Đoọng vêy pr’ắt tr’mung cơnh xoọc đâu, t’coóh Nguyễn Quốc Mạnh, ắt cóh vel Thạnh Đông, chr’val Lộc Tấn, chr’hoong Lộc Ninh nắc cắh ha mơ choom ha vil đợ zr’nắh k’đhạp bêl t’mêê chô ắt mamung đhị Bình Phước. T’coóh đoọng năl, cung cơnh zêng lêy đợ apêê ắt mamung ch’ngai đông lơơng đhị k’tiếc nâu, cr’chăl tr’nơợp pr’loọng đông t’coóh nắc lêy zâng lâng bấc râu zr’nắh k’đhạp.
Ảnh minh họa: K.T
Tu t’bhlâng ta moóh pa choom kinh nghiệm chóh bhrợ lâng c’năl lêy chấc năl, t’coóh lêy pay đợ tơơm chr’nóh công nghiệp liêm chr’nắp âng zr’lụ đoọng chóh bhrợ. K’tiếc doọ bhrợ ta u loom manứih, đhị tr’pang têy zư lêy zay ta bách, liêm choom âng đoo, lấh 7 hecta k’tiếc chóh xoọc đâu nắc ơy dưr váih liêmt’viêng đợ t’nơơm cao su, a’moót, đơơng chô zên ha pr’loọng đông k’ha riêng ực đồng zâp c’moo, bhrợ đoọng bhiệc bhrợ ha bấc apêê pa bhrợ đhị vel đông. T’coóh Lê Chí Liến, Phó Chủ tịch Hội nông dân chr’val Lộc Tấn, chr’hoong Lộc Ninh moon: “C’la t’coóh tơợ mưy manứih bhrợ cha zr’nắh k’đhạp, dưr zi lấh bhrợ têng cha liêm choom tơợ tr’pang têy k’goóh lâng tơợ bh’năn, chr’nóh. Tước đâu pr’loọng đông t’coóh nắc ơy têêm ngăn lâng pấh bhrợ zâp bh’rợ xã hội, zooi zúp bấc pr’loọng đha’rứt lơơng dưr zi lấh bhrợ têng cha liêm choom”.
Năl gít bhiệc bhrợ nông nghịêp nắc lêy g’nưm bấc ooy đhr’năng plêệng k’tiếc, t’coóh Mạnh nắc năl gít đươi dua khoa học kỹ thuật ooy đắh zư lêy bhươn chr’nóh tơợ phun zanươu zêl cha’groong cr’ay zêng crêê g’lúh lâng đợ mơ ta đoọng liêm crêê, đoọng tơơm chr’nóh váih k’rơ liêm, mặ zâng lâng g’rưy pr’lúh cung cơnh pr’đơợ plêệng k’tiếc cắh liêm crêê. Lấh mơ, t’coóh nắc k’đơơng a’cọ cóh vel đông bêl zư lêy a’moót ting c’lâng hữu cơ, bhươn a’moót dưr váih têêm ngăn, nhâm mâng ha dợ zên bhrợ têng cung xiêr bấc. T’coóh Nguyễn Quốc Mạnh moon: “Azi đươi dua zêng lâng phân vi sinh, nắc lêy cha’mêết, zư lêy, bón bhrợ liêm crêê, năl gít pr’lúh lâng đươi zanươu crêê. Tu cơnhd dâu, t’nơơm a’moót têêm ngăn c’rơ, bơơn chất lượng, hàng hoá pa glúh đơơng zâp ooy”.
Cắh mưy zi lấh zr’nắh bhrợ têng cha choom, râu liêm chr’nắp lấh mơ ooy manứih nâu nắc đợ râu chrooi đoọng ha xã hội. Lâng bh’rợ nắc trưởng vel, t’coóh t’bhlâng k’đươi moon đhanuôr bhrợ têng liêm choom zâp c’lâng bh’rợ, chính sách âng Nhà nước, pấh bhrợ chrooi đoọng ooy zâp bh’rợ âng vel đông k’đươi bhrợ. Nắc cơnh tơợ tơợp c’moo 2018 tước đâu, vel Thạnh Đông nắc ơy bhrợ têng lấh 4,5 km c’lâng c’tốch vel bhươl ting c’lâng bh’rợ Nhà nước zooi zúp xi măng, đhanuôr chrooi đoọng chúah, đhêl lâng t’ngay công, chr’nắp âng xa’nay bh’rợ nâu dzoọc tước k’ha riêng ực đồng.
Đoọng vêy bơơn râu zooi zúp nâu, lấh mơ cr’noọ đươi dua chr’nắp đắh c’lâng c’tốch, nắc zợ liêm ta níh âng manứih trưởng vel đắh bhiệc đấh hân bhrợ têng, xay moon, k’đươi zêng đhanuôr đươi dua liêm, chrooi đoọng zên bhrợ c’lâng. T’coóh Lê Đức Thế, đhanuôr cóh vel Thạnh Đông,chr’val Lộc Tấn, chr’hoong Lộc Ninh moon: “Acu lêy bhrợ xang c’lâng nâu bhứah liêm, áih cra. Ooy cr’chăl bhrợ têng đhanuôr zêng bhrợ liêm ta níh, zâp ngai chrooi đoọng c’rơ g’lêếh cung cơnh lêy cha’mêết gít bh’rợ nâu đấh loon liêm xang”.
Liêm choom đắh bhiệc bhrợ têng, zay ta bách đắh pa bhrợ ta têng lâng cr’noọ bh’rợ liêm t’mêê đắh bhrợ padưr pr’ắt tr’mung nắc đoo kinh nghiệm liêm choom âng đhanuôr Nguyễn Quốc Mạnh. Xa’nay t’ruíh dưr zi lấh zr’nắh k’đhạp âng t’coóh nắc chrooi pa’xoọng p’têết pa xoọng đợ tấm gương đhanuôr cóh Bình Phước dưr zi lấh lâng cr’noọ bh’rợ lâng tr’pang têy âng đay, nắc đợ apêê liêm chr’nắp chrooi pa xoọng ooy bhiệc padưr pa’xớc pr’ắt tr’mung âng vel đông./.
Bình Phước: Thoát nghèo nhờ áp dụng
khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp
CTV Anh Ngọc - Viết Bằng
Điều kiện kinh tế khó khăn, chưa quen với vùng đất mới, việc kiếm sống bằng cách nào luôn là nỗi trăn trở của ông Nguyễn Quốc Mạnh khi đặt chân tới Bình Phước cách đây hơn 30 năm. Bằng nỗ lực vượt khó, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, nâng chất lượng sản phẩm, đến nay gia đình ông đã vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống tại mảnh đất mà mình đã chọn làm nơi gắn bó.
Để có cuộc sống như ngày hôm nay, ông Nguyễn Quốc Mạnh, ngụ ấp Thạnh Đông, xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh vẫn không thể nào quên những khó khăn khi mới đặt chân đến Bình Phước. Ông cho biết, cũng như hầu hết những người xa xứ mới đặt chân đến mảnh đất này, thời gian đầu gia đình ông phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách.
Nhờ tích cực học hỏi kinh nghiệm trồng trọt cùng với kiến thức tích lũy được, ông chọn những cây công nghiệp thế mạnh của vùng để canh tác. Đất không phụ công người, qua bàn tay chăm chỉ cần cù của người nông dân “một nắng hai sương”, hơn 7 hécta đất nay đã ngút ngàn màu xanh của những cây cao su, cây tiêu, mang lại thu nhập cho gia đình hàng trăm triệu đồng mỗi năm, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Ông Lê Chí Liến, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh nhận xét: “Bản thân ông từ nông dân khó khăn mà ra, vượt khó từ bàn tay và từ vật nuôi cây trồng. Đến nay gia đình ông đã ổn định và tham gia công tác xã hội, hỗ trợ hội viên nghèo khó khăn vươn lên trong kinh tế, thoát nghèo bền vững.”
Xác định việc làm nông phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, ông Mạnh luôn ý thức áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăm sóc vườn cây, từ phun xịt thuốc phòng bệnh đến bón phân đều đúng thời điểm và liều lượng, nhằm tăng cường sức khỏe vườn cây, tăng sức chống chịu sâu bệnh cũng như điều kiện thời tiết bất lợi. Đặc biệt, ông là người đi đầu ở địa phương khi chăm sóc tiêu theo hướng hữu cơ, vườn tiêu vừa đảm bảo phát triển bền vững mà chi phí sản xuất cũng giảm đáng kể. Ông Nguyễn Quốc Mạnh chia sẻ: “Chúng tôi sử dụng hoàn toàn bằng phân vi sinh, phải tính toán, chăm bón đúng, đoán bệnh và dùng thuốc đúng. Nhờ đó cây tiêu đảm bảo sức khỏe, đạt chất lượng, hàng hóa xuất đi khắp nơi. ”
Không chỉ vượt khó làm kinh tế gia đình, điều đáng quý ở người nông dân này là những đóng góp thiết thực cho xã hội. Với vai trò là trưởng ấp, ông tích cực vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Nhà nước; tham gia đóng góp các phong trào do địa phương phát động. Điển hình là từ đầu năm 2018 đến nay, ấp Thạnh Đông đã thực hiện được hơn 4,5km đường giao thông nông thôn theo phương thức Nhà nước hỗ trợ xi măng, nhân dân đóng góp cát, đá và ngày công, trị giá công trình lên đến hàng trăm triệu đồng.
Để có được sự ủng hộ này, ngoài yếu tố khách quan là nhu cầu bức thiết về đường giao thông, còn nhờ sự nhiệt tình của người trưởng ấp trong việc đôn đốc, tuyên truyền, vận động nên hầu hết người dân đều đồng thuận cao đóng góp kinh phí để làm đường. Ông Lê Đức Thế, người dân ấp Thạnh Đông, xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước nói: “Tôi thấy làm xong con đường này rất khang trang, sạch sẽ. Trong quá trình làm thì người dân ủng hộ rất nhiệt tình, mọi người đóng góp công sức cũng như giám sát công trình này làm rất nhanh, tiến độ kịp thời.”
Khoa học trong cách thức sản xuất, cần cù trong lao động cùng với tư duy mới trong phát triển kinh tế chính là kinh nghiệm thành công của nông dân Nguyễn Quốc Mạnh. Câu chuyện vượt khó của ông cũng góp phần nối dài thêm danh sách những tấm gương nông dân ở Bình Phước vươn lên bằng ý chí và đôi tay của chính mình, là những nhân tố tích cực góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương./.
Viết bình luận