p’zay zư lêy ting n’lung pô k’tứi. Râu zay bhrợ tơợ đêếc công r’dợ dưr pậ ting c’moo c’xêê.

P’zay bhrợ têng, zư x’mỉ rlêy k’rong k’bơớch, nắc đhêêng xang bơr pêê c’moo, Sơn âi bhrợ t’váih bơơn đợ zên k’noọ k’ha riêng ức đồng. Râu bhui har  đhị râu bh’nơơn âi mặ bơơn, a noo vặ p’xoọng zên k’rong bhrợ t’bhứah đhăm chóh dzoóc 2 hécta cơnh xoọc đâu, đh’rứah câl p’xoọng bấc pr’đươi pr’dua, bấc cơnh pô, tơơm cha năm… ha dưr dal z’hai bhrợ têng. R’dợ, cơnh lâng kinh nghiệm âi vêy, nang pô, tơơm cha năm âng a noo ting t’ngay ting p’xoọng tr’haanh lấh, ta luôn vêy bh’nơơn t’mêê, bhrợ crêê cơnh cr’noọ âng t’mooi tu cơnh đêếc cắh muy pa câl choom thị trường nắc dzợ t’đang  t’pấh bấc ngai tước câl đhị bhươn.

Tơợ bh’rợ chơớc lêy năl ng’cơnh chơớc pay m’ma, chóh apêê  râu pô buôn chóh cơnh Cúc Vạn Thọ, Lay ơn tước  pa choom p’têệt pa zum đợ pr’đhang poo t’mêê, chríh bơơn bác ngai kiêng cơnh Dạ Yến Thảo, Hồng tỷ muội, Cẩm chướng, Đồng tiền… bhươn ươm âng a noo Sơn r’dợ bhrợ t’bhứah, đợ pô  ting t’ngay ting bấc, đơơng đoọng ha pêê đong pa câl pô cóh vel đong tỉnh lâng thành phố Đà Nẵng. Zấp c’moo,  a noo pa câl k’zệt r’bhâu chậu pô zấp râu, chô đơơng râu pa chô yêm têêm ha pr’loọng đong lâng brhợ t’váih bh’rợ tr’nêng ha lấh 10 cha nắc đha nuôr vel đong.

Ặt ma mông lâng nang pô tơợ apêê  t’ngay tr’nơợp ươm m’bhốc, p’căn Nguyễn Thị Bảy (63 c’moo, cóh chr’val Duy Trung) xay moon: “ Bhrợ bh’rợ ch’chóh b’bêệt, prang c’moo ga bọ ooy bơr pêê sào ruộng, n’jứah tr’vâng nắc cớ cắh zấp cha. Tơợ bêl a noo Sơn đớp đoọng moọt bhrợ, n’đhơ công zr’nắh xr’dô, n’đhang  bh’rợ công doó lấh ga lêếh lâng chr’nắp lấh nắc vêy râu pa chô yêm têêm zấp c’xêê. Cơnh lâng mơ zên lương lấh 4 ức đồng, ma nứih pa bhrợ cơnh a zi z’zăng m’bứi n’đắh râu k’rang a vị ch’na, apêê ca coon vêy râu xập, râu cha”. Zâp c’xêê, trùng bình nang bhươn a noo Sơn bơơn pa câl dâng tơợ 3000 – 4000 chậu pô, đhêêng cơnh c’xêê 12 âm lịch lâng apêê t’ngay đăn Tết, apêê mọọt luh xu blu, đợ mơ pa câl dzoóc tước 100 r’bhâu chậu pô zấp râu. Chr’nắp trung bình tơợ 25 tước 35 r’bhâu đồng muy chậu pô ga mắc, lâng 10 tước 20 r’bhâu đồng muy chậu k’tứi, nắc ting c’bhúh, chô đơơng pa zêng râu pa chô lấh 1 tỷ đồng.

Âi vêy hắt bhlâng chu lum zr’nắh k’đháp tu plêêng k’tiếc, bấc g’lúh boo  ngân đanh, pa bhlâng nắc cha kêệt ra ngoóh, đhí a muốt bhrợ ha pô crêê pr’lúh cr’đơơng tước bil bal, cơnh đêếc, a noo Trương Như Sơn công cắh lơi jợ. A noo moon, công ting ặt cr’đơơng ooy pa bhlâng bấc râu, cóh đêếc plêêng k’tiếc công dzợ cr’đơơng tước bấ bhlâng tước râu liêm choom hay cắh. “ Chr’nắp công nắc acoon ma nứih. Năl k’dâng đớc l’lăm đợ râu cắh pr’đoộng, tr’xăl tơơm m’ma ng’cơnh choom liêm glặp lâng cr’chăl hân noo, chóh bhrợ đợ pô t’mêê liêm glăp lấh lâng pr’đơợ plêêng k’tiếc vel đong, dhd’rứah lâng đươi dua bấc râu liêm choom âng khoa học kỹ thuật nắc đợ râu ta luôn bơơn a cu p’ghít tước. Vêy cơnh đêếc, bh’rợ dzợ bấc râu cắh âi nhâm mâng đhị trúih bha lang chuốh muy p’răng lâng đhí n’nâu”, a noo Sơn xay moon./.

 

Ươm sắc màu trên cát

Những ngày này, vườn hoa kiểng rộng hơn 2 héc ta của anh Trương Như Sơn, trú thôn An Trung, xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đang mơn mởn chồi non, chờ ngày khoe sắc. Với chàng kỹ sư nông nghiệp này, hoa kiểng là nguồn cảm hứng để anh gắn bó với niềm đam mê của mình. Từ đam mê và sự mạnh dạn, liều lĩnh cộng chút may mắn đã mang đến cho Sơn sự nghiệp ngày càng ổn định.

Tính đến nay, anh Trương Như Sơn có gần 15 năm gắn bó với nghề trồng hoa kiểng. Vốn là kỹ sư nông nghiệp, những tưởng việc gắn bó với những bầu ươm trên dải cát trắng là việc làm không khó. Thế nhưng, khi bước chân vào nghề, anh mới nhận thấy nhiều gian nan, vất vả. Tuổi trẻ, đam mê và không ngại khó… có lẽ là vốn liếng lớn nhất của anh lúc đó, khi mà tiền không có mà đất cũng phải đi thuê. Sinh ra ở vùng gò đồi Tiên Phước, nhưng anh Sơn lại trở về quê ngoại ở xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên để lập nghiệp vì nhận thấy nơi đây có nhiều thuận lợi, phù hợp với ý tưởng, nhất là việc giao thương.

Tết năm 2005, có lẽ là mốc thời gian đáng nhớ nhất trong cuộc đời anh Sơn. Bởi, đó là lúc 2.000 chậu hoa cảnh anh trồng thử nghiệm trong vườn nhà người dì trên đất Gò Dỗi, thuộc xã Duy Trung chưa kịp nở đến độ thì đã được bà con đến mua hết. Kết quả ngoài mong đợi ấy đã cho Sơn sự khởi đầu thành công, tiếp thêm hy vọng. Năm 2016, anh mới chính thức đeo đuổi đam mê. Sơn mạnh dạn vay mượn gần 200 triệu đồng, thuê hơn 8.000m2 đất tại Cụm công nghiệp Tây An để trồng hoa Tết. Để có giống, anh lặn lội vào tận Đà Lạt nhập về hơn 200 nghìn cành hoa và tự tay đúc hơn 30 nghìn chậu, tiến hành nhân trồng. Bất kể mưa hay nắng, hàng ngày anh cũng cần mẫn bên từng luống hoaỏ. Niềm hăng say từ đó cũng lớn dần theo năm tháng.

Cần cù chăm tỉa, chắt chiu dành dụm, chỉ sau vài năm, Sơn đã tạo được nguồn vốn gần cả trăm triệu đồng. Phấn khởi trước thành quả đạt được, anh vay thêm vốn đầu tư mở rộng diện tích lên 2 héc ta như hiện nay, đồng thời sắm nhiều trang thiết bị, đa dạng các loại hoa, cây cảnh... nâng cao năng lực sản xuất. Dần dần, với kinh nghiệm có được, vườn hoa, cây cảnh của anh ngày một thêm tiếng vang, luôn có sản phẩm mới, đáp ứng thị hiếu khách hàng nên không chỉ bán chạy trên thị trường mà còn thu hút nhiều người đến mua tại vườn.

Từ việc tìm hiểu học cách chọn giống, trồng những loại hoa dễ trồng như Cúc Vạn Thọ, Lay ơn đến mày mò cấy ghép những mẫu hoa mới, lạ được nhiều người ưa chuộng như Dạ Yến Thảo, Hồng tỷ muội, Cẩm chướng, Đồng tiền... vườn ươm của anh Sơn dần mở rộng, số lượng hoa ngày càng nhiều, đa dạng, cung cấp cho các điểm bán hoa trên địa bàn tỉnh và thành phố Đà Nẵng. Hàng năm, anh xuất bán hàng chục nghìn chậu hoa các loại, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình và tạo việc làm cho hơn 10 người dân địa phương.

Gắn bó với vườn hoa ngay từ những buổi đầu ươm mầm, bà Nguyễn Thị Bảy (63 tuổi, ở xã Duy Trung) chia sẻ: “Nhà làm nông, quanh năm bám mấy sào ruộng, vừa vất vả mà lại không đủ ăn. Từ khi được anh Sơn nhận vào làm, tuy cũng dầm mưa dãi nắng, nhưng công việc nhẹ nhàng hơn và quan trọng là có thu nhập ổn định hằng tháng. Với mức lương hơn 4 triệu đồng, người lao động như chúng tôi đỡ đi phần nào nỗi lo cơm áo, mấy đứa con có cái ăn cái mặc”. Mỗi tháng, trung bình vườn anh Sơn bán được khoảng từ 3.000 – 4.000 chậu hoa, riêng tháng Chạp và những ngày cận Tết, người ra vào tấp nập, số lượng bán ra lên đến 100 nghìn chậu hoa các loại. Giá trung bình từ 25 đến 35 nghìn đồng một chậu hoa lớn, và 10 đến 20 nghìn đồng một chậu nhỏ, tùy loại, mang lại tổng doanh thu hơn 1 tỷ đồng.

Đã có không ít lần lao đao vì thời tiết khắc nghiệt, những đợt mưa to kéo dài, nhất là sương muối, bão to làm cho hoa bị bệnh dẫn đến thất thu, vậy mà, anh Trương Như Sơn vẫn không từ bỏ. Anh cho rằng, cũng giống như làm nông, trồng lúa, để có vụ mùa bội thu, việc trồng hoa còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó thời tiết vẫn ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thành công hay thất bại. “Quan trọng vẫn là con người. Biết lường trước những mối nguy hại, luân chuyển cây giống sao cho phù hợp với thời vụ, cấy ghép những loại hoa mới thích nghi được với khí hậu địa phương, đồng thời ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật là những điều luôn được tôi chú trọng. Có như thế, cái nghề còn lắm bấp bênh mới trụ vững được trên dải cát trắng đầy nắng, gió này” – anh Sơn chia sẻ./.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC