Bhươl cr’noon Ba Na tr’nơớp cóh Gia Lai bhrợ têng bh’rợ ch’chóh b’băn lâng pr’đươi t’mêê liêm
Thứ năm, 00:00, 07/03/2019
Bhrợ têng cơnh ty đanh nắc rau bhrợ t’váih rau cắh choom dưr váih k’rơ âng kinh tế tơợ đanh n’nâu cóh pazêng bhươl cr’noon manuýh acoon cóh âng Tây Nguyên. T’bhlâng xay bhrợ xăl bh’rợ n’nâu, muy cha nắc manuýh pân đil Ba Na cóh bhươl cr’noon ch’ngai bha dắh tỉnh Gia Lai ơy bhrợ têng dự án chóh z’nươu đươi pr’đươi liêm t’mêê. Pay đươi đợ c’rơ ơy vêy, xăl ooy cr’noọ bh’rợ, đươi dua rau liêm choom âng khoa học kỹ thuật nắc bhrợ ha dự án xoọc liêm choom lấh mơ đoọng pa dưr kinh tế ha đhanuôr.

 

Dzoong đhị bhươn lâng k’zệt r’bhâu t’nơơm troọng t’tứi xoọc chắt váih la liêm, cóh têy xoọc k’đhơợng muy bêệ điện thoại ta béch, a đoo pân đil Ba Na Đinh Thị Viên chêếc lêy cóh trang mạng đợ xa nay chr’nắp đoỌng ha bh’rợ tr’nêng âng đay. Cóh muy bhươl cr’noon zr’lụ ch’ngai bha dắh, nắc a đoo pân đil Ba Na lâng bh’rợ trà z’nươu pr’đươi t’mêê liêm xoọc bhrợ ha bấc ngai c’jệ lêy lâng liêm pr’hay. Viên xay moon, chóh bhrợ đợ t’nơơm chr’nóh ty đanh cơnh a tao, a rong đăn đâu lum bấc rau zr’nắh k’đháp, rau liêm choom cắh lấh bấc nắc đhanuôr chêếc c’lâng bh’rợ t’mêê. Đươi vêy công nghệ thông tin, đươi vêy mạng xã hội, a đoo lêy t’nơơm troọng a xông nắc đhanuôr cóh bhươl cr’noon buôn đươi tơợ đanh ahay nắc vêy thị trường kiêng đươi dua lâng nắc choom chóh bhrợ t’bấc. Pa têết bấc zr’lụ, Viên bơơn tr’lum lâng muy doanh nghiệp uy tín đoọng k’rong bhrợ đh’rứah. Xang n’nắc, Viên chô xay moon lâng đhanuôr, prá xay lâng chính quyền, a đoo nắc vêy bấc ngai mr’cơnh cr’noọ xa nay, ting bhrợ têng dự án lâng pa dưr rau dưr váih kinh tế âng bhươl cr’noon: “Nắc k’coon âng đhanuôr Ba Na cóh vel đong, acu rơơm bơơn lêy rau tr’xăl âng đhanuôr tơợ bh’rợ bhrợ ha rêê đhuốch, pa dưr kinh tế, chr’nắp bhlâng nắc bh’rợ pay đươi z’nươu. Chr’nắp bhlâng t’nơơm chr’nóh n’nâu nắc t’nơơm chr’nóh vêy ta chóh bấc cóh vel đong, tu cơnh đêếc nắc n’năl pay đươi lâng chêếc zr’lụ pa câl, bhrợ têng lâng a đay nắc công manuýh đươi dua. Rau đêếc nắc rau rơơm kiêng âng cu, n’jứah bhrợ t’váih bh’rợ tr’nêng đoọng ha đhanuôr cóh đâu, pa bhlâng nắc đoọng ha apêê pân đil lâng ta đhâm c’mor”.

Vêy cr’noọ bhrợ têng tơợ x’rịa c’moo 2017, tước x’rịa c’moo 2018, dự án trà z’nươu âng cr’noon Pơ Nang nắc vêy ta bhrợ têng. Tước nâu cơy, ơy vêy 10 pr’loọng đong cóh cr’noon ting bhrợ têng lâng chóh bhrợ lêy 2 g’lúh lâng đợ ga mắc k’nặ 2 héc ta. Rau chr’nắp bhlâng nắc t’nơơm troọng a xông vêy ta cóh ting cơnh bh’rợ hữu cơ lâng đươi dua pazêng rau pr’đươi t’mêê liêm lâng bh’rợ tưới k’miáh cóh prang đhăm chóh bhrợ. Đoọng nhâm mâng tơợ zr’lụ chóh bhrợ tước ooy zr’lụ pa câl đoọng ha bh’nơơn bh’rợ, đhanuôr xay bhrợ ghít liêm lâng hợp tác xã đhị zr’lụ. T’coóh Lê Văn Bộ, Giám đốc HTX Nông nghiệp Tú An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai xay moon, dự án chóh trà z’nươu âng đhanuôr cr’noon Pơ Nang nắc liêm choom bhlâng, tu cơnh đêếc hợp tác xã ting pazum bhrợ đh’rứah đoọng pa dưr rau liêm choom cóh bh’rợ, pa câl đươi dua: “Bêl azi ơy bơơn prá xay lâng pr’zớc Viên cóh cr’noon đhanuôr acoon cóh đhị chr’val Tú An, apêê pr’zớc vêy cr’noọ chóh troọng a xông. Tơợ apêê pr’zớc vêy cr’noọ bh’rợ, azi đh’rứah ting bhrợ têng, xay bhrợ liêm crêê tu rau dưr váih âng vel đong, azi nắc t’bhlâng xay bhrợ đh’rứah lâng apêê pr’zớc. Cóh ha y chroo nắc pa dưr k’rơ lấh mơ, cơnh bhrợ tung chr’đhung ra lóc, tu nau đoo nắc rau liêm chr’nắp pa bhlâng ha c’rơ âng acoon manuýh”.

Tơợ cr’noọ ta béch g’lăng âng a đoo pân đil Ba Na, chính quyền chr’val Tú An công cơnh thị xã An Khê ơy pazum têy, bhrợ t’váih pazêng rau liêm crêê bhlâng ha dự án bơơn ta bhrợ têng. Lâng rau zúp zooi chr’nắp n’nắc, Dự án nắc bơơn ắt cóh t’nooi 20 cóh pazêng 128 dự án nông nghiệp prang k’tiếc k’ruung đoọng Uỷ ban Dân tộc âng Chính phủ xay moon ooy Ngân hàng bha lang k’tiếc zúp zooi bhrọ têng cóh xa nay bh’rợ pa dưr inh tế đơớh, nhâm mâng cóh zr’lụ ch’ngai bha dắh, zr’lụ đhanuôr acoon cóh. T’coóh Nguyễn Thanh Cảnh, Chủ tịch UBND chr’val Tú An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai xay moon, xoọc đâu Ngân hàng bha lang k’tiếc xoọc dzợ ch’mêết lêy, đoo bêl bơơn mót ooy t’nooi 5, dự án nắc vêy ta zúp zooi. Hân đhơ bơơn vêy ta zúp zooi hay cắh nắc dự án n’nâu công dzợ vêy ta bhrợ têng. Lâng rau liêm choom ooy bh’rợ pa dưr kinh tế, nâu đoo công nắc bh’rợ liêm choom bhlâng đoọng bhrợ t’bhứah cóh pazêng bhươl cr’noon manuýh acoon cóh n’lơơng: “Tơợ xa nay bh’rợ dự án chóh troọng a xông vêy ta chóh bhrợ lêy, xang bêl rau liêm choom vêy ta pa dưr, vel đong nắc chóh t’bhứah ooy 3 bhươl cr’noon âng đhanuôr acoon cóh. Xoọc đâu chóh bhrợ lêy cóh cr’noon Pơ Nang, xang n’nắc chóh t’bhứah ooy cr’noon Nhoi lâng cr’noon Hoà Bình đoọng pa dưr dal rau liêm choom âng bh’rợ chóh bhrợ t’nơơm z’nươu chr’nắp n’nâu”.

Dự án trà z’nươu công nghệ dal âng a đoo pân đil Ba Na Đinh Thị Viên đh’rứah lâng đhanuôr cóh cr’noon zr’lụ ch’ngai pa dứah Pơ Nang xoọc vêy ta bhrợ têng nắc r’rơơm rau liêm choom ga mắc pa bhlâng ooy kinh tế. Rau đâu công đoọng lêy, vêy đợ rau tr’xăl, rau t’bhlâng đươi dua ooy c’rơ ơy vêy nắc pazêng bhươl cr’noon cóh zr’lụ ch’ngai bha dắh chêếc c’lâng lướt, vêy c’rơ đoọng pa dưr pr’ắt tr’mông./.

 

Làng Ba Na đầu tiên

ở Gia Lai  làm nông nghiệp công nghệ cao

                       Công Bắc

Sản xuất lạc hậu chính là điểm nghẽn trong phát triển kinh tế lâu nay ở nhiều buôn làng dân tộc thiểu số của Tây Nguyên. Cố gắng làm thay đổi điều này, một cô gái Ba Na ở ngôi làng vùng sâu tỉnh Gia Lai đã mạnh dạn triển khai dự án trồng dược liệu công nghệ cao. Tận dụng nguồn lực sẵn có, thay đổi tư duy, cách làm, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật khiến dự án đang có những tiềm năng lớn để phát triển kinh tế cho bà con.

Đứng giữa vườn ươm với hàng chục nghìn cây cà gai leo lên mầm non mơn mởn, trên tay chiếc điện thoại thông minh, cô gái Ba Na Đinh Thị Viên lướt qua nhiều trang mạng tìm kiếm thông tin hữu ích cho công việc của mình. Ở  một ngôi làng vùng sâu, cả cô gái Ba Na và dự án trà dược liệu công nghệ cao đang khiến nhiều người bất ngờ và thú vị. Viên cho biết, sản xuất các loại cây truyền thống như mía, sắn gần đây gặp nhiều khó khăn, hiệu quả rất thấp nên bà con phải tìm hướng đi mới. Nhờ công nghệ thông tin, nhờ mạng xã hội, cô phát hiện ra cây cà gai leo mà bà con trong làng vẫn sử dụng lâu nay đang được thị trường ưa dùng và có tiềm năng phát triển thành vùng nguyên liệu. Kết nối nhiều nơi, Viên tìm được doanh nghiệp uy tín để hợp tác. Sau đó, Viên bàn bạc với dân làng, trao đổi với chính quyền, cô nhận được sự đồng tình, ủng hộ triển khai dự án với kỳ vọng thúc đẩy phát triển kinh tế của làng:“Là một người con của đồng bào Ba Na ở địa phương, tôi mong thấy được sự thay đổi cuả bà con từ canh tác, phát triển kinh tế, đặc biệt là việc thu hái dược liệu. Đặc bệt cây này là cây có sẵn ở địa phương, nên phải biết thu hái và tìm đầu ra, sản xuất, chế biến và mình cũng là người tiêu dùng. Đó là mong muốn của tôi, vừa tạo công ăn việc làm cho bà con ở đây, đặc biệt là phụ nữ và thanh niên.”

Lên ý tưởng từ cuối năm 2017, đến cuối năm 2018, dự án trà dược liệu của làng Pơ Nang được triển khai. Đến nay, đã có 10 hộ gia đình trong làng tham gia và đã trồng thí điểm được 2 đợt với quy mô gần 2ha. Điểm đặc biệt là cây cà gai leo ở đây được trồng theo hướng hoàn toàn hữu cơ và ứng dụng công nghệ cao với công nghệ tưới tiết kiệm trên toàn diện tích. Nhằm đảm bảo ổn định từ đầu vào đến đầu ra cho sản phẩm, bà con hợp tác chặt chẽ với hợp tác xã trên địa bàn. Ông Lê Văn Bộ, Giám đốc HTX Nông nghiệp Tú An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai cho biết, dự án trà dược liệu của bà con làng Pơ Nang là rất có tiềm năng nên hợp tác xã không ngần ngại liên kết để nâng tầm sản xuất, tiêu thụ:“Khi chúng tôi đã tiếp cận được với bạn Viên ở làng đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Tú An, các bạn có ý tưởng đua cây cà gai leo vào sản xuất. Từ chỗ các bạn có tâm huyết và suy nghĩ đó, chúng tôi cũng phối hợp tính toàn để vì sự phát triển của địa phương, chúng tôi sẽ đồng hành cũng với các bạn. Hướng sau này chúng tôi sẽ phát triển lên một bước khác là làm trà túi lọc  bởi vì cái này rất tốt cho sức khỏe.”

Từ ý tưởng sáng tạo của cô gái Ba Na, chính quyền xã Tú An cũng như thị xã An Khê đã chung tay, tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho dự án phát triển. Với sự hỗ trợ quý giá ấy, Dự án đã lọt vào top 20 trong số 128 dự án nông nghiệp trong cả nước để Ủy ban Dân tộc của Chính Phủ đề xuất Ngân hàng Thế giới tài trợ thực hiện trong khuôn khổ định hướng phát triển kinh tế nhanh, bền vững ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân thiểu số. Ông Nguyễn Thanh Cảnh, Chủ tịch UBND xã Tú An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai cho biết, hiện nay Ngân hàng Thế giới vẫn đang bình xét, khi lọt vào top 5, dự án sẽ được tài trợ. Nhưng dù có được tài trợ hay không thì dự án sẽ vẫn được quan tâm triển khai. Với tiềm năng phát triển kinh tế, đây cũng sẽ là mô hình điểm để có thể nhân rộng ở các làng dân tộc thiểu số khác:Trên cơ sở dự án trồng cà gai leo được trồng thí điểm, sau khi hiệu quả của nó được phát huy, địa phương sẽ tiếp tục nhân rộng ra 3 làng đồng bào. Hiện tại đang thí điểm ở làng Pơ Nang, sau đó sẽ tiếp  tục nhân rộng ra làng Nhoi và làng Hòa Bình để nâng cao hiệu quả sản xuất của cây dược liệu này.”

Dự án trà được liệu công nghệ cao mà cô gái Ba Na Đinh Thị Viên cùng bà con ở ngôi làng vùng sâu Pơ Nang đang thực hiện được kỳ vọng rất lớn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế. Điều này cũng cho thấy, có sự thay đổi, có sự quyết tâm dựa trên các nguồn lực sẵn có thì những buôn làng vùng sâu có thể tìm ra hướng đi, có động lực để phát triển./.

 

 

Tags:

Viết bình luận

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC